2.3.2.1. Những hạn chế - Quản lý thu
Mặc dù, kết quả đạt đƣợc rất đáng khích lệ, cơ chế quản lý thu vẫn chƣa thể hiện rõ tính trách nhiệm của các chủ thể tham gia.
+ Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và hoạt động kinh doanh của Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh chƣa đƣợc khai thác.
Qua phân tích cho thấy nguồn thu của Ban chƣa đa dạng, Trong khi đó Ban có thể mở rộng nguồn thu bằng cách chú trọng đến cung ứng các dịch vụ tƣ vấn xây dựng và lắp đặt, thẩm định dự án, mở rộng lĩnh vực không chỉ trong ngành giao thông mà còn về các lĩnh vực khác. Hiện nay, nguồn thu của Ban còn bị bó hẹp trong phạm vi hoạt động, chƣa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh hiện có dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực và không tạo ra cơ chế khuyến khích đội ngũ cán bộ, nhân viên trong Ban để phát huy tinh thần năng động, tự chủ trƣớc sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc.
- Quản lý hoạt động chi
đƣờng Hồ Chí Minh đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên, cơ chế quản lý trong hoạt động này vẫn tồn tại nhiều bất cập làm suy giảm hiệu quả chi tại Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh:
+ Việc thực hiện chi đã đƣợc quản lý chi tiết theo từng mục chi, tuy nhiên vẫn còn tình trạng không phản ảnh đầy đủ trong các báo cáo gây khó khăn cho hoạt động quản lý tài chính.
+ Cơ cấu về nội dung chi của Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minhcòn nhiều bất cập, chƣa tạo đƣợc cơ sở tiết kiệm và tăng hiệu quả công việc. Ví dụ, trong quy chế chi tiêu nội bộ có những điều khoản về tiền lƣơng chƣa bám sát thực tế và hiệu quả công việc của cán bộ công nhân viên mà chế độ trả lƣơng còn mang nặng tính bình quân, trả theo thâm niên công tác nên chƣa có tác động khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn cũng nhƣ chƣa có động lực làm tăng năng suất lao động. Quy chế chi tiêu nội bộ của Ban chƣa quy định mức chi văn phòng phẩm, in ấn… nên gây lãng phí và khó khăn trong việc quản lý.
+ Hiện nay, cơ chế chính sách về quản lý chi mới tập trung vào quản lý nguồn lực đầu vào mà chƣa gắn với kết quả của sản phẩm cuối cùng; còn biểu hiện chƣa hợp lý, chƣa đồng bộ, thiếu thống nhất và còn kẽ hở. Từ đó việc quản lý, sử dụng kinh phí hàng năm hiệu quả chƣa cao, còn lãng phí, thất thoát.
+ Đối với quy chế chi tiêu nội bộ, mặc dù Nghị định quy định việc tham gia lấy ý kiến của ngƣời lao động, tuy nhiên, đóng góp ý kiến của ngƣời lao động không thực sự có giá trị. Điều này một phần là do hạn chế nguồn thu không đủ để đáp ứng các mong muốn, yêu cầu của cán bộ viên chức trong Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh, làm hạn chế tham gia dân chủ trong phân phối kết quả lao động;
+ Mặc dù đƣợc giao thực hiện tự chủ, tuy nhiên bộ máy quản lý của Ban còn cồng kềnh và hoạt động chƣa hiệu quả. Ban chƣa định biên đƣợc số lƣợng
biên chế của từng phòng nên có hiện tƣợng một số phòng ban thiếu biện chế trong khi một số phòng ban khác lại thừa nên dẫn đến tình trạng bộ số bộ phận công việc làm không hết trong khi một số đơn vị khác không có việc làm. Hoạt động ở một số bộ phận, đơn vị giúp việc chƣa đáp ứng kịp thời theo yêu cầu của ban lãnh đạo và hiệu quả làm việc còn hạn chế.
- Quản lý phân phối kết quả hoạt động tài chính:
Việc xác định kinh phí tiết kiệm đƣợc chƣa sát thực tế, nguyên nhân là cơ chế tạo lập các quỹ còn chung chung, chƣa quy định cụ thể rõ ràng cho các loại hình đơn vị, dẫn đến thực hiện rập khuôn máy móc. Ngoài ra, cơ chế quản lý còn chƣa thích ứng với cơ chế mới, bộ máy tài chính kế toán của đơn vị chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu dẫn đến việc triển khai còn lúng túng trong việc chi trả tiền lƣơng tăng thêm và trích lập các quỹ.
