Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động ảnh hƣởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh xay nha bu ly, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 99)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động ảnh hƣởng

hƣởng đến trật tự, an toàn xã hội

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong công tác QLNN về TTATXH, cần phải tăng cƣờng thƣờng xuyên công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh, các địa bàn thƣờng xuyên xảy ra tội phạm và tệ nạn xã hội. Công tác kiểm soát của cơ quan QLNN về TTATXH là hoạt động mang tính nghiệp vụ để triển khai nhiệm vụ quản lý, đảm bảo và giữ gìn TTATXH trên địa bàn tỉnh Xay Nha Bu Ly vừa đấu tranh và phòng ngừa tội phạm. Công tác kiểm tra, kiểm soát của cơ quan QLNN về TTATXH là thừa hành pháp luật, không nhũng nhiễu nhân dân, vì vậy phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật.

Để đạt hiệu quả trong công tác kiểm tra, QLNN về TTATXH trên địa bàn tỉnh Xay Nha Bu Ly, cần quán triệt và thực hiện các nội dung cơ bản sau:

- Tăng cƣờng công tác chỉ đạo, kiểm tra thƣờng xuyên, đột xuất việc chấp hành pháp luật tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, điểm du lịch, các di tích văn hoá - lịch sử, hoạt động văn hoá - văn nghệ, nhằm ngăn ngừa tình trạng lợi dụng hoạt động sản xuất, du lịch xâm phạm TTATXH trên địa bàn tỉnh.

- Từng cán bộ làm công tác QLNN về TTATXH phải thƣờng xuyên tập huấn bồi dƣỡng nghiệp vụ, quy trình, quy chế, các thao tác thực hiện nhiệm vụ, phƣơng pháp, kiểm soát, xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra. Đó là quá trình hƣớng tới hoàn thiện, đảm bảo sự thống nhất, tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, biện pháp và hiệu quả công tác của QLNN về TTATXH tỉnh Xay Nha Bu Ly.

- Khi đƣợc phân công nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát từng bộ phận phải chú trọng và tăng cƣờng thực hiện một cách đồng bộ và phối hợp các biện pháp nghiệp vụ. Trong đó coi trọng và kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp quản lý hành chính, biện pháp quần chúng, biện pháp vũ trang, biện pháp khoa học, trên cơ sở làm tốt công tác điều tra cơ bản. Bảo đảm công tác kiểm tra, kiểm soát thực sự là phƣơng thức hoạt động nghiệp vụ của QLNN về TTATXH đem lại hiệu quả thiết thực cho xã hội.

- Thƣờng xuyên bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện phƣơng pháp, biện pháp kiểm tra, kiểm soát phù hợp với điều kiện cụ thể trên từng địa bàn dựa trên nguyên tắc chung, cơ bản. Phƣơng pháp, biện pháp kiểm soát phù hợp đảm bảo sự chủ động và tạo đƣợc yếu tố bất ngờ trong quá trình kiểm tra, xử lý tình huống, nhất là trong kiểm tra, kiểm soát tình hình, phát hiện vi phạm.

- Tăng cƣờng cơ sở vật chất, phƣơng tiện kỹ thuật, thiết bị nghiệp vụ, thông tin, công cụ hỗ trợ đáp ứng yêu cầu kiểm tra, kiểm soát. Cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện cơ bản, cần thiết bảo đảm cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác. Việc bố trí, trang bị đầy đủ, phù hợp cơ sở vật chất, phƣơng tiện kỹ thuật nghiệp vụ,... góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát QLNN về TTATXH. Đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát những lĩnh vực ảnh hƣởng lớn đến kinh tế, xã hội nhƣ: ma túy, cháy nổ, an toàn giao thông...

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Xu thế hội nhập và mở rộng quan hệ hợp tác về mọi mặt kinh tế, xã hội với các nƣớc trên thế giới là vấn đề đƣợc quan tâm của Nhà nƣớc. Nhà nƣớc pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân sẽ tiếp tục đƣợc xây dựng và hoàn thiện, tạo ra những thuận lợi mới cho công tác QLNN về TTATXH những năm tới.

