1.3.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh về điều hành kế hoạch đầu tƣ công trung hạn
HĐND thành phố Hồ Chí Minh đã quyết nghị thông qua nguồn vốn kế hoạch đầu tƣ công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của Thành phố là 171.895 tỷ đồng, dành cho các công trình hạ tầng cấp bách. Theo đó, HĐND thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu UBND thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các sở, ngành, quận huyện và chủ đầu tƣ rà soát, xác định các dự án trọng tâm, trọng điểm, sắp xếp thứ tự ƣu tiên thực hiện theo tiến độ. Song song đó, rà soát phƣơng án chuyển đổi các dự án sang các hình thức đầu tƣ không sử dụng vốn ngân sách (đối tác công tƣ) để huy động thêm nguồn lực đầu tƣ trong xã hội. Ngoài ra, UBND thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ rà soát tiến độ đầu tƣ, tiến độ giải ngân vốn kế hoạch của các dự án, tăng cƣờng kiểm tra tính kỷ luật ngân sách trong lĩnh vực chi đầu tƣ công để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tráng lãng phí. Đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh xem hình thức hợp tác đối tác công tƣ (PPP) là phƣơng thức cơ bản để huy động nguồn vốn xã hội đáp ứng nhu cầu đầu tƣ phát triển hạ tầng. Việc huy động vốn sẽ tập trung cho các công trình, dự án trọng điểm giải quyết các vấn đề bức xúc liên quan đến giảm ùn tắc giao thông, ngập nƣớc, ô nhiễm môi trƣờng, chỉnh trang đô thị ven kênh rạch…
1.3.2. Kinh nghiệm thành phố Hải Phòng về phân cấp, quản lý vốn đầu tƣ công
Theo Quyết định số 1079/2017/QĐ-UBND ngày 08/5/2017 của UBND thành phố Hải Phòng, việc phân cấp, quản lý vốn đầu tƣ công đối với các quận, huyện đƣợc quy định chặt chẽ hơn và có nhiều điểm mới do quy định cũ có nhiều
bất cập và chƣa tạo nhiều thuận lợi trong thực hiện chủ trƣơng phân cấp vốn đầu tƣ công cho các quận, huyện của Thành phố.
Quyết định số 1079/2017/QĐ-UBND tuân thủ nguyên tắc: Khắc phục tình trạng đầu tƣ dàn trải, hiệu quả thấp, chấm dứt cơ chế xin- cho, ngăn ngừa các hiện tƣợng tiêu cực trong việc quản lý, sử dụng vốn đầu tƣ công; bảo đảm minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tƣ công. Đặc biệt, phân cấp triệt để cho các địa phƣơng trong việc quản lý và sử dụng vốn đầu tƣ công, tạo sự chủ động, linh hoạt trong thực hiện các mục tiêu của địa phƣơng. Đáng chú ý, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của chủ tịch UBND cấp huyện trong việc quản lý, sử dụng vốn đầu tƣ công; bảo đảm sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các ngành chức năng.
Việc phân cấp cho các quận, huyện quản lý và sử dụng vốn đầu tƣ công góp phần tạo sự linh hoạt, chủ động trong thực hiện các mục tiêu của địa phƣơng.
Trên cơ sở các quy định hiện hành về quản lý NSNN, quản lý đầu tƣ công, kế hoạch đầu tƣ công hằng năm đã đƣợc HĐND Thành phố quyết định, Chủ tịch UBND Thành phố quyết định giao, điều chỉnh tổng mức vốn đầu tƣ công từng địa phƣơng theo từng nguồn vốn. Từ đó, Chủ tịch UBND quận, huyện quyết định giao, điều chỉnh vốn đầu tƣ công các dự án và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Thành phố cũng quy định, Chủ tịch UBND quận, huyện không phân bổ vốn đầu tƣ hỗ trợ từ ngân sách thành phố cho các dự án do UBND cấp xã quyết định đầu tƣ, trừ các dự án thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới.
Khắc phục những yếu kém, hạn chế trong công tác quản lý vốn đầu tƣ công, thành phố Hải Phòng yêu cầu các địa phƣơng không giao, điều chỉnh chi tiết vốn đầu tƣ công của địa phƣơng vƣợt quá mức vốn đƣợc giao. Cùng với đó, chỉ giao vốn các dự án đủ thủ tục đầu tƣ, đủ điều kiện đƣợc bố trí kế hoạch vốn đầu tƣ công hằng năm. Riêng đối với các dự án khởi công mới, ngoài các điều kiện nêu trên, đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tƣ đến ngày 31/10 của năm trƣớc năm kế hoạch. Đáng lƣu ý, việc giao kế hoạch vốn đầu tƣ công phải theo thứ tự ƣu tiên. Trong đó, nguyên tắc đầu tiên là bố trí tối thiểu 30% tổng vốn đƣợc giao để xử lý nợ đọng XDCB. Trong trƣờng hợp nợ đọng XDCB thấp hơn 30% tổng số vốn đƣợc giao, phải bố trí vốn thanh toán dứt điểm khoản nợ. Các địa phƣơng cũng
chỉ đƣợc bố trí vốn đầu tƣ công để thanh toán nợ đọng XDCB phát sinh trƣớc ngày 01/01/2015.
