Thực trạng phân phối kết quả hoạt động tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại ban quản lý dự án đường hồ chí minh thuộc bộ giao thông vận tải (Trang 58)

Phân phối kết quả hoạt động tài chính hay phần kinh phí tiết kiệm đƣợc Nhà nƣớc giao quyền tự chủ cho các Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh trong việc trích lập các quỹ theo những khung giới hạn nhất định về quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, thu nhập tăng thêm và khen thƣởng phúc lợi. Hàng năm, căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, sau khi trang trải các khoản chi phí, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nƣớc theo quy định (thuế và các khoản phải nộp), số chênh lệch thu lớn hơn chi Giám đốc Ban sẽ chủ động quyết định việc trích lập quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ sau khi thống nhất với tổ chức công đoàn của đơn vị. Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh trích lập các quỹ: quỹ đầu tƣ phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi.

- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu tƣ, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, góp vốn liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc để tổ chức hoạt động dịch vụ. Quỹ này đƣợc trích lập đầu tiên với mức trích lập khoảng 40% tổng thu lớn hơn chi. Thực tế cho thấy đối với các Ban sự nghiệp kinh tế tự chủ một phần kinh phí hoạt động do chênh lệch thu chi còn thấp nên chƣa chú trọng đến trích lập quỹ đầu tƣ phát triển mà thƣờng trích lập quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi để chi cho cán bộ viên chức; còn Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh tự chủ hoàn toàn về kinh phí hoạt động do không đƣợc ngân sách nhà nƣớc cấp kinh phí chi thƣờng xuyên nên có xu hƣớng tăng trích lập quỹ đầu tƣ phát triển để đảm bảo phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.

- Quỹ bổ sung thu nhập và dự phòng đƣợc sử dụng cho các mục đích: Chi bổ sung thu nhập cho cán bộ công nhân viên vào các ngày Lễ, Tết, các ngày kỷ niệm của Ban , của ngành, tổng kết, đại hội trong năm…; Chi bổ sung trong các trƣờng hợp đột xuất khác; Chi trả tiền lƣơng cho cán bộ công

nhân viên ngày nghỉ phép, nghỉ việc riêng đƣợc hƣởng theo chế độ quy định; Chi trả trợ cấp chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc theo các quy định hiện hành; Chi trả tiền lƣơng trong các trƣờng hợp khác nhƣ không bố trí đƣợc công việc, chờ việc, nghỉ chờ chế độ…

Ban trực tiếp quản lý và sử dụng quỹ bổ sung thu nhập và dự phòng để chi theo đúng các mục đích nêu trên. Quỹ của các đơn vị trực thuộc do các dơn vị đó quản lý và sử dụng để chi cho cán bộ công nhân viên của đơn vị theo quy định quản lý và sử dụng của đơn vị. Ban bổ sung thu nhập cho ngƣời lao động trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động, căn cứ vào năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và mức độ đóng góp của mỗi ngƣời. Quỹ này đƣợc trích 10-15% tổng chệnh lệch thu lớn hơn chi.

- Quỹ khen thƣởng đƣợc dùng để thƣởng cuối năm hoặc thƣờng kỳ trên cơ sở năng suất lao động và thành tích công tác của mỗi cán bộ, công nhân viên trong Ban; thƣởng đột xuất cho các cá nhân tập thể trong Ban; thƣởng cho những cá nhân và đơn vị ngoài Ban có đóng góp nhiều cho hoạt động kinh doanh, công tác quản lý của Ban;

- Quỹ phúc lợi dùng để đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của Ban; Chi cho hoạt động phúc lợi công cộng của tập thể công nhân Ban; Sử dụng quỹ phúc lợi để trợ cấp khó khăn đột xuất cho những ngƣời lao động, kể cả trƣờng hợp về hƣu, về mất sức, lâm vào hoàn cảnh khó khăn và làm công tác từ thiện.

