1.2.5.1. Các nhân tố thuộc về chủ thể quản lý
Thứ nhất, năng lực quản lý của ngƣời lãnh đạo, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý và đạo đức công vụ.
Đây là nhân tố quan trọng, có tính quyết định tới chất lƣợng, hiệu quả công tác quản lý. Để có thể quản lý tốt, đội ngũ cán bộ, công chức cần có trình độ chuyên môn vững vàng; cán bộ có năng lực lãnh đạo, khả năng sử dụng ngƣời để có thể phân công nhiệm vụ phù hợp với từng ngƣời, từng bộ phận. Có trình độ mới có thể hƣớng dẫn các đơn vị thực thi đúng, mới có thể phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật và đƣa ra đƣợc các quyết định đúng đắn. Bên cạnh đó, công tác QLNN đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức không những có trình độ chuyên môn vững vàng mà còn phải có đạo đức nghề nghiệp.
Nếu bộ máy QLNN hội tụ đƣợc những ngƣời có năng lực về chuyên môn, có trách nhiệm trong công việc sẽ đƣa ra đƣợc nhiều quyết sách đúng đắn, đƣa ra đƣợc nhiều biện pháp quản lý ngân sách hữu hiệu, giúp nâng cao đƣợc hiệu quả đầu tƣ công ở địa phƣơng.
Đạo đức và trình độ của ngƣời quản lý, cán bộ, công chức trong bộ máy QLNN là nhân tố có ảnh hƣởng trực tiếp và mang tính quyết định tới hiệu quả QLNN.
Nếu bộ máy nhà nƣớc quản lý ngân sách ở địa phƣơng đƣợc tổ chức khoa học, có sự phân công, phân cấp cụ thể sẽ làm giảm chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả, chất lƣợng công việc. Các cơ quan quản lý có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, không chồng chéo sẽ nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và gắn trách nhiệm giải trình đối với từng cơ quan, tránh đƣợc hiện tƣợng khi xảy ra hậu quả không có cơ quan nào chịu nhận trách nhiệm.
Thứ ba, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các đơn vị trong công tác quản lý, điều hành hoạt động đầu tƣ công.
Phối hợp là sự kết hợp các hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị với nhau một cách nhịp nhàng để các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao, nhằm đạt đƣợc các mục tiêu chung về QLNN.
Thứ tư, công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Đây là một trong những nhân tố ảnh hƣởng tới kết quả hoạt động của bộ máy QLNN. Công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện, động lực để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác QLNN.
1.2.5.2. Các nhân tố thuộc về đối tƣợng quản lý
QLNN đối với đầu tƣ công diễn ra ở nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều chủ thể và trong điều kiện môi trƣờng luôn biến động, có nhiều chủ thể cùng tham gia vào hoạt động đầu tƣ công, do đó công tác QLNN thƣờng gặp nhiều khó khăn. Các đối tƣợng quản lý có ý thức tuân thủ pháp luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLNN. Các chủ đầu tƣ, nhà thầu nhận thức đƣợc trách nhiệm và quyền lợi trong thực hiện dự án, tuân thủ đúng quy định...sẽ tạo thuận lợi cho việc thực hiện dự án, giải ngân, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn. Các đơn vị dự toán chấp hành nghiêm kỷ luật tài khóa, đảm bảo chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả QLNN.
1.2.5.3. Các nhân tố thuộc về môi trƣờng quản lý
Một là, hệthống các văn bản pháp luật của Trung ƣơng.
Hệ thống các văn bản pháp luật của Trung ƣơng có liên quan đến đầu tƣ công và QLNN đối với đầu tƣ công nhƣ: Luật Đầu tƣ công, Luật NSNN, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Nghị quyết của Quốc hội...; Nghị định, Thông tƣ, Quyết định
của Thủ tƣớng Chính phủ về QLNN đối với đầu tƣ công; quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống văn bản pháp luật của Trung ƣơng là nhân tố ảnh hƣởng tới công tác QLNN đối với đầu tƣ công tại địa phƣơng vì các văn bản pháp luật này là cơ sở để chính quyền địa phƣơng tổ chức thực hiện và điều hành hoạt động đầu tƣ công, xác định đƣợc các nhiệm vụ cần thực hiện và trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền trong quá trình thực hiện.
Hệ thống văn bản pháp luật QLNN đối với đầu tƣ công đảm bảo sự đồng bộ, không chồng chéo, các văn bản có sự hƣớng dẫn thống nhất, chi tiết, dễ hiểu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự chấp hành và điều hành hoạt động đầu tƣ công tại địa phƣơng, các quy định phù hợp với thực tiễn sẽ tạo thuận lợi cho công tác thực thi và nâng cao hiệu quả đầu tƣ công.
Hai là, phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc.
