Một số hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh xay nha bu ly, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 74 - 80)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân

* Một số hạn chế:

Văn bản quy định QLNN về TTATXH chƣa đầy đủ, đồng bộ.

Thực tiễn thực hiện cho thấy văn bản quy định QLNN về TTATXH chƣa đầy đủ, nhiều nội dung, biện pháp quản lý chƣa đƣợc đề cập và quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật. Việc QLNN về TTATXH hiện nay là áp dụng nhiều quy định nằm ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, do đó trong quá trình thực hiện nảy sinh nhiều vấn đề bất cập. Còn có sự chồng chéo, chƣa rõ ràng về trách nhiệm thẩm quyền xử lý vi

phạm trong các vấn đề: khai thác khoáng sản ảnh hƣởng đến môi trƣờng, hành lang trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, phòng ngừa và quản lý phòng ngừa tệ nạn ma túy, an toàn lao động, cháy nổ...

Hoạt động QLNN về TTATXH chƣa toàn diện, việc phát hiện tình hình chƣa trọng tâm, trọng điểm.

QLNN về TTATXH là lĩnh vực khá rộng, phức tạp bao gồm những hoạt động QLNN trên các lĩnh vực: phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; QLNN về trật tự xã hội, trật tự an toàn giao thông, PCCC, giáo dục và cải tạo phạm nhân, bảo vệ môi trƣờng. Đây thực sự là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Nếu không có sự vào cuộc một cách quyết liệt của cả hệ thống chính trị thì các nội dung trên sẽ không thể thực hiện đƣợc một cách đầy đủ. Đối với tỉnh Xay Nha Bu Ly, chủ thể thực hiện QLNN về TTATXH là UBND, trong đó Công an tỉnh là lực lƣợng nòng cốt, mặc dù đã có nhiều cố gắng, đổi mới phƣơng pháp quản lý, tuy nhiên do tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, công tác QLNN đã không đƣợc thực hiện một cách toàn diện, không bao quát hết các nội dung, yêu cầu. Có những lĩnh vực công tác quản lý bị chồng chéo, có những lĩnh vực bị buông lỏng. Đặc biệt công tác quản lý trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông... còn mang tính hình thức. Nhiều giải pháp đƣợc đƣa ra nhƣng cũng chỉ mang tính “tình thế nhất thời” chạy theo vụ việc, hoặc tập trung vào những đợt cao điểm, những chiến dịch, hoặc phục vụ cho những yêu cầu đột xuất, chƣa có một kế hoạch, giải pháp mang tính tổng thể, lâu dài, phòng ngừa xã hội từ xa.

Mặc dù trong 5 năm qua, Công an tỉnh đã tổ chức học tập, quán triệt Chỉ thị số 05/BCA ngày 6/6/2003 của Bộ trƣởng Bộ Công an về việc “Chấn chỉnh, tăng cƣờng công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lƣợng Công an nhân dân trong tình hình mới”, tuy nhiên trên thực tế, công tác điều tra cơ bản, nắm tình tình toàn diện các mặt, các lĩnh vực liên quan đến công tác đảm bảo trật tự, an

toàn xã hội của cán bộ, chiến sĩ phụ trách địa bàn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt công tác quản lý đối tƣợng ngoài tỉnh đến làm ăn, sinh sống, cƣ trú tại địa bàn cũng nhƣ tình hình di biến động của các đối tƣợng có nguy cơ vi phạm pháp tại cơ sở chƣa thật sự nhậy bén, bám sát thực tế, nhiều mặt chƣa đạt yêu cầu, do vậy hiệu quả phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội là chƣa cao.

Đối với tình hình vi phạm về trật tự công cộng, cảnh quan môi trƣờng trên địa bàn, công tác QLNN của các cơ quan hữu quan còn có biểu hiện xuê xoa, không quyết liệt, dứt điểm. Chẳng hạn việc xử phạt hành chính nhƣng vẫn cho tồn tại, thể hiện rõ trong xử lý những vi phạm xây dựng trái phép, không phép trên đất công, đất nông nghiệp..., điều này vừa không đề cao đƣợc tính nghiêm minh của pháp luật, vừa gây những bức xúc trong dƣ luận nhân dân.