Tỉnh Xay Nha Bu Ly những năm gần đây đã có những bƣớc phát triển, cần đẩy mạnh kiện toàn và nâng cao chất lƣợng hoạt động của hệ thống chính trị nhằm tăng cƣờng vai trò, hiệu lực của chủ thể QLNN về TTATXH trên địa bàn tỉnh.Đồng thời tăng cƣờng giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, các qui định về giữ gìn an ninh, trật tự. Cần xác định rõ những vấn đề trọng tâm, trọng điểm trên các lĩnh vực chủ yếu của QLNN về TTATXH trên địa bàn để tập trung trí tuệ, lực lƣợng giải quyết và đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn, đƣa phong trào vào chiều sâu, tạo sự chuyển biến rõ rệt về hiệu quả công tác QLNN về TTATXH trên các lĩnh vực chủ yếu. Công an tỉnh cần làm tốt hơn nữa công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lƣợng trong sạch, vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng với vai trò lực lƣợng xung kích, nòng cốt trong QLNN về TTATXH trên địa bàn tỉnh.

KẾT LUẬN

QLNN về TTATXH là một nội dung quan trọng, không thể thiếu của công tác QLNN về ANTT. Về thực chất, đó là hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức xã hội đƣợc nhà nƣớc ủy quyền tiến hành trên cơ sở pháp luật nhằm bảo vệ, duy trì trạng thái ổn định, bình yên, trật tự của các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Đó là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến cơ sở, trong đó lực lƣợng Công an nhân dân đƣợc xác định có vai trò lực lƣợng xung kích, nòng cốt.

TTATXH phải đƣợc đảm bảo tại địa phƣơng, nói cách khác, các địa phƣơng, địa bàn cơ sở giữ gìn đƣợc trạng thái trật tự an toàn của mình, điều đó trực tiếp quyết định đến trạng thái trật tự, an toàn của toàn bộ xã hội. Vì vậy vấn đề nâng cao hiệu lực QLNN về TTATXH trên địa bàn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhận thức sâu sắc điều đó, luận văn đã lựa chọn tỉnh Xay Nha Bu Ly là địa bàn để tiến hành việc nghiên cứu lý luận cũng nhƣ khảo sát ứng dụng vào thực tế. Luận văn đã đạt đƣợc những kết quả chủ yếu sau:

Đã khái quát đƣợc những vấn đề cơ bản thuộc lý luận về QLNN nói chung, QLNN về TTATXH nói riêng nhƣ khái niệm, nội dung, các quan điểm cần quán triệt, các biện pháp tiến hành, chủ thể quản lý.

Đã khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Xay Nha Bu Ly có liên quan, tác động và ảnh hƣởng đến công tác QLNN về TTATXH của hệ thống chính trị tỉnh nói chung và trực tiếp là Công an tỉnh nói riêng. Luận văn tiến hành khảo sát, hệ thống những hoạt động chủ yếu của Công an tỉnh, với tƣ cách là lực lƣợng nòng cốt, xung kích của tỉnh trên lĩnh vực QLNN về TTATXH trên địa bàn, từ đó luận văn đã khái quát rút ra những nhận xét đánh giá về ƣu, nhƣợc của những hoạt động đó, đồng thời chỉ rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan của những tồn tại, hạn chế.

Đã đƣa ra những dự báo tình hình có liên quan trực tiếp đến công tác QLNN về TTATXH của tỉnh Xay Nha Bu Ly. Những dự báo này cùng với những đánh giá thực trạng và nguyên nhân của những hạn chế, đã đƣợc sử dụng làm cơ sơ cho những đề xuất về phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực QLNN về TTATXH trên địa bàn tỉnh Xay Nha Bu Ly. Những phƣơng hƣớng là toàn diện từ kiện toàn, tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của hệ thống chính trị đến tăng cƣờng vận động quần chúng nhân dân tham gia. Đặc biệt luận văn đƣa ra những giải pháp khá cụ thể nhằm tăng cƣờng hiệu quả công tác QLNN về TTATXH của Công an tỉnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Nhật Anh (2003), “Giải pháp cai nghiện ma túy và phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS cho ngƣời chƣa thành niên phạm pháp đang theo học tại trại giáo dƣỡng số 5”, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Long An.