Quỹ khen thƣởng và quỹ phúc lợi đƣợc trích khoảng 20% chệnh lệch thu lớn hơn chi. Việc sử dụng quỹ phúc lợi do Giám đốc quyết định và phải có ý kiến của Công đoàn.

Cụ thể mức trích lập các quỹ của Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3: Bảng trích lập quỹ của Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh

Đvt: Nghìn đồng

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền (tr.đ) TT (%) Số tiền (tr.đ) TT (%) Số tiền (tr.đ) TT (%)

Quỹ đầu tƣ phát triển Quỹ bổ sung thu nhập

và dự phòng 2.907.158 3.075.279 9.079.193 Quỹ khen thƣởng, Quỹ

phúc lợi

Tổng cộng 2.907.158 100 3.075.279 100 9.079.193 100

Nguồn: Báo cáo tài chính Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh 2016-2018

Qua số liệu trên cho thấy Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh đã thực hiện trích lập quỹ theo quy định và việc trích lập quỹ nhằm để đảm bảo thu nhập cho cán bộ viên chức trong đơn vị. Việc tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính đã khuyến khích Ban chủ động hơn trong việc khai thác nguồn thu để tăng hoạt động sự nghiệp của Ban. Tuy nhin, giai đoạn 2016-2018 trích lập Quỹ đầu tƣ phát triển và Quỹ khen thƣởng, Quỹ phúc lợi chƣa đƣợc thực hiện.

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh

2.3.1. Những kết quả đạt được

Sự ra đời của Thông tƣ số 72/2017/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tƣ ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc đã góp phần hạn chế việc buông lỏng quản lý chi tiêu của các Ban QLDA, đồng thời chống thất thoát từ những khoản chi đối với các dự án có sử dụng vốn

NSNN. Giai đoạn 2016-2018 kết quả thực hiện cho thấy tình hình tài chính của Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh đã đƣợc cải thiện đáng kể, thể hiện ở một số mặt sau:

- Quản lý hoạt động thu

Thông tƣ 72/2017/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc ra đời đã giúp Ban quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc hiệu quả hơn. Những năm qua Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh đang tìm mọi biện pháp để tăng nguồn thu và khai thác nhiều nguồn thu mới, sử dụng hiệu quả các nguồn thu. Các dự án giao thông đƣờng bộ tiếp tục đƣợc đẩy mạnh, có nhiều dự án mới, dự án trọng điểm.

Mặt khác, việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ đƣợc thực hiện thống nhất trong đơn vị. Trong quy chế quy định chặt chẽ, tiết kiệm một số khoản chi nhƣ: điện, nƣớc, xăng dầu, hội nghị, công tác phí, tiếp khách, phúc lợi, lễ tết... Kiện toàn công tác tổ chức, bố trí hợp lý hoá từ khâu công việc chuyên môn và ƣu tiên đầu tƣ cho nhân tài, vật lực, cho việc nâng cao chất lƣợng chuyên môn, chú trọng những khâu, những hoạt động tạo ra nguồn thu cho đơn vị. Trên cơ sở tiết kiệm chi và kích thích tăng thêm đƣợc nguồn thu, chủ động bố trí các khoản chi phù hợp với nhiệm vụ đặc thù của Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để Ban hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, góp phần tăng thu nhập cho cán bộ, công chức và ngƣời lao động; đồng thời trích lập đƣợc các quỹ và bổ sung vào kinh phí hoạt động.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động sự nghiệp Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh đã thực hiện sắp xếp tổ chức theo hƣớng tinh gọn, xây dựng tiêu chuẩn chức danh cho từng cán bộ, công chức, ngƣời lao động. Trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ... cho họ. Đã tổ chức đƣợc nhiều lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức.

Trong quá trình thực hiện chế độ tài chính áp dụng cho ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc, Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh đã thực hiện một cách dân chủ, công khai nên đã đƣợc công chức, viên chức, ngƣời lao động trong toàn đơn vị đồng tình nhất trí.