Đối với vốn đầu tƣ hỗ trợ từ ngân sách Thành phố, các địa phƣơng phải bố trí tối thiểu 50% tổng số vốn cho các dự án do UBND Thành phố quyết định đầu tƣ; ƣu tiên bố trí vốn các dự án thuộc các ngành, lĩnh vực thiết yếu, giải quyết nhiều kiến nghị của cử tri nhƣ y tế, giáo dục, giao thông… Trong từng ngành, lĩnh vực việc bố trí vốn đầu tƣ công thực hiện theo hƣớng ƣu tiên các dự án hoàn thành và bàn giao đƣa vào sử dụng nhƣng chƣa bố trí đủ vốn; dự án dự kiến hoàn thành trong năm kế hoạch; dự án thực hiện chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới; dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ đƣợc phê duyệt; dự án khởi công mới đáp ứng đầy đủ yêu cầu; dự án dự kiến khởi công mới giai đoạn 2016- 2020 bảo đảm bố trí đủ vốn chuẩn bị đầu tƣ…
Tính chặt chẽ của quy định mới trong quản lý vốn đầu tƣ công còn đƣợc thể hiện rõ khi trong từng dự án cũng phải thực hiện theo thứ tự ƣu tiên bố trí vốn. Cụ thể, phải dành vốn hoàn trả các khoản ứng trƣớc vốn đầu tƣ công (nếu có); thanh toán nợ đọng XDCB, sau đó mới bố trí kế hoạch vốn cho khối lƣợng mới theo tiến độ đƣợc phê duyệt. Đặc biệt, các địa phƣơng không đƣợc yêu cầu nhà thầu tự bỏ vốn chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện dự án khi chƣa đƣợc bố trí vốn, bảo đảm không phát sinh nợ đọng XDCB.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Hà Nội
Thứ nhất, áp dụng kế hoạch đầu tƣ công trung hạn nhằm nâng cao hiệu quảsử dụng ngân sách. Khi đó, cần phải lƣu ý các nội dung:
- Kỷ luật tài khóa cần phải đƣợc tôn trọng để đảm bảo việc tuân thủ các trần chi tiêu cũng nhƣ kế hoạch ngân sách đã đƣợc Hội đồng nhân dân (HĐND) phê duyệt. Tuyệt đối không thể cho phép xảy ra tình trạng “tiền trảm hậu tấu” hay không tuân thủ hạn mức đã đƣợc phê duyệt. Cần có chính sách yêu cầu và đảm bảo việc các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp phải hoàn toàn minh bạch và có trách nhiệm cao trong phân bổ ngân sách.
- Tăng cƣờng sự phân cấp trong quản lý đầu tƣ công với các yêu cầu cụ thể.
Thứ hai, khuyến khích sự tham gia đầu tƣ của khu vực kinh tế tƣ nhân, đặc biệt đối với những dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội có quy mô lớn để giảm áp lực đầu tƣ từ vốn ngân sách.
Thứ ba, bố trí vốnđầu tƣ công phải theo những nguyên tắc cụ thể.
Ƣu tiên thanh toán nợ đọng XDCB, bố trí vốn cho những dự án chuyển tiếp, dở dang để đảm bảo tiến độ, dự án trọng điểm, dân sinh bức xúc, dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch. Không bố trí vốn cho những dự án chuẩn bị thực hiện, chuẩn bị đầu tƣ nếu chƣa cân đối đƣợc nguồn vốn, điều này một mặt giảm bớt áp lực cho ngân sách một mặt đảm bảo sự tập trung trong bố trí vốn, tránh tình trạng thực hiện dự án một cách dở dang, kéo dài khiến cho chi phí của dự án bị “đội giá” theo thời gian.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chƣơng 1, Tác giả đã đƣa ra những khái niệm cơ bản về đầu tƣ và đầu tƣ công, vai trò và cấu trúc của đầu tƣ công, khái niệm QLNN đối với đầu tƣ công, sự cần thiết, nguyên tắc QLNN đối với đầu tƣ công, nội dung QLNN đối với đầu tƣ công, các nhân tố ảnh hƣởng đến QLNN đối với đầu tƣ công. Đối với nội dung QLNN đối với đầu tƣ công, Tác giả đƣa ra 04 nội dung quan trọng của QLNN, đó là: Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật đối với đầu tƣ công cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch đầu tƣ công; tổ chức bộ máy QLNN đối với đầu tƣ công và thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với đầu tƣ công. Ngoài ra, Tác giả đƣa ra kinh nghiệm QLNN về đầu tƣ công của thành phố Hồ Chí Minh trong điều hành kế hoạch đầu tƣ công trung hạn, kinh nghiệm thành phố Hải Phòng về phân cấp, quản lý vốn đầu tƣ công và rút ra bài học kinh nghiệm cho Hà Nội.
Để QLNN đối với đầu tƣ công cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đƣợc hiệu quả, cần thiết phải thực hiện đồng bộ 04 nội dung QLNN nêu trên, đồng thời học hỏi kinh nghiệm của các địa phƣơng tiêu biểu trong thiết lập, ban hành cơ chế, chính sách và điều hành kế hoạch đầu tƣ công.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƢ CÔNG