2. Bộ Công an - Viện Nghiên cứu Chiến lƣợc và Khoa học Công an (2005),

Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam, Nxb Công an nhân dân. 3. Bộ Công an (2005), “Những giải pháp nâng cao hiệu quả tuần tra, kiểm

soát, xử lý vi phạm hành chính góp phần đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ của Cảnh sát giao thông”,Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

4. Lê Đức Cảnh (2016), “Quản lý nhà nƣớc đối với các trƣờng giáo dƣỡng ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.

5. Phạm Văn Đức (1998), Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

6. Cao Mạnh Hà (1997), “Giải pháp quản lý, giáo dục ngƣời chƣa thành niên phạm pháp đã sử dụng chất ma túy học tại Trƣờng giáo dƣỡng số 4”, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Đồng Nai.

7. Vũ Văn Hiền (2003), Một số lí luận cơ bản về hoạt động nghiệp vụ của lực lượng cảnh sát quản lý hành chính, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 8. Trần Xuân Học (2012), Quản lý Nhà nƣớc về trật tự an toàn xã hội trên

địa bàn phƣờng Dịch Vọng hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội.

9. Học viện Cảnh sát nhân dân (2003), Giáo trình một số lí luận cơ bản về hoạt động nghiệp vụ của lực lượng cảnh sát quản lí hành chính, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

10.Học viện Cảnh sát nhân dân (2007), Giáo trình quản lí nhà nước về an ninh trật tự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

11.Học viện Cảnh sát nhân dân (2007), Giáo trình Những vấn đề cơ bản về tam giam tạm giữ, thi hành án phạt tù, thi hành quyết định xử lý hành chính đƣa vào cơ sở giáo dục, trƣờng giáo dƣỡng, Hà Nội.

12.Học viện Cảnh sát nhân dân (2010), Giáo trình Quản lý nhà nước về an ninh trật tự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

13.Học viện Cảnh sát nhân dân (2012), Giáo trình Tổ chức và hoạt động của lực lƣợng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tƣ pháp, Hà Nội.

14.Học viện Hành Chính (2006), Tài liệu tham khảo quản lí hành chính nhà nước về văn hoá - xã hội, giáo dục - y tế, an ninh - quốc phòng, Lƣu hành nội bộ.

15. Học viện Hành chính (2011), Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, tập 1, Nxb Lao động, Hà Nội.

16. Đinh Trọng Hoàn (2009), Kỹ năng giao tiếp của cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

17.Dƣơng Quốc Hoàng (2005), Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trên lĩnh vực giao thông đƣờng bộ ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

18.Nguyễn Duy Hùng, Hồ Trọng Ngữ (1997), “Những vấn đề lí luận và thực tiễn quản lý nhà nƣớc về an ninh trật tự”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội.

19.Nguyễn Duy Hùng, Hồ Trọng Ngũ (1998), Sách chuyên khảo “Bƣớc đầu tìm hiểu QLNN về ANTT”, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 20.Nguyễn Văn Kiên (2008) “Quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn xã hội trên

địa bàn tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội.

21. Nguyễn Lân (2003), Từ điển Từ và Ngữ Hán - Việt, Nxb Văn học, Hà Nội. 22.Trần Viết Long (chủ biên) (2007), Quản lý nhà nước về an ninh trật tự,

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

23.Trần Đại Quang (1996), “Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về an ninh quốc gia ở nƣớc ta hiện nay”, Luận án Phó Tiến sĩ Luật học, Hà Nội.

