BẮC Á TRONG THỜI GIAN TỚI
3.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật về xuất khẩulao động lao động
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong việc hoàn thiện thể chế pháp luật tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động XKLĐ thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế, chưa phù hợp thực tiễn quản lý. Vì vậy, Bộ LĐTBXH đề xuất một số giải pháp như sau:
Cần sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Luật 72 và các nghị định, thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật nhằm giải quyết những bất cập, mâu thuẫn hoặc chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
- Tại Khoản 4, Điều 8 Luật 72 và Điều 2 Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định về loại hình doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Theo đó, chỉ doanh
nghiệp 100% vốn trong nước mới được xem xét, cấp phép hoạt động dịch vụ XKLĐ. Điều này không phù hợp với yêu cầu cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đang được triển khai thực hiện trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, cần điểu chỉnh lại và bổ sung thêm cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tỷ lệ vốn nhất định được phép tham gia hoạt động XKLĐ. Khi đó chúng ta sẽ tận dụng được mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát huy và thúc đẩy hoạt động XKLĐ. Bên cạnh đó thông qua các đối tác nước ngoài này, có thể tận dụng và phát huy quan hệ thị trường quốc tế của họ và chính TTLĐ từ các đối tác nước ngoài này. Việc quy định như trên đã được các quốc gia có truyền thống và kinh nghiệm XKLĐ như Philippines và Thái Lan thực hiện rất thành công và hiệu quả.
- Về các quy định liên quan đến Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước: Tại Điều 66, Luật 72, bổ sung nội dung chi của Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước về việc chi hỗ trợ rủi ro cho các trường hợp bị mất việc làm phải về nước trước thời hạn không do lỗi của NLĐ, chi hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng nhằm thực hiện tốt chương trình hậu XKLĐ, đảm bảo duy trì bền vững hiệu quả của XKLĐ. Một trong những nguyên nhân khiến NLĐ hết hạn hợp đồng không về nước là do NLĐ khi về nước không tìm được công ăn việc làm phù hợp. Vì vậy, việc bổ sung nội dung chi này là hết sức cần thiết.
- Về quy định liên quan đến tài chính: Luật cần xem xét, bổ sung quy định định kỳ hoặc đột xuất doanh nghiệp phải báo cáo về việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của NLĐ, tiền kỹ quỹ của doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Sửa đổi quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong XKLĐ: Trên thực tế quy định về xử phạt vi phạm hành chính chưa đủ mạnh và mới chỉ áp
quan đại diện ngoại giao, lãnh sự ở nước ngoài khó có thể thực hiện đối với các hành vi vi phạm của doanh nghiệp hay NLĐ xảy ra ở nước ngoài. Mặc dù Nghị định 95/2013/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 32/2013/TTLT- BLĐTBXH-BNG ban hành chưa lâu nhưng mức xử phạt còn thấp (100 triệu đồng đối với NLĐ và 200 triệu đồng đối với doanh nghiệp) nên một số doanh nghiệp và NLĐ chấp nhận nộp phạt khi bị phát hiện có hành vi sai phạm. Vì vậy, cần tiếp tục điều chỉnh theo hướng nâng cao mức phạt. Ngoài ra, bổ sung thêm hình thức xử phạt buộc lao động công ích đối với trường hợp NLĐ vi phạm hợp đồng không tự nguyện nộp phạt và cũng không có tiền kỹ quỹ để khấu trừ.
- Ngoài ra, cần nghiên cứu và bổ sung vào Nghị định hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật 72 liên quan đến các Tổ chức sự nghiệp của Nhà nước đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; hướng dẫn các Bộ, ngành trong việc phối hợp quản lý và thực hiện; bổ sung chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với các Tổ chức sự nghiệp có vi phạm.