ở Việt Nam hiện nay
3.1.1. Quan điểm chung của nhà nước
Đổi mới quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp kinh tế là yêu cầu cần thiết trong việc đổi mới cơ bản, toàn diện hoạt động kinh tế ở nƣớc ta. Các định hƣớng đổi mới quản lý tài chính cần đƣợc thực hiện trên cơ sở quán triệt các quan điểm sau:
Một là: Tập trung ƣu tiên nguồn lực cho sự nghiệp phát triển nƣớc nhà. Đây là quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nƣớc qua các văn kiện Đại hội Đảng, thể hiện cụ thể trong Nghị quyết 20 của BCH TW khóa XI năm 2012 về thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế với mục tiêu “phát triển lực lƣợng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020 và là nƣớc công nghiệp hiện đại theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa vào giữa thể kỷ XXI”. Chính sách tài chính phát triển kinh tế phải thể hiện đƣợc sự quan tâm của Nhà nƣớc; NSNN phải đƣợc ƣu tiên dành tỷ lệ cao cho khoa học và công nghệ. Văn kiện Đại hội Đảng XII năm 2016 tiếp tục khẳng định cần phải “đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, phƣơng thức đầu tƣ và cơ chế tài chính cho đơn vị sự nghiệp kinh tế”. Đổi mới cơ chế quản lý nhất là cơ chế tự chủ về tài chính, tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp kinh tế. Nâng cao hiệu quả hoạt động các quỹ; có các chính sách khai thác nguồn thu, chính sách sử dụng hiệu quả nguồn tài chính qua đó tập trung mọi nguồn lực để
tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian để nghiên cứu, tăng thu nhập đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho cán bộ, viên chức nhằm thu hút nhân tài vào các đơn vị sự nghiệp kinh tế.
Hai là: Khắc phục triệt để tƣ tƣởng ỷ lại, bao cấp, bao biện, triển khai mạnh mẽ chủ trƣơng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp kinh tế theo cơ chế doanh nghiệp, đi đôi với việc đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực kinh tế. Những nội dung này chỉ có thể thực hiện khi có đủ nguồn lực tài chính. Hoàn thiện quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp kinh tế cần có những thay đổi trong cơ chế thu phí, chính sách khuyến khích tham gia cung cấp nguồn lực tài chính của các tổ chức, doanh nghiệp…Ngoài ra, một điều quan trọng là tiến tới điều chỉnh chính sách, cơ chế áp dụng nhƣ một doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thực thụ.
Đối với các đơn vị sự nghiệp kinh tế đảm bảo chi phí hoạt động, thực hiện đổi mới cơ chế tài chính theo hƣớng trao quyền tự chủ nhiều hơn thông qua hình thức giao vốn, bảo toàn phát triển vốn và hạch toán chi phí, quản trị nhƣ các doanh nghiệp.
Nhằm hoàn thiện quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp kinh tế, một trong những vấn đề hàng đầu đặt ra là cần phát huy đƣợc tính tự chủ trong quản lý và thực hiện đối với các đơn vị. Những bất cập, mâu thuẫn trong cơ chế hiện nay cần đƣợc thay đổi, cải thiện. Không thể vừa muốn nâng cao chất lƣợng, vừa tăng thu nhập cho ngƣời lao động trong điều kiện bó hẹp nguồn thu. Không thể muốn thực hiện công bằng xã hội trong khi vẫn dàn trải trong phân bổ NSNN. Các đơn vị cần đƣợc nâng cao tính tự chủ trong huy động và sử dụng nguồn tài chính trên cơ sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, khả năng tạo lập nguồn thu của từng đơn vị sự nghiệp kinh tế .
Ba là: Phân định rõ trách nhiệm trong quản lý tài chính kinh tế. Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quản lý tài chính kinh tế, trong đó quy
định rõ chức năng nhiệm vụ của các Bộ, ngành Trung ƣơng, của các cơ quan địa phƣơng trong phối hợp quản lý, kiểm tra, giám sát và báo cáo về tài chính kinh tế. Thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính, bản thân các đơn vị sự nghiệp kinh tế cần phải đảm bảo cân bằng giữa chất lƣợng dịch vụ và nguồn tài chính đƣợc huy động. Công khai tài chính, tình hình thu chi, sử dụng kết quả tài chính trong năm theo đúng quy định.
3.1.2. Quan điểm của Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh
Cùng với sự phát triển của xã hội, sự thay đổi quan điểm trong quản lý kinh tế nói chung và quản lý giao thông đƣờng bộ nói riêng, xuất phát từ chủ trƣơng chung của Đảng và nhà nƣớc, Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính là tất yếu. Trong quá trình chuẩn bị, xây dựng những quy định để thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh, Ban đã nghiên cứu các phƣơng hƣớng, mục tiêu thực hiện để không ngừng hoàn thiện công tác tài chính, tăng cƣờng nguồn thu và giảm bớt các khoản chi gây lãng phí cho Ban trong thời gian sắp tới.
- Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính phải gắn liền với việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Ban. Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ xây dựng phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, phù hợp với khả năng chuyên môn và tài chính của Ban, không ảnh hƣởng đến nhiệm vụ chính của Ban.
- Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính phải gắn liền với việc sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài chính, Ban chủ động cân đối thu chi, tài chính hợp lý cho công việc chung của Ban .
- Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ phải gắn liền với sự ổn định của tiền lƣơng tăng thêm cho cán bộ công chức. Ban đã cố gắng nâng lƣơng để đảm bảo tăng thêm thu nhập cho cán bộ, để có thu nhập ổn định Ban phải trích lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập theo từng năm.
với việc chủ động tạo ra nguồn thu, sử dụng nguồn tài chính một cách hiệu quả, tiết kiệm, hạn chế những khoản chi ngoài dự kiến.
- Thực hiện quyền tự chủ phải gắn với trách nhiệm trƣớc cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trƣớc pháp luật về những quyết định của mình; đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh
3.2.1. Nâng cao nhận thức và tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo, điều hành
Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc đòi hỏi phải có sự thay đổi mạnh mẽ về tƣ duy, nhận thức, tƣ tƣởng và hành động của mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, công chức, ngƣời lao động. Đó không chỉ là công việc của các ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc mà là công việc chung của các cơ quan nhà nƣớc nói riêng và toàn xã hội nói chung, bởi vì hoạt động ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc luôn gắn liền, chịu sự tác động, chi phối của hoạt động quản lý nhà nƣớc và có sự đóng góp cho sự phát triển của toàn xã hội. Tuy nhiên, các cơ quan hành chính thì thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc, còn ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc lại có chức năng cung cấp các dịch vụ công cộng. Từ đó cơ chế và phƣơng thức quản lý mới của các cơ quan hành chính nhà nƣớc đối với ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc phải đảm bảo tính phù hợp, cần xoá bỏ tình trạng “hành chính hoá” các hoạt động sự nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nƣớc không can thiệp quá sâu vào hoạt động nội bộ của ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc.
Từ những quan điểm chủ đạo trên, Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh cần thƣờng xuyên nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, ngƣời lao động về quản lý tài chính trong Ban. Ban cần đề nghị cơ quan chủ
quản và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, xem xét để tách bạch nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc và hoạt động sự nghiệp tại đơn vị mình.
Hàng năm, Ban nên có kế hoạch bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế toán để họ tham mƣu cho lãnh đạo và thực hiện vai trò hƣỡng dẫn cho cán bộ, công chức, ngƣời lao động thực hiện đúng theo các chế độ do nhà nƣớc ban hành.
3.2.2. Quản lý tài chính theo kết quả đầu ra
Áp dụng phƣơng thức quản lý theo đầu ra gắn với trách nhiệm giải trình, đồng thời tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát, tập trung vào kiểm soát kết quả thực hiện nhiệm vụ, kết quả hoạt động, định hƣớng chiến lƣợc phát triển của Ban thay vì gò bó theo chế độ định mức chi tiêu nhƣ hiện nay. Nội dung cơ bản của nó là:
- Mô tả công việc của từng cá nhân trong các bộ phận. - Xác định chức năng chuẩn cho từng cá nhân và bộ phận. Trên cơ sở đó sẽ xác định:
- Về lao động: Cần những loại lao động có trình độ nào, số lƣợng. - Điều kiện về trang thiết bị làm việc nhƣ: bàn ghế, máy móc, thiết bị... - Phải đạt đƣợc những kết quả công việc gì.
- Cần bao nhiêu kinh phí để thực hiện.
Với những nội dung nhƣ vậy, về mặt đề xuất nghiên cứu áp dụng quản lý tài chính theo kết quả đầu ra yêu cầu Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh:
- Thực hiện theo quy trình trên.
- Xây dựng những định mức ban đầu về các khoản kinh phí. - Xây dựng phƣơng pháp đánh giá kết quả với việc cấp kinh phí.
3.2.3. Hoàn thiện tổ chức, quản lý tại Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh
* Thuê khoán đối với chi thường xuyên
còn là phạm trù tƣơng đối do sự ảnh hƣởng và phụ thuộc lẫn nhau. Vì vậy, năng lực của ngƣời lãnh đạo đƣợc coi nhƣ yếu tố quyết định sự thành bại của đơn vị.
