Bối cảnh mới về đầu tƣ công thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư công thành phố hà nội (Trang 84 - 99)

3.1. Bối cảnh mới về đầu tƣ công thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm2020 2020

3.1.1. Những khó khăn và thuận lợi

- Tình hình kinh tế cả nƣớc nói chung, Hà Nội nói riêng tuy đã phục hồi nhƣng vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn; quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sâu, rộng tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh từ đó tạo điều kiện tăng thu ngân sách, tăng chi đầu tƣ phát triển từ ngân sách và thu hút đầu tƣ từ nguồn vốn nƣớc ngoài.

- Thủ đô Hà Nội có những khó khăn, thách thức riêng: Kết cấu hạ tầng đô thị còn yếu và thiếu; Nông nghiệp, nông thôn rộng lớn, nhu cầu đầu tƣ đồng bộ, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đô thị, nông thôn cần nguồn vốn lớn.

- Hà Nội là địa phƣơng có nguồn thu ngân sách lớn, đứng thứ 2 cả nƣớc, có điều kiện thuận lợi về nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tƣ phát triển. Tiềm năng huy động các nguồn lực từ quỹ đất, tài sản công, nguồn vốn trong dân cho đầu tƣ phát triển còn lớn.

- Luật Thủ đô và các cơ chế, chính sách cụ thể hóa Luật dần đi vào cuộc sống, Hà Nội tiếp tục nhận đƣợc sự quan tâm của Trung ƣơng trong việc cung cấp các nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách Trung ƣơng, vốn ODA dành cho Hà Nội, đầu tƣ

các dự án từ nguồn vốn Trung ƣơng quản lý trên địa bàn góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng trên địa bàn Thủ đô.

3.1.2. Mục tiêu và trọng tâm phát triển của Hà Nội từ nay đến năm 2020

Theo Kế hoạch số 137/KH-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2016 của UBND thành phố Hà Nội về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của Thành phố, mục tiêu và trọng tâm phát triển của Hà Nội từ nay đến năm 2020 nhƣ sau:

Huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Kinh tế tăng trƣởng cao hơn, cơ cấu chuyển dịch theo đúng định hƣớng: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, có nhiều sản phẩm với hàm lƣợng công nghệ, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao. Đẩy mạnh, nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và quản lý đô thị; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng đồng bộ, hiện đại, môi trƣờng bền vững. Văn hóa

- xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển; an sinh xã hội đƣợc bảo đảm, đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện và nâng cao; quốc phòng, an ninh đƣợc củng cố vững chắc; quan hệ đối ngoại đƣợc mở

rộng, nâng cao vị thế và uy tín của Thủ đô. Phát huy vai trò đầu tàu, trung tâm phát triển của Vùng đồng bằng sông Hồng và cả nƣớc.

3.1.2.2. Nhiệm vụ chủ yếu và các khâu đột phá

- Phát huy tiềm năng và thế mạnh của Thủ đô, đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức, đổi mới mô hình tăng trƣởng gắn với tái cơ cấu kinh tế, nâng cao chất

lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh, bảo đảm kinh tế Thủ đô phát triển nhanh, bền vững; bảo đảm an sinh xã hội, tiếp tục nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân.

- Làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; xây dựng, quản lý, phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới, gắn với quản lý tốt tài nguyên, cải thiện chất lƣợng môi trƣờng.

- Tích cực phát triển sự nghiệp văn hóa, xây dựng ngƣời Hà Nội thanh lịch, văn minh; bảo đảm an sinh, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Đổi mới căn

bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ, văn hóa - xã hội, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô.

- Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cƣờng củng cố quốc phòng - an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục mở rộng, nâng cao hiệu quả các hoạt động hợp tác, đối ngoại, hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế, uy tín của Thủ đô.

- Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bƣớc kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bƣớc chuyển biến mạnh về kỷ luật, kỷ cƣơng, ý thức, trách nhiệm, chất lƣợng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức; cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, thúc đẩy, nâng cao hiệu quả đầu tƣ và sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thủ đô.

- Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, xây dựng ngƣời Hà Nội thanh lịch, văn minh và phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

3.1.2.3. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020

- Tăng trƣởng GRDP bình quân giai đoạn 2016-2020: 8,5-9,0%, trong đó: dịch vụ 7,8-8,3%, công nghiệp - xây dựng 10-10,5%, nông nghiệp 3,5-4%. - Cơ cấu kinh tế năm 2020: dịch vụ 67-67,5%, công nghiệp - xây dựng 30-30,5%, nông nghiệp 2,5-3,0%18.

