1.2.3.1. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
Nguyên tắc này đòi hỏi việc phân bổ vốn đầu tƣ công phải có trọng tâm, trong điểm, theo thứ tự ƣu tiên, tránh dàn trải, quy mô các dự án đầu tƣ công phải hợp lý, tránh các dự án đầu tƣ công có quy mô quá lớn hoặc quá nhỏ. Tổng nguồn vốn phân bổ trong kế hoạch đầu tƣ công trung hạn phải nằm trong dự toán thu-chi
NSĐP trong kế hoạch tài khóa trung hạn. Tổng nguồn vốn phân bổ trong kế hoạch đầu tƣ công hằng năm phải nằm trong kế hoạch đầu tƣ công trung hạn.
1.2.3.2. Nguyên tắc tập trung, dân chủ
Nguyên tắc này đòi hỏi chính quyền địa phƣơng phải là cơ quan duy nhất chỉ đạo, điều hành hoạt động đầu tƣ công thuộc thẩm quyền quản lý. Bên cạnh đó, nguyên tắc này đặt ra yêu cầu việc phân bổ vốn cho các chƣơng trình, dự án đầu tƣ công phải có sự tập trung, đảm bảo chƣơng trình, dự án trong kế hoạch phân bổ phải hoàn thành trong một thời hạn nhất định (thông thƣờng, dự án nhóm B không quá 5 năm, nhóm C không quá 3 năm).
Sự dân chủ của nguyên tắc thể hiện ở việc việc cân đối nguồn vốn và bố trí vốn trong kế hoạch phải theo những trình tự, tiêu chí rõ ràng; đảm bảo sự công khai, minh bạch để các chủ thể có liên quan biết, thực thi đúng pháp luật, thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện.
1.2.3.3. Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa các lợi ích
Nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động đầu tƣ công nói chung, kế hoạch đầu tƣ công nói riêng cần đảm bảo sự hài hòa về lợi ích giữa nhà nƣớc, cộng đồng xã hội (với tƣ cách là ngƣời thụ hƣởng) và tổ chức, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế để đảm bảo sự khuyến khích, lôi kéo các thành phần này tham gia vào quá trình đầu tƣ phát triển cùng nhà nƣớc, cùng thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện.
1.2.3.4. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo vùng và địa bàn
QLNN đối với đầu tƣ công tại địa phƣơng đòi hỏi sự kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo vùng và địa bàn. Quản lý theo ngành để đảm bảo đầu tƣ công tuân thủ các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực. Quản lý theo vùng và địa bàn để đảm bảo sự cân đối trong đầu tƣ, sự phát triển tƣơng đối đồng đều giữa các vùng, miền (miền núi, vùng dân tộc thiểu số, đồng bằng, đô thị, nông thôn). Kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo vùng và địa bàn để tìm ra các thứ tự ƣu tiên trong đầu tƣ, đảm bảo sự cân đối về ngân sách.