Yêu cầu quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh xay nha bu ly, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 27 - 35)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Yêu cầu quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội

1.2.2.1. Nắm vững và thực hiện đúng cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, Công an là lực lượng nòng cốt

Sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nói chung và QLNN về TTATXH nói riêng. Do đó công tác QLNN về TTATXH cần tuân thủ đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và phục vụ cho đƣờng lối chính trị của Đảng trong từng giai đoạn cách mạng.

Tăng cƣờng QLNN về TTATXH, phát huy mạnh mẽ tác dụng của pháp chế làm nó trở thành vũ khí sắc bén để xây dựng và QLNN về TTATXH XHCN là rất cần thiết, song chƣa đủ. Điều cần phải nhấn mạnh trong công tác quản lý là chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của các chủ thể quản lý, đặc biệt là hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc các cấp, các ngành. Cần thƣờng xuyên quan tâm xây dựng những cơ quan chuyên trách: Công an nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân. Phát huy vai trò, trách nhiệm của HĐND và UBND các cấp trong việc ban hành và đôn đốc tổ chức thực hiện những quy định về công tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hộiở địa phƣơng, thực hiện QLNN bằng hệ thống văn bản pháp luật và các quy phạm pháp luật.

Bản chất Nhà nƣớc CHDCND Lào là một Nhà nƣớc của dân, do dân, vì dân, sức mạnh của Nhà nƣớc bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân. Nhà nƣớc vừa đại diện cho quyền lực nhân dân, vừa là một tổ chức để ngƣời dân thể hiện quyền làm chủ xã hội của mình, tham gia ngày càng tích cực, chủ động hơn những công việc tổ chức, quản lý của Nhà nƣớc. Lĩnh vực giữ gìn trật tự, an toàn xã hộinằm trong sự nghiệp bảo vệ thành quả cách mạng, trực tiếp có liên quan đến lợi ích thiết yếu của ngƣời dân, vì vậy công việc này vừa là sự nghiệp của toàn dân, vừa có sức thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của nhân dân và trên thực tế, nhân dân có đủ năng lực sẵn sàng tham gia vào công tác này. Vấn đề là ở chỗ, cần tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện để quần chúng thực hiện quyền làm chủ của mình nhƣ thế nào trong tham gia vào công tác QLNN

để đạt hiệu quả cao nhất. Đây cũng là biểu hiện của việc thực hiện tốt quan điểm “lấy dân làm gốc” trong lĩnh vực QLNN về TTATXH.

Lực lƣợng Công an nhân dân là chỗ dựa trực tiếp và thƣờng xuyên cho các ngành, các cấp và quần chúng trong công tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Công an nhân dân phải tập trung giải quyết những khâu cơ bản nhất và tổ chức hƣớng dẫn các lực lƣợng khác trong công tác này. Chức năng quan trọng nhất của lực lƣợng Công an nhân dân trong lĩnh vực QLNN về TTATXH là phải làm tốt công tác tham mƣu cho Đảng, Nhà nƣớc, đề xuất những biện pháp, phƣơng thức nhằm giữ gìn, đảm bảo an ninh, trật tự ở cả tầm vĩ mô quốc gia, cũng nhƣ ở tầm vi mô địa phƣơng, cơ sở, địa bàn phức tạp... Ngoài ra Công an nhân dân phải biết kết hợp tính tích cực cách mạng của quần chúng với nghiệp vụ của các cơ quan chuyên môn.

1.2.2.2. Kết hợp giữa chủ động phòng ngừa và chủ động liên tục tấn công

Đây là quan điểm chỉ đạo cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Đảng và Nhà nƣớc. Xuất phát từ mục tiêu chiến lƣợc là bảo vệ tuyệt đối an toàn cho cách mạng, không để các loại tội phạm, tệ nạn xã hội hoạt động gây rối trật tự, an toàn xã hội, do đó, phòng ngừa, đấu tranh và trấn áp tội phạm phải đƣợc kết hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau. Trong Chiến lƣợc bảo vệ Tổ quốc đã nhấn mạnh tƣ tƣởng chỉ đạo: Quán triệt tinh thần cách mạng tiến công, kết hợp chặt chẽ chủ động tiến công với chủ động phòng ngừa.