- GRDP bình quân/ngƣời: 140-145 triệu đồng (khoảng 6.700-6.800 USD).

- Huy động vốn đầu tƣ xã hội giai đoạn 2016-2020: khoảng 2.500-2.600 nghìn tỷ đồng.

- Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới: trên 80%.

- Tỷ lệ tổ dân phố đƣợc công nhận và giữ vững danh hiệu Tổ dân phố văn hoá: 72%; làng đƣợc công nhận và giữ vững danh hiệu Làng văn hoá: 62%; gia đình đƣợc công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa: 88%.

- Tỷ lệ trƣờng công lập (mầm non, tiểu học, THCS, THPT) đạt chuẩn quốc gia: 65-70%.

- Số giƣờng bệnh/vạn dân: 26,5; số bác sĩ/vạn dân: 13,5; tỷ lệ xã, phƣờng đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo chuẩn mới của Bộ Y tế): 100%.

- Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đến năm 2020: 90,1%. - Năng suất lao động xã hội tăng bình quân: 6,5%/năm. - Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo: 70 - 75%. - Tỷ lệ thất nghiệp thành thị: dƣới 4%.

18 Chỉ tiêu liên quan GRDP giai đoạn 2016-2020 xây dựng trên cơ sở cách tính mới, trong đó dịch vụ bao gồm: hoạt động dịch vụ và thuế (cụthểxem phụlục 2)

- Tỷ lệ hộ nghèo cuối kỳ (theo chuẩn mới): dƣới 1,2%.

- Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nƣớc sạch, hợp vệ sinh: 100%; tỷ lệ hộ dân đô thị đƣợc sử dụng nƣớc sạch: 95-100%.

- Tỷ lệ đô thị hóa năm 2020: 58-60%.

- Tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng: 20-25% (trong đó đƣờng sắt đô thị 1-3%).

- Tỷ lệ rác thải đƣợc thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trƣờng Việt Nam: khu vực đô thị 95-100%; khu vực nông thôn 90-95%. Tỷ lệ Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Cụm công nghiệp hoạt động có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trƣờng hoặc quy chuẩn quốc gia tƣơng ứng: 100%. Tỷ lệ chất thải nguy hại, chất thải y tế đƣợc xử lý: 100%.

3.1.3. Nhu cầu về đầu tƣ xây dựng cơ bản và và khả năng cân đối từ ngân sách địa phƣơng

Theo Báo cáo số 214/BC-UBND ngày 28/11/2016 của UBND thành phố Hà Nội phục vụ kỳ họp thứ 3 HĐND thành phố Hà Nội khóa XV về kế hoạch đầu tƣ công trung hạn giai đoạn 2016-2020, nhu cầu về đầu tƣ XDCB và khả năng cân đối từ NSĐP nhƣ sau:

3.1.3.1 Nhu cầu đầu tư

Căn cứ mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đƣợc duyệt và định hƣớng đầu tƣ các lĩnh vực của thành phố Hà Nội, tổng nhu cầu kế hoạch vốn đầu tƣ giai đoạn 2016-2020 cho các nhiệm vụ chi, dự án đầu tƣ công là 454.757 tỷ đồng cho 752 dự án (39 dự án nhóm A, 393 dự án nhóm B và 320 dự án nhóm C), cụ thể:

a) Phân theo nhiệm vụ, dự án chuyển tiếp và khởi công mới:

- Vốn cho các quỹ, chi trả nợ, ghi thu ghi chi các dự án BT và các nhiệm vụ chi khác, tổng cộng 66.403 tỷ đồng.

- Dự án chuyển tiếp hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020: 161 dự án, kinh phí 95.184 tỷ đồng.

- Dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm 2020: 10 dự án, 41.273 tỷ đồng. - Dự án mới (khởi công từ năm 2016): 581 dự án, kinh phí 213.811,2 tỷ

- Các dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện có nhu cầu đề nghị ngân sách Thành phố hỗ trợ có mục tiêu là 26.986 tỷ đồng.

- Nhu cầu vốn các dự án thuộc chƣơng trình MTQG và của Thành phố giai đoạn 2016-2020: 11.100 tỷ đồng.

b) Phân theo lĩnh vực đầu tƣ:

- Vốn cho các quỹ, chi trả nợ, ghi thu ghi chi các dự án BT và các nhiệm vụ chi khác, tổng cộng 66.403 tỷ đồng (chiếm 15,3% tổng nhu cầu).