- Quản lý hoạt động chi

+ Thực hỉện cơ chế tự chủ tài chính đã tạo điều kiện cho Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh chủ động sử dụng nguồn lực tài chính, lao động, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, đơn vị chủ động phân bổ nguồn tài chính theo nhu cầu chi tiêu thông qua xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, đƣợc điều chỉnh mục chi thƣờng xuyên trong khâu chấp hành so với dự toán cho phù hợp với chức năng thực hiện của đơn vị.

Cơ chế tự chủ tạo điều kiện để Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh chủ động sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính và cơ sở vật chất, tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức. Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh đã tìm ra và áp dụng những giải pháp quản lý nội bộ phù hợp với đặc điểm của đơn vị mình để tiết kiệm chi và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính.

+ Tạo điều kiện cho Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, công khai minh bạch, phát huy tính dân chủ, chủ động, sáng tạo của ngƣời lao động; nâng cao kỹ năng quản lý, chất lƣợng cung ứng dịch vụ công.

+ Các khoản chi trong Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh đƣợc quản lý chi tiết, cụ thể theo từng mục chi, nguồn chi, đã có sự kiểm soát về định lƣợng chi thông qua quy chế chi tiêu nội bộ đã xây dựng.

+ Tiền lƣơng bình quân qua các năm có sự tăng lên rõ rệt, thể hiện sự quan tâm của các cấp ngành, của Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh trong cải cách tiền lƣơng nâng cao chất lƣợng đời sống cho cán bộ, viên chức. Cụ thể, từ khi chuyển sang cơ chế tự chủ về tài chính, mức thu nhập của cán bộ, viên chức trong Ban tăng lên qua các năm, năm 2016 thu nhập bình quân

của cán bộ là 6.2 triệu đồng/ngƣời/tháng, năm 2017 là 7.3 triệu đồng/ngƣời/tháng, năm 2018 là 8.9 triệu đồng/ngƣời/tháng.

- Phân phối kết quả hoạt động tài chính

Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh cuối năm đều có nguồn kinh phí tiết đƣợc, kinh phí tiết kiệm tăng lên thể hiện quyết tâm trong hoạt động khuyến khích tăng thu, giảm chi phí trong các trƣờng nhằm tiếp tục mở rộng cung cấp các hoạt động sự nghiệp, đặc biệt chăm lo, cải thiện đời sống ngƣời lao động (các quỹ khen thƣởng, phúc lợi, thu nhập tăng thêm đều dành cho ngƣời lao động) từng bƣớc giữ chân đồng thời thu hút thêm ngƣời có trình độ chuyên môn, có năng lực vào làm việc tại Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế - Quản lý thu

Mặc dù, kết quả đạt đƣợc rất đáng khích lệ, cơ chế quản lý thu vẫn chƣa thể hiện rõ tính trách nhiệm của các chủ thể tham gia.

+ Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và hoạt động kinh doanh của Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh chƣa đƣợc khai thác.

Qua phân tích cho thấy nguồn thu của Ban chƣa đa dạng, Trong khi đó Ban có thể mở rộng nguồn thu bằng cách chú trọng đến cung ứng các dịch vụ tƣ vấn xây dựng và lắp đặt, thẩm định dự án, mở rộng lĩnh vực không chỉ trong ngành giao thông mà còn về các lĩnh vực khác. Hiện nay, nguồn thu của Ban còn bị bó hẹp trong phạm vi hoạt động, chƣa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh hiện có dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực và không tạo ra cơ chế khuyến khích đội ngũ cán bộ, nhân viên trong Ban để phát huy tinh thần năng động, tự chủ trƣớc sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc.

- Quản lý hoạt động chi

đƣờng Hồ Chí Minh đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên, cơ chế quản lý trong hoạt động này vẫn tồn tại nhiều bất cập làm suy giảm hiệu quả chi tại Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh:

+ Việc thực hiện chi đã đƣợc quản lý chi tiết theo từng mục chi, tuy nhiên vẫn còn tình trạng không phản ảnh đầy đủ trong các báo cáo gây khó khăn cho hoạt động quản lý tài chính.