Đối tƣợng đấu tranh có nhiều hành động tinh vi, xảo quyệt, vì vậy để chủ động bảo vệ an toàn cho cách mạng phải chủ động phòng ngừa. Điều này thể hiện tính triệt để cách mạng (xóa bỏ mọi nguyên nhân, điều kiện nảy sinh tội phạm) trong cuộc đấu tranh chống tội phạm. Chủ động phòng ngừa đòi hỏi phải giữ yên bên trong (giữ yên nội bộ và giữ yên nội địa), phải kết hợp chặt

chẽ giữa phòng ngừa xã hội với phòng ngừa nghiệp vụ. Chủ động phòng ngừa trong cuộc đấu tranh bảo vệ trật tự, an toàn xã hộiphải chặt chẽ, tích cực và thƣờng xuyên, phải chủ động và liên tục tiến công.

1.2.2.3. Đảm bảo tinh thần kiên quyết, thận trọng, khách quan, toàn diện, nâng cao cảnh giác không để lọt kẻ phạm tội, không làm oan người vô tội

Bản chất ƣu việt của chế độ XHCN là tôn trọng quyền tự do dân chủ của ngƣời dân, bảo vệ và phát huy đƣợc tính tích cực, tự giác của quần chúng trên mọi lĩnh vực. Do đó, không thể ngụy biện cho rằng, vì mục đích bảo vệ Đảng, Nhà nƣớc mà tùy tiện dẫn đến làm oan ngƣời vô tội.

Khi giải quyết, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về TTATXH, các cơ quan, tổ chức cần phải hết sức thận trọng, đảm bảo khách quan, đúng đắn, chính xác trong quá trình tiến hành. Bên cạnh đó, công tác bảo vệ TTATXH phải kiên quyết, thận trọng đấu tranh trấn áp với các thế lực thù địch, tội phạm, các vi phạm pháp luật khác. Tuy nhiên phải dựa trên chứng cứ, tài liệu đã thu thập và đƣợc kiểm tra xác minh. Mỗi đối tƣợng khác nhau, có phƣơng thức, thủ đoạn hoạt động khác nhau, do đó phải đề cao cảnh giác, tiến hành việc phân loại rõ ràng, xây dựng và thực hiện đúng các kế hoạch, đối sách phù hợp với mỗi loại đối tƣợng. Những nhận xét, đánh giá, kết luận phải chính xác và quán triệt tinh thần kiên quyết, thận trọng để không lọt kẻ phạm tội và cũng không làm oan ngƣời vô tội.

1.2.2.4. Nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trấn áp kết hợp với giáo dục cải tạo

Bản chất nhân đạo cách mạng của Đảng và Nhà nƣớc Lào trong lĩnh vực bảo vệ thành quả cách mạng thể hiện rõ trong tƣ tƣởng chỉ đạo việc xử lý các vụ, việc xâm hại đến ANCT và TTATXH: nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục, cải tạo.

Thực tiễn đấu tranh bảo vệ ANCT, giữ gìn TTATXH cho thấy, tuy cùng là tội phạm, nhƣng tính chất, động cơ, mục đích, vai trò, mức độ... phạm tội của từng loại đối tƣợng và mỗi cá nhân đối tƣợng có khác nhau, do vậy trong xử lý, cần căn cứ vào pháp luật của Nhà nƣớc và tùy theo mức độ phạm tội mà xử lý một cách nghiêm minh thấu tình, đạt lý, đảm bảo đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật.

Chính sách khoan hồng đƣợc áp dụng giảm nhẹ hình phạt cho những ngƣời phạm tội do ép buộc, bị lừa gạt, song đã nhận rõ lỗi lầm, thật thà hối cải, quyết tâm sửa chữa, lập công chuộc tội... Nghiêm trị và khoan hồng là một thể thống nhất, không tách rời nhau. Tùy từng đối tƣợng cụ thể mà xử lý đúng đắn thì mới tránh đƣợc sai lầm, lệch lạc.