Về phƣơng diện lý thuyết, mọi hoạt động quản lý NSNN đều có thể tập trung ở ngân sách cấp trên. Việc quản lý NSNN do cấp quản lý hành chính cao hơn thực hiện có ƣu điểm tập trung quyền lực, thể hiện đƣợc ý muốn chủ quan của chính quyền cấp trên, thời gian thực hiện chu trình quản lý NSNN nhanh chóng.
Tuy nhiên, không phân cấp quản lý NSNN sẽ có nhiều hạn chế nhƣ dễ rời xa nhu cầu thực tế của địa phƣơng, không bao quát đƣợc hết các nguồn thu của địa phƣơng, phạm vi và đối tƣợng quản lý nhiều và rộng, ngƣời dân khó có thể tham gia đóng góp ý kiến, giám sát hoạt động thu-chi và quản lý NSNN, trong đó có kế hoạch đầu tƣ công; các cấp chính quyền của địa phƣơng bị động, không chủ động trong công tác tổ chức thực hiện ngân sách, thƣờng có tâm lý ỷ lại, trông chờ. Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi cấp chính quyền cơ sở, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành ngân sách, kế hoạch đầu tƣ công; nâng cao trách nhiệm giải trình, nhà nƣớc thực hiện phân cấp quản lý NSNN. Phân cấp quản lý NSNN là việc phân định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn giữa các cấp chính quyền trong việc quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ thu-chi NSNN, làm cơ sở thực hiện các hoạt động đầu tƣ công tại địa phƣơng.
Việc phân cấp quản lý NSNN theo hƣớng tăng thẩm quyền cho chính quyền cấp cơ sở sẽ giúp chính quyền cấp cơ sở chủ động, tích cực hơn trong quá
trình quản lý và điều hành ngân sách, chi đầu tƣ phát triển, từ đó sẽ giảm dần sự hỗ trợ từ ngân sách cấp trên.
Có thể nói rằng ở cấp địa phƣơng, việc phân cấp quản lý NSNN hợp lý chính là biện pháp cơ bản nhất để bồi dƣỡng nguồn thu ở địa phƣơng. Phân cấp quản lý NSNN hợp lý sẽ khuyến khích các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh, thành phố phấn đấu tăng thu ngân sách để đáp ứng nhiệm vụ chi.
Ba là, thông tin và công nghệ thông tin.
Thực chất của quản lý là quá trình ra quyết định. Để ra đƣợc quyết định các cơ quan quản lý cần thu thập và xử lý thông tin. Nếu thông tin thu thập đƣợc không đầy đủ, thiếu độ tin cậy thì hiệu quả công tác quản lý sẽ không cao và ngƣợc lại. Thông tin về thủ tục hành chính, cơ chế, chính sách….đƣợc công bố
rộng rãi, kịp thời đến với các đối tƣợng quản lý và các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách đầu tƣ công sẽ tạo điều kiện thuận lợi để họ tuân thủ đúng quy định, do đó tạo thuận lợi cho công tác quản lý. Có thể nói chất lƣợng và tính kịp thời của thông tin là một trong những nhân tố có ảnh hƣởng đến hiệu quả công tác quản lý.
Thực hiện tốt việc áp dụng CNTT trong QLNN đối với đầu tƣ công sẽ có tác động, ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả quản lý và chất lƣợng phục vụ ngƣời dân, giúp các cơ quan QLNN có thẩm quyền kịp thời nắm bắt chính xác thông tin liên quan đến chi ngân sách. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý có thể ra quyết định điều chỉnh kịp thời để đảm bảo đƣợc nguồn thu, đáp ứng nhiệm vụ chi, hạn chế tối đa việc lãng phí trong sử dụng ngân sách. Chẳng hạn, nhƣ ứng dụng Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho Bạc (TABMIS viết tắt từ tiếng Anh “Treasury and Budget Management Information System”) sẽ hiện đại hóa công tác QLNN đối với đầu tƣ công từ khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách và báo cáo ngân sách, nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công, hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách,…hay việc ứng dụng các phần mềm kế toán ngân sách cũng giúp đơn vị sử dụng ngân sách thuận tiện hơn trong công tác thực hiện, điều hành và quản lý thu-chi ngân sách, giúp cho công tác báo cáo cấp trên đƣợc nhanh chóng, kịp thời.
Đây là một trong những nhân tố có ảnh hƣởng tới kết quả công tác QLNN. Nếu chế tài xử phạt nghiêm, đủ sức răn đe đối với cả chủ thể quản lý và khách thể quản lý thì chắc chắn hiệu quả của công tác QLNN sẽ cao và ngƣợc lại.
Đối với những tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ mà đƣợc động viên, khích lệ, khen thƣởng kịp thời thì sẽ tạo động lực hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.