Điều quan trọng là những kết quả trong công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình mọi mặt của địa bàn có liên quan đến trật tự, an toàn xã hội... của cơ quan chức năng chƣa thực sự chính xác, thƣờng xuyên cập nhật... để trở thành những tƣ liệu, tài liệu, luận cứ có cơ sở vững chắc, phục vụ đắc lực, có hiệu quả cho các cấp trong hoạch định, đề ra những chủ trƣơng, chính sách trong công tác QLNN về TTATXH nói chung, trên địa bàn nói riêng.

Tình hình hoạt động tội phạm, tệ nạn và những vi phạm pháp luật khác trên địa bàn tuy đã bị kiềm chế, song vẫn diễn biến phức tạp.

Tình hình hoạt động tội phạm, tệ nạn qua 5 năm từ 2012 - 2017 đã cho thấy rõ sự tăng giảm không đều về số vụ vi phạm pháp luật. Số vụ trọng án có xu hƣớng giảm, nhƣng những vụ thƣờng án, vi phạm pháp luật, đặc biệt là những vi phạm liên quan đến ma túy, đánh bạc có xu hƣớng tăng. Cần nhận thức rõ ràng rằng: tình hình trật tự, an toàn xã hộitrên địa bàn tuy đã đƣợc đảm bảo về cơ bản, song vẫn tiềm ẩn những nhân tố có thể gây nên những bất

ổn định. Một số loại tội phạm, tệ nạn gây lo ngại cho quần chúng vẫn thƣờng xảy ra, hiệu quả công tác điều tra khám phá các loại tội phạm này còn thấp, những biện pháp phòng ngừa chƣa thực sự phát huy tác dụng thiết thực, tạo những thay đổi mang tính đột phá, điều này gây tâm lý bất an, thiếu tin tƣởng vào công tác QLNN về TTATXH trong bộ phận quần chúng nhân dân. Cá biệt, còn xảy ra những hiện tƣợng tự ngƣời dân tìm phƣơng thức tự giải quyết mâu thuẫn của mình và gia đình bằng những biện pháp, cách thức tiêu cực, vi phạm pháp luật.

Trình độ, năng lực của một số cán bộ, công chức làm công tác QLNN về TTATXH còn hạn chế, trách nhiệm và tác phong làm việc còn quan liêu.

Công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động liên quan đến TTATXH chƣa đƣợc tăng cƣờng.

* Nguyên nhân của những hạn chế:

- Nhận thức QLNN về TTATXH trên địa bàn còn đơn giản, phiến diện. Cho đến nay, nhận thức về quản lý QLNN về TTATXH vẫn chƣa đầy đủ, kể cả trong hệ thống chính trị cấp cơ sở cũng nhƣ trong các tầng lớp dân cƣ sinh sống trên địa bàn tỉnh. Điều này đƣợc thể hiện trên nhiều điểm, từ nhận thức ý nghĩa của công tác quản lý đến chủ thể tiến hành cùng các yêu cầu, nội dung cụ thể, các biện pháp cần triển khai thực hiện. Hiện nay vẫn tồn tại phổ biến quan niệm cho rằng công tác đảm bảo an ninh, trật tự là của lực lƣợng Công an. Từ quan niệm đơn giản, phiến diện đó dẫn đến tình hình thực tế là sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh chƣa thật sự sâu sát, thƣờng xuyên; sự kết phối hợp giữa các tổ chức, lực lƣợng trong hệ thống chính trị chƣa chặt chẽ và sự vào cuộc của nhân dân chƣa thực sự đông đảo, tự giác. Công tác QLNN về TTATXH thực sự chỉ nhận đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UNND tỉnh một cách sát sao trong các thời kỳ hoặc phát động phong trào, chiến dịch, hoặc trong các đợt cao điểm phục vụ nhiệm vụ

chính trị đột xuất, những dịp lễ hội. Và vào những thời điểm nhƣ vậy, hiệu quả của công tác quản lý đƣợc tăng lên rõ rệt.