- Khối hạ tầng đô thị: nhu cầu vốn là 158.000 tỷ đồng (chiếm 34,7% tổng nhu cầu) cho 251 dự án thuộc các lĩnh vực: hạ tầng giao thông đô thị; cấp thoát

nƣớc; môi trƣờng, hạ tầng kỹ thuật; chỉnh trang đô thị và các hạ tầng đô thị khác. - Khối ODA: dự kiến kế hoạch vốn đầu tƣ giai đoạn 2016-2020 là 116.458,3 tỷ đồng (chiếm 25,6% tổng nhu cầu) cho 21 dự án (trong đó vốn ODA là 99.029 tỷ đồng).

- Khối văn hóa - xã hội: dự kiến nhu cầu đầu tƣ để thực hiện các mục tiêu phát triển ngành lĩnh vực trong giai đoạn 2016-2020: 26.689 tỷ đồng (chiếm 5,9% tổng nhu cầu) cho 158 dự án. Đầu tƣ vào các lĩnh vực: văn hóa thể thao và du lịch; y tế; lao động thƣơng binh xã hội và đoàn thể; giáo dục và đào tạo.

- Khối công nghiệp - thƣơng mại - dịch vụ: nhu cầu 1.842 tỷ đồng của 21 dự án, trong đó: lĩnh vực công nghiệp: 13 dự án, lĩnh vực thƣơng mại: 08 dự án. - Khối nông nghiệp và phát triển nông thôn: nhu cầu khoảng 34.613,7 tỷ

đồng (chiếm 7,6% tổng nhu cầu) của 250 dự án; trong đó tập trung đầu tƣ chủ yếu cho lĩnh vực thủy lợi.

- Khối báo đài, khoa học công nghệ, thông tin truyền thông: 4.564 tỷ đồng cho 32 dự án. Trong đó lĩnh vực khoa học công nghệ là 2.800 tỷ đồng, 07 dự án; lĩnh vực CNTT: 2.764 tỷ đồng, 25 dự án.

- Khối an ninh, quốc phòng, tƣ pháp, nội chính: 5.998 tỷ đồng cho 113 dự án (trong đó có 107 dự án ngân sách Thành phố hỗ trợ ngành dọc).

9- Các dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện có nhu cầu đề nghị ngân sách Thành phố hỗ trợ có mục tiêu là 26.986 tỷ đồng (chiếm 5,9% tổng nhu cầu).

- Nhu cầu vốn các dự án thuộc chƣơng trình MTQG và của Thành phố giai đoạn 2016-2020:

+ Chƣơng trình MTQG giảm nghèo bền vững: 2.100 tỷ đồng. + Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới: 5.000 tỷ đồng.

+ Chƣơng trình mục tiêu Thành phố về ứng dụng và phát triển CNTT: 1.500 tỷ đồng.

+ Chƣơng trình mục tiêu Thành phố về giảm thiểu ùn tắc giao thông: 2.500 tỷ đồng.

3.1.3.2. Khả năng cân đối

Tổng thu NSNN trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 dự kiến là 851.887 tỷ đồng (mỗi năm 170.377 tỷ đồng, tăng 6,2%/năm). Trong đó, thu từ hoạt động xuất - nhập khẩu 75.411 tỷ đồng, từ dầu thô 25.000 tỷ đồng, thu nội địa 751.476 tỷ đồng (150.295 tỷ đồng/năm). Dự kiến tổng chi ngân sách Thành phố là 337.142 tỷ đồng (67.428 tỷ đồng/năm); Chi ngân sách cho đầu tƣ phát triển cấp Thành phố là 102.239 tỷ đồng (bình quân 20.448 tỷ đồng/năm, tăng 10%/năm).

Căn cứ Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014, Văn bản hƣớng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ số 5318/BKHĐT-TH ngày 15/8/2014, Chỉ thị của Chủ tịch UBND Thành phố số 16/CT-UBND ngày 29/8/2014; theo tính toán của liên sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Tài chính, tại thời điểm hiện tại (Trung ƣơng chƣa phân bổ hỗ trợ mục tiêu, chƣa tính toán quyết định tỷ lệ điều tiết ngân sách), tổng cộng nguồn vốn đầu tƣ công 5 năm 2016-2020 cấp Thành phố dự kiến là 211.371 tỷ đồng (bao gồm vốn trong nƣớc là 132.004 tỷ đồng, vốn ODA 79.367 tỷ đồng), cụ thể nhƣ sau:

- Vốn đầu tƣ trong cân đối ngân sách cấp Thành phố tăng 10% so với năm trƣớc năm kế hoạch. Tính từ dự toán năm 2015 cân đối ngân sách cấp Thành phố và số vốn trong cân đối theo tỷ lệ điều tiết năm 2016 theo số thông báo của Bộ KH&ĐT tại Công văn số 8123/BKHĐT-TH ngày 23/10/2015, dự kiến trong 5 năm tới là 57.739,44 tỷ đồng.

