bài học rút ra cho Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính trong một số đơn vị sự nghiệp kinh tế tế
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Ban quản lý dự án 2 thuộc Bộ Giao thông Vận tải
xây dựng công trình giao thông, chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc về quản lý vốn trong nƣớc và vốn nƣớc ngoài nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ. Là ban quản lý dự án chuyên ngành do Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập, có tƣ cách pháp nhân đầy đủ và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về mọi hoạt động của mình. Ban quản lý dự án 2 chịu sự chỉ đạo trực tiếp toàn diện của chức năng của Bộ.
- Nổi bật trong quản lý tài chính tại Ban quản lý dự án 2 là đơn vị đã xây dựng đƣợc nội quy thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Đối với Ban quản lý dự án 2 hiện nay, một trong các biện pháp tăng thu, tiết kiệm chi là ban hành các quy định đồng thời giáo dục động viên cán bộ, viên chức và ngƣời lao động thực hiện về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Ban quản lý dự án 2 đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn cơ quan,công khai toàn cơ quan, gửi cơ quan Bộ Giao thông Vận tải, gửi KBNN nơi giao dịch để kiểm soát chi theo quy định, Phòng Tài chính- Kế toán để theo dõi, giám sát.
+ Ban quản lý dự án 2 đã rà soát sửa đổi bổ sung các định mức kinh tế - kỹ thuật nhƣ: định mức lao động, định mức vật tƣ, định mức chi phí khác phù hợp với tình hình thực tế; tận dụng triệt để vật tƣ tồn kho còn sử dụng
đƣợc, hạn chế việc mua sắm không cần thiết.
+ Ban đã rà soát lại công tác thiết kế lắp đặt thiết bị sử dụng điện tại các phòng làm việc, hội trƣờng, phòng máy chủ... để điều chỉnh thiết kế sao cho hợp lý đảm bảo tiết kiệm;
+ Tăng cƣờng sử dụng thiết bị tiết kiệm điện tại các phòng làm việc, phòng họp, phòng máy chủ hoặc nơi công cộng nhƣ hệ thống đèn chiếu sáng, đèn bảo vệ... Ban hành quy định cụ thể về sử dụng, tiết kiệm điện tại các phòng làm việc và phòng họp nhƣ: Phòng làm việc và phòng họp khi không có ngƣời phải tắt các thiết bị đèn, quạt, điều hòa.
+ Đối với việc quản lý sử dụng nƣớc Ban quản lý dự án 2 đã chỉ đạo Phòng Tổ chức Hành chính tăng cƣờng kiểm tra việc sử dụng nƣớc, kiểm tra thiết bị sử dụng để kịp thời xử lý khi hƣ hỏng kết hợp với việc tăng cƣờng lắp đặt thiết bị tiết kiệm nƣớc.
+ Quy định sử dụng điện thoại kết hợp với biện pháp kiểm tra quản lý gọi đƣờng dài, liên tỉnh.
+ Ban quản lý dự án 2 có quy định chặt chẽ về quy định làm thêm giờ cũng nhƣ biện pháp theo dõi kiểm tra cách tính công tại đơn vị tránh thất thoát hoặc thực hiện không đúng chế độ.
+ Ban quản lý dự án 2 đã có biện pháp kiểm tra về mức độ cần thiết khi duyệt mua sắm, trang bị.
Trong quá trình triển khai thực hiện công tác QLTC tại đơn vị, Ban quản lý dự án 2 đã tiết kiệm đƣợc một phần nguồn kinh phí đƣợc giao tự chủ tài chính (các khoản thanh toán cho cá nhân, các khoản thanh toán dịch vụ công cộng, chi phí vật tƣ văn phòng, thông tin, liên lạc...) để bổ sung thêm thu nhập cho cán bộ, công chức với hệ số lƣơng tăng thêm tối đa không quá 1,0 lần so với mức tiền lƣơng cấp bậc, chức vụ do nhà nƣớc quy định, chi khen thƣởng phúc lợi. Số kinh phí tiết kiệm đƣợc không chi hết có thể chuyển sang năm sau sử dụng.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Ban quản lý dự án Thăng Long thuộc Bộ Giao thông Vận tải
Trên tinh thần thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về cải cách hành chính, Bộ Giao thông vận tải đã tiến hành sắp xếp lại các cơ quan trực thuộc Bộ. Ngoài các đơn vị sự nghiệp, Bộ tiến hành sắp xếp lại các ban QLDA trên tinh thần tinh gọn các đầu mối nhƣng vẫn đảm bảo đáp ứng đƣợc các yêu cầu, mỗi chuyên ngành đều có ban QLDA chuyên ngành để đáp ứng tính chuyên môn cao; tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại và tăng hiệu quả quản lý của các ban QLDA. Tháng 5/2017, tiến hành hợp nhất giữa PMU 1 và PMU Thăng Long thành Ban QLDA Thăng Long. Ban quản lý các dự án đầu tƣ hạ tầng giao thông sử dụng nguồn vốn ODA.
- Nổi bật trong quản lý tài chính tại Ban QLDA Thăng Long là đơn vị đã chú trọng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ kế toán của Ban. Trong quá trình đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính, Ban QLDA Thăng Long đã không ngừng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ kế toán – đội ngũ quyết định chất lƣợng, công tác hạch toán, kế toán và quản lý tài chính của Ban. Cụ thr
+ Ban QLDA Thăng Long xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ kế toán tài chính. Từ đó, làm căn cứ tuyển dụng cán bộ mới, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ đƣợc làm việc theo đúng chuyên môn đƣợc đào tạo, vị trí đƣợc tuyển dụng nhằm phát huy năng lực cán bộ, nâng cao kinh nghiệm và chuyên môn công tác;
+ Tích cực cử cán bộ trẻ làm công tác kế toán tài chính đi học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ ở trong và ngoài nƣớc;
+ Đối với một số cán bộ hiện đang công tác có trình độ nghiệp vụ thấp, Ban QLDA Thăng Long đã có kế hoạch đào tạo và bồi dƣỡng để nâng cao trình độ. Có chính sách động viên, khuyến khích cán bộ học tập đáp ứng yêu
cầu chuyên môn đƣợc giao, trong đó cần có sự kết hợp với nỗ lực của từng cá nhân;
+ Ban QLDA Thăng Long cử cán bộ kế toán tham gia các lớp tập huấn, bồi dƣỡng các chế độ, chính sách mới về quản lý tài chính nhất là các văn bản mới liên quan đến cơ chế TCTC giúp cán bộ kế toán đƣợc cập nhật và nghiên cứu thực hiện đúng, hiệu quả các văn bản quản lý của Nhà nƣớc;
+ Ban QLDA Thăng Long có kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng cho cán bộ về chính trị, tin học, ngoại ngữ nhằm trang bị kỹ năng cần thiết phục vụ công việc chuyên môn; tận dụng thế mạnh của Ban QLDA Thăng Long để nâng cao trình độ của cán bộ đáp ứng yêu cầu của quản lý tài chính trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin.
- Ngoài ra Ban QLDA Thăng Long còn tập trung mở rộng nguồn thu, ngoài công việc chính là quản lý dự án theo phân công của Bộ GTVT, Ban còn triển khai thêm công tác thẩm tra dự toán công trình và quản lý các dự án ngoài ngành. Nhằm đảm bảo chất lƣợng các công trình, dự án Ban QLDA Thăng Long đã thuê các đơn vị chuyên môn tíên hành kiểm tra, đánh giá chất lƣợng của các dự án thuộc Ban.