+ Cơ cấu về nội dung chi của Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minhcòn nhiều bất cập, chƣa tạo đƣợc cơ sở tiết kiệm và tăng hiệu quả công việc. Ví dụ, trong quy chế chi tiêu nội bộ có những điều khoản về tiền lƣơng chƣa bám sát thực tế và hiệu quả công việc của cán bộ công nhân viên mà chế độ trả lƣơng còn mang nặng tính bình quân, trả theo thâm niên công tác nên chƣa có tác động khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn cũng nhƣ chƣa có động lực làm tăng năng suất lao động. Quy chế chi tiêu nội bộ của Ban chƣa quy định mức chi văn phòng phẩm, in ấn… nên gây lãng phí và khó khăn trong việc quản lý.

+ Hiện nay, cơ chế chính sách về quản lý chi mới tập trung vào quản lý nguồn lực đầu vào mà chƣa gắn với kết quả của sản phẩm cuối cùng; còn biểu hiện chƣa hợp lý, chƣa đồng bộ, thiếu thống nhất và còn kẽ hở. Từ đó việc quản lý, sử dụng kinh phí hàng năm hiệu quả chƣa cao, còn lãng phí, thất thoát.

+ Đối với quy chế chi tiêu nội bộ, mặc dù Nghị định quy định việc tham gia lấy ý kiến của ngƣời lao động, tuy nhiên, đóng góp ý kiến của ngƣời lao động không thực sự có giá trị. Điều này một phần là do hạn chế nguồn thu không đủ để đáp ứng các mong muốn, yêu cầu của cán bộ viên chức trong Ban quản lý dự án đƣờng Hồ Chí Minh, làm hạn chế tham gia dân chủ trong phân phối kết quả lao động;

+ Mặc dù đƣợc giao thực hiện tự chủ, tuy nhiên bộ máy quản lý của Ban còn cồng kềnh và hoạt động chƣa hiệu quả. Ban chƣa định biên đƣợc số lƣợng

biên chế của từng phòng nên có hiện tƣợng một số phòng ban thiếu biện chế trong khi một số phòng ban khác lại thừa nên dẫn đến tình trạng bộ số bộ phận công việc làm không hết trong khi một số đơn vị khác không có việc làm. Hoạt động ở một số bộ phận, đơn vị giúp việc chƣa đáp ứng kịp thời theo yêu cầu của ban lãnh đạo và hiệu quả làm việc còn hạn chế.

- Quản lý phân phối kết quả hoạt động tài chính:

Việc xác định kinh phí tiết kiệm đƣợc chƣa sát thực tế, nguyên nhân là cơ chế tạo lập các quỹ còn chung chung, chƣa quy định cụ thể rõ ràng cho các loại hình đơn vị, dẫn đến thực hiện rập khuôn máy móc. Ngoài ra, cơ chế quản lý còn chƣa thích ứng với cơ chế mới, bộ máy tài chính kế toán của đơn vị chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu dẫn đến việc triển khai còn lúng túng trong việc chi trả tiền lƣơng tăng thêm và trích lập các quỹ.

2.3.2.2. Nguyên nhân * Nguyên nhân khách quan

Do tiêu cực của cơ chế thị trƣờng tác động trực tiếp đến ngƣời làm công tác tài chính kế toán tại đơn vị; đồng thời với việc không đƣợc tập huấn nâng cao nghiệp vụ thƣờng xuyên đối với các cán bộ kế toán, đây là nguyên nhân dẫn đến các hiện tƣợng tiêu cực nhƣ sử dụng lãng phí kinh phí đƣợc giao, chi sai chế độ...

* Nguyên nhân chủ quan

- Việc lập kế hoạch quản lý chi cho từng khâu gặp nhiều khó khăn. Do đặc thù của ngành giao thông đƣờng bộ, sản phẩm của Ban quản lý dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại ban quản lý dự án đường hồ chí minh thuộc bộ giao thông vận tải (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)