Tình hình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, đề án về xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của việt nam sang khu vực bắc á (Trang 64 - 66)

Bộ LĐTBXH được Chính Phủ giao chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện một số đề án, dự án nhằm đẩy mạnh hoạt động XKLĐ, trong đó chưa có đề án, dự án riêng đối với thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc mà các đề án thúc đẩy phát triển chung tất cả các thị trường, cụ thể: Đề án “Dạy nghề

cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015”; Đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020”; Dự án “Hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012- 2015”; Đề án “Xác định thiệt hại, hỗ trợ khắc phục hậu quả và chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế”

Đề án “Dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015” nhằm phát triển nguồn lao động đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành cho TTLĐ nước ngoài, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống NLĐ. Đây là Đề án đầu tiên của Nhà nước trực tiếp đầu tư cho công tác đào tạo nguồn lao động dành riêng cho XKLĐ. Đề án đã đưa ra một số giải pháp nổi bật như: đổi mới cơ chế, chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo và cung ứng lao động kỹ thuật cho XKLĐ; xây dựng các chính sách ưu đãi về thuế sử dụng đất, về tín dụng cho các cơ sở đào tạo tay nghề cho LĐXK; phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; Nhà nước dành riêng một số chỉ tiêu đào tạo nghề được ngân sách đảm bảo hàng năm để đặt hàng cho các cơ sở dạy nghề đào tạo XKLĐ… Đề án đã phản ánh sự thay đổi trong nhận thức của các cơ quan Nhà nước về XKLĐ, đã thực sự coi XKLĐ là một hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng cần có chính sách đầu tư riêng chứ không chỉ lồng ghép trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác. Đặc biệt là giải pháp cụ thể về việc một số chỉ tiêu dạy nghề được ngân sách đảm bảo hàng năm thông qua hình thức đặt hàng phục vụ cho các đơn hàng đã có của các doanh nghiệp. Vì vậy, lao động được tập trung vào thực hành kỹ năng theo yêu cầu của đơn hàng và được giảm bớt nội dung chương trình học lý thuyết. Việc này

đã phát huy hiệu quả rất cao vì học viên được đào tạo sát nhu cầu của doanh nghiệp sử dụng lao động.

Đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020” nhằm mục tiêu tăng cường giải quyết việc làm thông qua XKLĐ đối với 61 huyện nghèo của cả nước. Các chính sách hỗ trợ gồm hỗ trợ NLĐ học bổ túc văn hóa, học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết để tham gia XKLĐ; cho NLĐ vay tín dụng ưu đãi với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hiện hành của Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng cho đối tượng chính sách đi XKLĐ; các cơ sở dạy nghề cho XKLĐ cũng sẽ được vay vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư tăng quy mô đào tạo... Trong đó, NLĐ thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ 100% học phí học nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức. Còn lại các đối tượng khác thuộc 61 huyện nghèo được hỗ trợ 50% học phí trên. Bên cạnh đó, nếu NLĐ có thời gian làm việc thực tế dưới 12 tháng phải về nước sẽ được hỗ trợ bằng 1 lượt vé máy bay khi gặp một trong các lý do: sức khỏe không phù hợp với yêu cầu công việc; chủ sử dụng lao động gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh nên NLĐ bị mất việc làm; chủ sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Nhìn chung, NLĐ các huyện nghèo đi XKLĐ có công việc và thu nhập ổn định góp phần tăng đáng kể thu nhập cho gia đình và giảm nghèo. Hiện nay, mức thu nhập trung bình khoảng 10-12 triệu đồng/tháng tại Malaysia; 25-30 triệu/tháng tại Hàn Quốc, Nhật Bản…

2.3.4. Tình hình ban hành và thực hiện các chính sách về xuất khẩulao động sang khu vực Bắc Á

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của việt nam sang khu vực bắc á (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)