Các lãnh đạo muốn gắn bó những ngƣời lao động với tổ chức, họ phải có năng lực điều hành đơn vị, không những đảm bảo các mục tiêu đề ra mà còn phải đảm bảo cho những ngƣời lao động có thu nhập ổn định, có công ăn việc làm thƣờng xuyên, làm sao cho thu nhập đủ cho họ và hơn thế nữa là cho gia đình họ để họ say mê, tận tụy và sáng tạo trong công việc. Nếu lãnh đạo thiếu năng lực, họ khó có thể có khả năng đánh giá đúng ngƣời lao động và tất nhiên kết quả cái mà ngƣời lao động nhận đƣợc là sự thiếu công bằng về thu nhập và tinh thần.
Định mức chi không những là căn cứ để lập kế hoạch, phân bổ kinh phí theo các nội dung đã đƣợc xác định mà còn là cơ sở vững chắc để tiến hành công tác kiểm tra, kiểm soát trong toàn bộ quá trình chi ngân sách từ lập dự toán, chấp hành dự toán đến quyết toán ngân sách.
Mỗi nội dung từ nguồn chi phí quản lý dự án tính trong tổng mức đầu tƣ của các dự án đƣợc giao nhiệm vụ quản lý và thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền cho các Ban phải có tiêu chuẩn, định mức cụ thể, phù hợp với điều kiện của từng lĩnh vực hoạt động. Chúng đƣợc xây dựng dựa trên những căn cứ tính toán khoa học, số liệu thống kê hàng năm... có nhƣ vậy thì định mức đó mới có tính thuyết phục để hình thành ngân sách cho từng lĩnh vực và đảm bảo pháp lý cho công tác quản lý chi đạt hiệu quả.
Thực trạng những năm qua cho thấy hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu cho lĩnh vực giao thông nói chung và Ban nói riêng chƣa đƣợc chú ý đúng mức, chƣa hợp lý và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Trong thực tế, nhiều định mức chỉ dùng làm căn cứ để định kế hoạch, còn trong quá trình thực hiện, quản lý và điều hành ngân sách thì vận dụng còn tuỳ tiện, vƣợt định mức quy định (ví dụ: chế độ chi tiếp khách, sửa chữa lớn TSCĐ,
sử dụng xe công...), thậm chí có những khoản chi thƣờng xuyên phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị nhƣ: tiền thuê phƣơng tiện, máy móc thực hiện dự án, tiền xăng xe đi công tác... Cũng vì mức chi không hợp lý nên công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chi gặp khó khăn đối với việc thực hiện chƣa đúng của các đơn vị. Ban đã xây dựng đƣợc Quy chế chi tiêu nội bộ áp dụng thống nhất trong đơn vị nhƣng một số phòng còn chƣa thực hiện đúng theo các nội dung, định mức trong quy chế.
* Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ
Việc tăng cƣờng quản lý chi tiêu cần thiết phải đƣợc thực hiện ở tất cả các khâu của quy trình ngân sách, cần kiên quyết cắt giảm các nội dung chi tiêu không cần thiết, không mang lại hiệu quả, mang tính hình thức, tăng cƣờn quản lý giám sát việc chấp hành các chế độ chi tiêu của nhà nƣớc, đồng thời có biện pháp phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cán bộ, mỗi bộ phận sử dụng kinh phí. Một trong những giải pháp để thực hiện đƣợc những đièu trên là Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh cần đánh giá lại và hoàn thiện hơn quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị trong giai đoạn tới. Trên cơ sở quy định hiện hành của Nhà nƣớc, có tính đến những đặc điểm thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh, hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo cho toàn Ban hoàn thành nhiệm vụ chính trị, thực hiện hoạt động thƣờng xuyên phù hợp với đặc tính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ. Quy chế chi tiêu nội bộ đƣợc xây dựng và thảo luận dân chủ, công khai, phải đƣợc báo cáo thông qua hội nghị cán bộ công nhân viên của đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ phải đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi, khuyến khích ngƣời lao động nâng cao hiệu quả làm việc.
3.2.4. Tăng cường quản lý, sử dụng nguồn chi phí quản lý dự án tính trong tổng mức đầu tư của các dự án được giao thông qua việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ.
Tăng cƣờng quản lý chi tiêu nguồn chi phí quản lý dự án tính trong tổng mức đầu tƣ của các dự án đƣợc giao chính là việc nâng cao ý thức sử dụng kinh phí NSNN, làm giảm tình trạng lãng phí, tăng khả năng tiết kiệm chi, từ đó góp phần nâng cao năng lực hoạt động cho Ban và tăng thu nhập cho ngƣời lao động.
Việc tăng cƣờng quản lý chi tiêu đối với ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc cần thiết phải đƣợc thực hiện ở tất cả các khâu của quy trình ngân sách, cần kiên quyết cắt giảm các nội dung chi tiêu không cần thiết, không mang lại hiệu quả, mang tính hình thức, tăng cƣờng quản lý giám sát việc chấp hành các chế độ chi tiêu của nhà nƣớc, đồng thời có biện pháp phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cán bộ, mỗi bộ phận sử dụng kinh phí trong việc sử dụng ngân sách.