24. Lê Ngọc Thanh (1996), Một số vấn đề lí luận cơ bản quản lý nhà nước về An ninh trật tự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

25.Khƣu Công Thuận (2017), “QLNN về TTATXH của UBND phƣờng tại quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Quản lý công, Học viện Hành chính quốc gia, Thành phố Hồ Chí Mình.

26.Lê Thế Tiệm (1995), “Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về trật tự an toàn xã hội trong hoạt động của lực lƣợng công an nhân dân”,

Luận án Phó Tiến sĩ Luật học, Hà Nội.

27. Nguyễn Xuân Yêm (1998), Một số vấn đề quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.

28.Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), Nxb Đà Nẵng, Hà Nội - Đà Nẵng.

Tài liệu tiếng Lào

29.Phengsone VONG SOUVANH (2014), Quản lý nhà nƣớc về an ninh của công an Lào, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Cảnh sát nhân dân quốc gia Lào, Viêng Chăn.

30.Savanh POMNIMIT (2016), Phƣơng pháp điều tra tình hình an ninh tỉnh Luongpabang, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Cảnh sát nhân dân quốc gia Lào, Viêng Chăn.

31.Vannasine PHOMAVANH (2014), Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Viêng Chăn hiện nay, Luận văn thạc sĩ , Trƣờng Cảnh sát nhân dân quốc gia Lào, Viêng Chăn.

32.Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chanthabuly, Viêng Chăn.

33.Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chanthabuly, Viêng Chăn.

34.Nghị quyết số 35/ CTTĐ, ngày 8/12/2011 của Cục chính trị Trung tâm Đảng về tăng cƣờng việc bảo vệ an ninh quốc gia

35.Luật Cán bộ, công chức năm 2015.

36.Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2012. 37.Luật Thanh tra nhà nƣớc năm 2007.

38.Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2007. 39.Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2012.

40.Luật Giao thông đƣờng bộ năm 1999. 41.Luật Phòng, chống ma túy năm 2007. 42. Luật tố tụng hình sự năm 2012

43. Luật hình sự năm 2012.

44. Quyết định số 136/ TTg kiểm tra ngƣời đi – vào nƣớc và quản lý ngƣời nƣớc ngoài

45. Quyết định số 188/TTg về xử lý và phạt ngƣời vi phạm pháp luật giao thông

46.Chỉ thị số 27/TTg ngày 02/10/2011 về tăng cƣờng công tác phòng, chống và xử lý các vấn đề tệ nạn xã hội.

47. Quyết định của Bộ trƣởng An ninh tổ chức hoạt động sở công an tỉnh Xay Nha Bu Ly

48. Quyết định số 514/BCA, ngày 17/6/2008 về tổ chức và hoạt động của công an làng

49. Quyết định số 818/BCA, ngày 15/6/2012 về hoạt động làng bảo vệ an ninh tốt

50.Công an tỉnh Xay Nha Bu Ly, Chƣơng trình hành động số 2433/CATXL ngày 25/6/2013 tổ chức thực hiện 04 đề án về trật tự an toàn XH tỉnh Xay Nha Bu Ly năm 2013 - 2015.

51.Công an tỉnh Xay Nha Bu Ly, Báo cáo tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018.

52.Ủy ban nhân dân tỉnh Xay Nha Bu Ly, Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kinh tế - xã hội năm 2017 và phƣơng hƣớng nhiệm vụ trọng tâm năm 2018.

53.Ủy ban nhân dân tỉnh Xay Nha Bu Ly, Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kinh tế - xã hội năm 2016 và phƣơng hƣớng nhiệm vụ trọng tâm năm 2017.

54.Ủy ban nhân dân tỉnh Xay Nha Bu Ly, Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kinh tế - xã hội năm 2015 và phƣơng hƣớng nhiệm vụ trọng tâm năm 2016.

55.Báo cáo của Viện kiểm sát tỉnh năm 2017- 2018.

Website

56. http://www.laosecurity.gov.la 57. www.laogov.gov.la

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh xay nha bu ly, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 99)