2.3.2.2. Nguyên nhân * Nguyên nhân khách quan
Do tiêu cực của cơ chế thị trƣờng tác động trực tiếp đến ngƣời làm công tác tài chính kế toán tại đơn vị; đồng thời với việc không đƣợc tập huấn nâng cao nghiệp vụ thƣờng xuyên đối với các cán bộ kế toán, đây là nguyên nhân dẫn đến các hiện tƣợng tiêu cực nhƣ sử dụng lãng phí kinh phí đƣợc giao, chi sai chế độ...
* Nguyên nhân chủ quan
- Việc lập kế hoạch quản lý chi cho từng khâu gặp nhiều khó khăn. Do đặc thù của ngành giao thông đƣờng bộ, sản phẩm của Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh là những dự án cầu đƣờng, hợp đồng kinh tế là những hợp đồng tƣ vấn thiết kế, là thành quả tổng hợp của nhiều loại hình lao động cụ thể từ tìm kiếm dự án, tính toán, lên kế hoạch quản lý chi cho từng khâu gặp nhiều khó khăn.
- Chƣa xây dựng đƣợc hệ thống khung định mức kinh tế kỹ thuật, nhân công, vật tƣ, thiết bị áp dụng cho dự án. Do thiếu khung định mức này nên
việc xây dựng dự toán và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nƣớc cho các dự án chƣa tiếp cận theo hƣớng tính đủ chi phí dẫn tới việc khó khăn trong xây dựng dự toán, kiểm soát chi và thanh quyết toán theo kết quả đầu ra của các dự án giao thông đƣờng bộ.
- Công tác tài chính kế toán chƣa đƣợc coi trọng đúng mức. Từ nhiều năm nay đội ngũ cán bộ tài chính kế toán ở Ban chƣa đƣợc củng cố và tăng cƣờng ngang với tầm nhiệm vụ, vì vậy đội ngũ cán bộ phụ trách tài chính kế toán trong Ban còn thiếu về số lƣợng, và kế toán các đơn vị cấp dƣới còn yếu về chuyên môn. Cán bộ quản lý tài chính ở các đơn vị cấp dƣới bao gồm các thủ trƣởng đơn vị, phụ trách kế toán còn yếu về chuyên môn hoặc các kế toán viên là kiêm nhiệm, thủ trƣởng đơn vị do bận công tác chuyên môn chƣa coi trọng công tác tài chính. Do vậy, vấn đề củng cố tài chính kế toán ở đơn vị cấp dƣới là khâu then chốt để tăng cƣờng công tác quản lý tài chính nói chung và công tác quản lý thu, chi nói riêng tại đơn vị.
- Quy chế chi tiêu nội bộ của Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh đƣợc xây dựng từ năm 2016 nên một số khoản mục chi tiêu trong quy chế không còn phù hợp với thực tế và cần đƣợc điều chỉnh. Quy chế tiền lƣơng chƣa đƣợc xây dựng gắn liền với hiệu quả làm việc, chƣa xây dựng đƣợc phƣơng pháp phân phối thu nhập bổ sung cho ngƣời lao động.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh trong chƣơng 2, tác giả đã tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
- Trình bày tổng quan về Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh.
- Phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh.
- Đánh giá những thành tựu đạt đƣợc và hạn chế trong việc thực hiện quản lý tài chính tại Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh, đồng thời chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế.
Từ những vấn đề đƣợc đề cập trong chƣơng 2, theo tác giả để tăng cƣờng quản lý tài chính tại Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh cần cân nhắc đƣa ra những giải pháp, kiến nghị trên cơ sở bám sát định hƣớng phát triển, hoàn thiện quản lý tài chính áp dụng đối với các ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc (bao gồm cả các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ nƣớc ngoài đƣợc cân đối vào ngân sách nhà nƣớc).. Nội dung này tác giả sẽ trình bày trong chƣơng 3.
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐƢỜNG HỒ CHÍ MINH