- Nguồn thu từ tiền sử dụng đất cấp Thành phố (bao gồm tiền thu từ dự án và từ đấu giá quyền sử dụng đất - đƣợc tính tăng hơn dự toán năm 2015 gần

1.000 tỷ đồng) là 8.900 tỷ đồng (bao gồm ghi thu ghi chi dự án BT là 3.000 tỷ đồng) thì trong 5 năm 2016-2020 tổng cộng 44.500 tỷ đồng.

- Các khoản vốn vay khác của Thành phố, giai đoạn 2013-2015, Thành phố đã huy động 11.400 tỷ đồng vốn trái phiếu xây dựng Thủ đô, dự kiến 5 năm

2016-2020 huy động tiếp khoảng 18.000 tỷ đồng để bố trí cho các công trình trọng điểm.

- Vốn từ nguồn thu để lại nhƣng chƣa đƣa vào cân đối ngân sách để đầu tƣ cho các dự án XDCB trong các năm qua là vốn xổ số kiến thiết Thủ đô: 867 tỷ đồng. Với mức tăng khoảng 10%/năm thì dự kiến trong 5 năm tới nguồn vốn này khoảng 950 tỷ đồng (trung bình 190 tỷ đồng/năm).

- Vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc giai đoạn 2011-2015 là 600 tỷ đồng. Giai đoạn 2016-2020 dự kiến đề xuất Bộ Tài chính bố trí cho Hà Nội

vay ƣu đãi là 750 tỷ đồng.

- Vốn ODA trong 5 năm 2016-2020 dự kiến là 79.367 tỷ đồng (thực hiện theo tiến độ và Hiệp định đã ký).

- Vốn đầu tƣ từ ngân sách Trung ƣơng bổ sung có mục tiêu khoảng 2.000 tỷ đồng: Số tính toán Kế hoạch (vòng 2) tại Tờ trình số 42/TTr-UBND ngày 16/7/2015, UBND Thành phố đề nghị TW hỗ trợ trong giai đoạn 5 năm 2016-2020 là 32.945 tỷ đồng. Tuy nhiên, tại cuộc họp làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ

ngày 20/8/2015, thông tin sơ bộ, số vốn Trung ƣơng hỗ trợ giai đoạn 2016-2020 khoảng 1.300 tỷ đồng và bổ sung cho nhiệm vụ đặc thù khoảng 700 tỷ đồng. Căn cứ nhu cầu đầu tƣ cấp thiết, Thành phố dự kiến sẽ tiếp tục đề nghị Trung ƣơng hỗ trợ tổng kinh phí là 6.065 tỷ đồng.

- Vốn trái phiếu Chính phủ: hiện nay chƣa có thông báo chính thức về mức vốn, tiêu chí và danh mục dự án ƣu tiên; năm 2016 thực hiện nhƣ kế hoạch 2014-2016 đã đƣợc duyệt; dự kiến giai đoạn 2017-2020 đề xuất Trung ƣơng bố trí 4.000 tỷ đồng vốn TPCP.

Nhƣ vậy, tổng khả năng cân đối và huy động của Thành phố cho đầu tƣ công trong 5 năm 2016-2020 dự kiến có thể ở mức 211.371 tỷ đồng, bao gồm vốn trong nƣớc là 132.004 tỷ đồng, vốn ODA 79.367 tỷ đồng nếu huy động và giải ngân tốt theo hiệp định đã đƣợc phê duyệt.

So với nhu cầu đầu tư từ các ngành, lĩnh vực của Thành phố mà các đơn vị đề xuất thì khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công mới đáp ứng được 46,5% nhu cầu cấp thiết. Do vậy, thành phố Hà Nội cần xác định danh mục ưu tiên đầu tư trong kế hoạch trung hạn 5 năm 2016-2020.

3.2. Mục tiêu, quan điểm, định hƣớng quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ công thành phố Hà Nội đến năm 2020

3.2.1. Mục tiêu và các quan điểm

3.2.1.1. Mục tiêu của nâng cao hiệu quả đầu tƣ công của thành phố Hà Nội là nhằm chuyển đổi và hình thành cơ cấu đầu tƣ công mới hợp lý, nâng cao hiệu quả đầu tƣ, đảm bảo an ninh tài chính, tạo ra đột phá trong xây dựng kết cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư công thành phố hà nội (Trang 84 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)