Trấn áp tội phạm không phải là để tiêu diệt con ngƣời, hành hạ về thể xác mà chủ yếu là áp dụng các biện pháp cƣỡng chế cần thiết để không cho họ tiếp tục hoạt động gây thiệt hại cho xã hội và cải tạo họ trở thành ngƣời có ích cho xã hội. Quá trình giáo dục, cải tạo để làm chuyển biến tiến tới xóa bỏ ý thức phạm tội của ngƣời phạm tội là quá trình phải gay go, gian khổ và lâu dài. Nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trấn áp kết hợp với giáo dục, cải tạo, lấy phòng ngừa xã hội đối với tội phạm là biện pháp cơ bản, đó là những vấn đề quan trọng để góp phần làm giảm tội phạm, giữ gìn TTATXH của đất nƣớc.

1.2.2.5. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng Tổ quốc với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc

Cácthế lực thù địch luôn tìm cách phá hoại sự nghiệp xây dựng CNXH của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân CHDCND Lào. Vì vậy cần khẳng định xây dựng Tổ quốc phải gắn chặt với bảo vệ Tổ quốc. Đi đôi với việc xây dựng nền kinh tế đất nƣớc ngày càng lớn mạnh, phải không ngừng nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ tốt công cuộc xây dựng Tổ quốc. Đây không chỉ

là sự kế thừa bài học lịch sử, truyền thống dân tộc, mà còn là một yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống đƣơng đại, liên quan trực tiếp đến sự sống còn của chế độ và của dân tộc. Nội dung bảo vệ phải đƣợc quán triệt trong suốt cả quá trình xây dựng đất nƣớc trên tất cả các lĩnh vực cũng nhƣ trong từng khâu, từng mặt, từng giai đoạn. Sự kết hợp giữa phát triển sản xuất với bảo vệ sản xuất, giữa xây dựng kinh tế với bảo vệ kinh tế, giữa xây dựng CNXH với bảo vệ Tổ quốc XHCN cần đƣợc nhận thức đầy đủ và sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân. Phải kết hợp chặt chẽ quốc phòng với an ninh, Quân đội và Công an để bảo vệ thành quả mà đạt đƣợc. Tăng cƣờng sức mạnh quốc phòng an ninh cả về tiềm lực và thế trận... Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh; quốc phòng, an ninh với kinh tế trong từng chiến lƣợc quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới.

1.2.2.6. Bảo vệ an ninh quốc gia phải kết hợp chặt chẽ với giữ gìn trật tự, an toàn xã hội

Đây là hai nội dung của một thể thống nhất trong chức năng quản lý nền trật tự XHCN, trong đó an ninh quốc gia là nội dung cơ bản nhất.An ninh quốc gia đƣợc bảo vệ vững chắc mới tạo điều kiện cơ bản thuận lợi để bảo vệ tốt TTATXH và ngƣợc lại TTATXH đƣợc giữ vững sẽ tạo điều kiện cho ANQG càng đƣợc củng cố vững chắc, hiệu lực QLNN đƣợc tăng cƣờng, quyền làm chủ của nhân dân đƣợc bảo đảm, cuộc sống của mọi ngƣời đƣợc yên vui, hạnh phúc.

1.2.2.7. Kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức, xây dựng với trấn áp, cưỡng chế

Mục đích của sự nghiệp cách mạng dƣới sự lãnh đạo của Đảng là xây dựng thành công xã hội mới với những đặc trƣng cơ bản là: Công bằng, tự do, thịnh vƣợng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lƣợng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con ngƣời có cuộc sống ấm no,

tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng NDCM Lào lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nƣớc trên thế giới.