- Sự phối hợp giữa các lực lƣợng, các cấp trong QLNN về TTATXH và đấu tranh chống tội phạm ở một số nơi chƣa chặt chẽ và hiệu quả chƣa cao; nhận thức về nhiệm vụ đảm bảo TTATXH ở một bộ phận cán bộ, đảng viên còn biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác; công tác quản lý kinh tế - xã hội, tổ chức thực hiện của chính quyền các cấp chƣa theo kịp với tình hình nên dẫn đến những sơ hở, thiếu sót để kẻ địch và bọn tội phạm lợi dụng hoạt động.

- Công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ TTATXH ở một số địa phƣơng chƣa thƣờng xuyên, còn mang tính hình thức, hiệu quả chƣa cao, chƣa huy động đƣợc đối tƣợng có nguy cơ cao dự các buổi tuyên truyền.

- Ý thức trách nhiệm với công việc, trình độ nghiệp vụ, phong cách làm việc của một số cán bộ, chiến sĩ công an, đặc biệt số chiến sĩ trẻ còn hạn chế, chậm đổi mới.

Đây là nguyên nhân chủ quan thuộc về lực lƣợng trực tiếp tiến hành QLNN về TTATXH. Công tác QLNN, bản thân nó đã đòi hỏi phải có kiến thức tổng hợp, kinh nghiệm cuộc sống, khả năng tổ chức trên thực tế. Đối với lĩnh vực TTATXH, càng đòi hỏi chủ thể tiến hành quản lý cần có một trình độ trí tuệ cao, sự hiểu biết về đời sống kinh tế - xã hội thực tế, cùng những ý tƣởng, biện pháp... phù hợp với đòi hỏi của công tác đảm bảo an ninh trật tự ở mỗi thời kỳ. Đối với số cán bộ, chiến sĩ trẻ mới ra trƣờng hoặc mới đƣợc điều chuyển từ đơn vị, lực lƣợng khác về, rõ ràng ở họ còn thiếu những phẩm chất, tố chất cần thiết đó. Điều này đặt ra cho ngành Công an nói chung và Công an tỉnh Xay Nha Bu Ly những nội dung cần chú trọng thực hiện trong công tác xây dựng lực lƣợng thời gian tới.

- Tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, với những phƣơng thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt và khó phát hiện, gây khó khăn cho công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý. Tội phạm, ngƣời nghiện ma túy có chiều hƣớng gia tăng nhƣng công tác tổ chức cai nghiện, tiếp nhận, quản lý, giúp đỡ ngƣời sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng còn lúng túng, chƣa hiệu quả.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Tỉnh Xay Nha Bu Ly ngày càng phát triển theo hƣớng văn minh, hiện đại, đời sống mọi mặt của các tầng lớp dân cƣ đƣợc nâng cao, chất lƣợng cuộc sống càng đƣợc đảm bảo, trật tự an ninh trong tỉnh đƣợc giữ vững. Có thể nói đó là những thành tựu nổi bật của tỉnh trong những năm qua. Tuy nhiên, trên lĩnh vực QLNN về TTATXH vẫn còn những tồn tại, hạn chế, bất cập. Nhận thức ý nghĩa vai trò của công tác này trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng còn chƣa đầy đủ; sự kết phối hợp giữa các ban ngành, tổ chức, lực lƣợng trong hệ thống chính trị chƣa thực sự chặt chẽ, đồng bộ; các biện pháp quản lý đƣợc triển khai chƣa thật sự hiệu quả; công tác phát hiện, xử lý chƣa kịp thời, nghiêm minh, dứt điểm...

Lực lƣợng Công an tỉnh, với tƣ cách là lực lƣợng xung kích, nòng cốt, trực tiếp tiến hành QLNN về TTATXH tại địa bàn, tuy đã có nhiều cố gắng, song do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, nên việc thực hiện nắm tình hình mọi mặt, tham mƣu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh còn thiếu chủ động, việc triển khai các biện pháp công tác còn lúng túng, đôi khi chạy theo vụ việc, tình hình tội phạm, tệ nạn và các vi phạm pháp luật khác trên địa bàn phƣờng còn diễn biến phức tạp, một số tồn tại về trật tự, an toàn xã hộiđang gây bức xúc cho ngƣời dân... Điều đó đặt ra yêu cầu cần có những giải pháp vừa trƣớc mắt vừa lâu dài nhằm tăng cƣờng hiệu quả QLNN về TTATXH trên địa bàn trong thời gian tới.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh xay nha bu ly, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)