QLNN đối với đầu tƣ công là rất cần thiết nhằm đảm bảo các hoạt chi ngân sách địa phƣơng (NSĐP) có hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế-xã hội tại địa phƣơng. Cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, đảm bảo kỷ luật tài khóa.
Đảm bảo kỷ luật tài khóa nghĩa là đảm bảo NSĐP bền vững, cân đối thu- chi NSĐP, mức bội chi và vay nợ phải kiểm soát đƣợc.
QLNN nhằm định hƣớng, hƣớng dẫn hoạt động đầu tƣ công theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự tuân thủ dự toán thu-chi đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền quyết định. Các chỉ tiêu trong dự toán đã đƣợc cấp có thẩm quyền quyết định là các chỉ tiêu có tính pháp lệnh. Do đó, các cấp, các ngành và các đơn vị có liên quan buộc phải thực hiện nghiêm chỉnh. Dự toán chính là kế hoạch thu-chi cho một thời gian nhất định (hàng năm và trung hạn 03 năm hoặc 5 năm). Chi đầu tƣ công tuân thủ dự toán sẽ đảm bảo tính khả thi khi thực hiện, giúp việc phân bổ nguồn vốn có hiệu quả.
Thứ hai, đạt mục tiêu, hiệu quả phân bổ.
Để đạt đƣợc hiệu quả phân bổ cần có danh mục các chƣơng trình, dự án đầu tƣ công đƣợc sắp xếp theo thứ tự ƣu tiên, trên cơ sở các danh mục đó chính quyền địa phƣơng sẽ phân bổ theo các nguyên tắc để đạt đƣợc các mục tiêu nhất định.
Thứ ba, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong đầu tƣ công.
Nhờ có hoạt động QLNN nên các đối tƣợng quản lý sẽ có ý thức hơn trong việc chấp hành, vì vậy, hoạt động quản lý sẽ giúp ngăn ngừa đƣợc các hành vi vi phạm pháp luật trong đầu tƣ công. Không có hoạt động QLNN có thể dẫn đến việc đầu tƣ dàn trải, không đúng đối tƣợng, lãng phí, kém hiệu quả,…
Thứ tư, xử lý các vi phạm trong hoạt động đầu tƣ công. Chỉ có thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát mới phát hiện ra các vi phạm, từ đó có chế tài xử phạt phù hợp.
Thứ năm, phát hiện các văn bản pháp quy về đầu tƣ công có nội dung chƣa phù hợp so với thực tiễn, những bất hợp lý, từ đó kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung để góp phần nâng cao hiệu quả đầu tƣ công.