Một xã hội tốt đẹp nhƣ vậy là kết quả của quá trình phấn đấu dựng xây không ngừng của cả dân tộc, đòi hỏi sự đầu tƣ cao độ cả về trí tuệ và sức lực... của toàn Đảng, toàn dân. Đảng NDCM Lào nhận thức rất rõ ràng rằng, đây là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quá trình đó nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bƣớc phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen, mặt khác quá trình đó sẽ tiếp tục phải đối diện và phải vƣợt qua những trở lực, những sự phản kháng quyết liệt của các thế lực thù địch trong và ngoài nƣớc để đi đến thắng lợi cuối cùng.

Quan điểm phải kết hợp giữa tổ chức, xây dựng với trấn áp, cƣỡng chế trong QLNN về TTATXH ở Lào là hoàn toàn phù hợp với học thuyết Mác- Lênin về bản chất, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc XHCN. Theo đó, sự xuất hiện, tồn tại của Nhà nƣớc XHCN là hoàn toàn cần thiết và phù hợp với đòi hỏi, yêu cầu của thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Tuy nhiên, Nhà nƣớc XHCN có bản chất khác với những nhà nƣớc trƣớc đây trong lịch sử. Nhà nƣớc XHCN có hai chức năng cơ bản là: thực hiện trấn áp, chuyên chính vô sản đối với mọi âm mƣu, hành động chống phá thành quả cách mạng và sự nghiệp xây dựng CNXH; tổ chức xây dựng một xã hội mới XHCN. Hai chức năng đó đều cần thiết, không thể thiếu và cùng thể hiện bản chất của Nhà nƣớc XHCN. Song, do tính chất, tác dụng của mỗi chức năng đối với mục đích cuối cùng của cuộc cách mạng XHCN, nên chức năng tổ chức xây dựng đƣợc xác định là chủ yếu.

Thực tế cũng đã chứng tỏ rằng, bạo lực trấn áp chỉ có thể xóa bỏ cái cũ và tạo điều kiện cho sự ra đời cái mới, bảo vệ cái mới. Bản thân sự xuất hiện, lớn mạnh của cái mới, đặc biệt trên lĩnh vực đời sống xã hội, phụ thuộc trực tiếp và là kết quả của quá trình dựng xây, của công sức tổ chức, quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội của các chủ thể, trong đó đặc biệt là vai trò của Nhà nƣớc, với tƣ cách là bộ phận quan trọng nhất trong kiến trúc thƣợng tầng của xã hội. Mặt khác, sức mạnh của bạo lực cũng dựa trên cơ sở một nền kinh tế vững mạnh và dựa vào sức mạnh to lớn của khối đoàn kết toàn dân tộc..., tất cả điều đó, rốt cuộc lại phụ thuộc vào công tác tổ chức và xây dựng nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...

Đối với CHDCND Lào, Công an và Quân đội đƣợc Hiến pháp, pháp luật xác định là lực lƣợng vũ trang của Nhà nƣớc, là bộ máy trấn áp, cƣỡng chế chủ yếu trong đấu tranh bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH. Quá trình đấu tranh với các thế lực thù địch, tội phạm để bảo vệ an ninh quốc gia, TTATXH là quá trình kết hợp chặt chẽ bạo lực trấn áp với tổ chức xây dựng. Sự kết hợp đó thể hiện ở mục đích đấu tranh nhằm phục vụ cho công tác tổ chức xây dựng xã hội mới thành công, mặt khác, theo chức năng, Công an tiến hành công tác tham mƣu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc xây dựng, tổ chức quản lý nền ANQG và TTATXH. Bản thân lực lƣợng Công an phải đƣợc tổ chức, xây dựng thành lực lƣợng vũ trang trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với vai trò nòng cốt, xung kích trong đấu tranh giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Lực lƣợng Công an cũng trực tiếp làm công tác tổ chức xây dựng huấn luyện các lực lƣợng khác nhƣ: lực lƣợng chuyên trách, bán chuyên trách, các tổ chức nhân dân tham gia lĩnh vực bảo vệ an ninh, trật tự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh xay nha bu ly, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)