7. Cấu trúc của luận văn
1.2.1. Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội
1.2.1.1. Nguyên tắc Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, trực tiếp
Đây là nguyên tắc cơ bản nhất, quan trọng nhất, chủ đạo và chi phối các nguyên tắc khác. Chủ tịch Cayxon Phômvihan đã khẳng định, đấu tranh bảo vệ an ninh trật tự là nhiệm vụ nặng nề, gian khổ, âm thầm, nhƣng rất quan trọng, quan hệ trực tiếp đến vận mệnh của toàn dân, đến sự mất còn của dân tộc. Một sự nghiệp nhƣ vậy phải đặt dƣới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng. Nếu thoát ly đƣờng lối chính trị của Đảng thì không đạt đƣợc kết quả. Văn kiện của Đảng NDCM Lào đã chỉ rõ: Thƣờng xuyên tăng cƣờng sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, đối với sự nghiệp quốc phòng và an ninh; Bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về quốc phòng, an ninh.
Trong quá trình lãnh đạo công tác QLNN về TTATXH, các cấp ủy Đảng cần phân định rõ chức năng lãnh đạo của mình với chức năng quản lý của cơ quan nhà nƣớc, không đƣợc biến các tổ chức Đảng thành các cơ quan hành chính, bao biện làm thay, nhƣng cũng không khoán trắng cho chính quyền, cho các cơ quan chuyên môn. Đảng lãnh đạo bằng đƣờng lối, chính sách, bằng công tác cán bộ và công tác tổ chức, bằng công tác vận động quần chúng và công tác giám sát, kiểm tra hoạt động QLNN trên lĩnh vực này.
1.2.1.2. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Quá trình QLNN về TTATXH đòi hỏi các chủ thể phải dựa trên cơ sở hệ thống văn bản pháp luật nhà nƣớc. Pháp luật thể chế hóa đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân. Do vậy, tăng cƣờng pháp chế trong QLNN về TTATXH là hết sức quan trọng và là nguyên tắc bắt buộc. Trong hoạt động quản lý, không cho phép các chủ thể thực hiện một cách chủ quan, tùy tiện mà phải làm theo đúng pháp luật. Dựa vào pháp luật, cơ quan Nhà nƣớc mới có thể tiến hành giải quyết những vụ việc xảy ra, phát hiện và
xử lí ngƣời có hành vi phạm tội, vi phạm về TTATXH một cách chính xác, nghiêm minh.
Nguyên tắc pháp chế XHCN trong QLNN về TTATXH đòi hỏi quá trình xây dựng các văn bản pháp luật về TTATXH phải kịp thời, thống nhất và ổn định tƣơng đối, đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác bảo vệ an ninh trật tự đặt ra. Mặt khác, nguyên tắc này cũng đòi hỏi cần phải hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tổ chức tuyên truyền phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật cho công dân, phát hiện kịp thời và xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm về TTATXH.
1.2.1.3. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ
Đây là một nguyên tắc rất cần thiết và mang tính tất yếu khách quan xuất phát từ đặc điểm QLNN về TTATXH, từ mô hình tổ chức và thực tiễn hoạt động quản lý an ninh, trật tự của lực lƣợng Công an nhân dân.Ở Trung ƣơng, Bộ Công an thực hiện chức năng QLNN về TTATXH trên phạm vi cả nƣớc. Ngoài việc xây dựng các chiến lƣợc, kế hoạch quản lý tầm vĩ mô, các lực lƣợng thuộc Bộ Công an còn phải trực tiếp tiến hành các hoạt động quản lý, đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch, hoạt động tội phạm, những hành vi vi phạm pháp luật. Công an các cấp đƣợc tổ chức theo nguyên tắc song trùng trực thuộc: vừa chịu sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp, vừa chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Công an cấp trên. Xuất phát từ tính chất, đặc điểm, đặc trƣng về chuyên môn nghiệp vụ của công tác công an, cũng nhƣ từ nguyên tắc song trùng, nên trong QLNN về TTATXH cần phải quán triệt nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ, trong đó quản lý theo ngành là chủ yếu.