III. Biểu hiện của xu hướng cá nhân 1.Nhu cầu:
d. Vai trò của hứng thú.
Đối với hoạt động nói chung:
Trong quá trình hoạt động của con người, cùng với nhu cầu, hứng thú kích thích hoạt động làm cho con người say mê hoạt động. Đem lại hiệu quả cao trong hoạt động của mình.
Khi có hứng thú với một cái gì thì cá nhân sẽ hoạt động tích cực để chiếm lĩnh đối tượng để thỏa mãn nhu cầu trong cuộc sống lúc đó xuất hiện nhu cầu mới cao hơn.
Công việc nào có hứng thú cao hơn thì người thực hiện nó một cách dễ dàng, hiệu quả cao hơn Đối với hoạt động nhận thức:
Là động lực giúp con người tiến hành hoạt động nhận thức đạt hiệu quả, tạo ra động cơ quan trọng của hoạt động.
Làm tích cực hóa quá trình tâm lí ( tri giác, trí nhớ, tu duy, tưởng tượng,…) Đối với năng lực:
• Khi chúng ta được làm việc phù hợp với hứng thú, thì dù phải vượt qua muôn vàn khó khăn, người ta vẫn cảm thấy thoải mái, làm cho năng lực trong lĩnh vực hoạt động ấy dễ dàng hình thành, phát triển. Bởi vậy, hứng thú là yếu tố quyết định đến việc hình thành và phát triển năng lực cá nhân.
• Hứng thú và năng lực có quan hệ biện chứng với nhau, cái này làm tiền đề cho cái kia và ngược lại, tài năng sẽ bị sẽ bị thui chột nếu hứng thú không thực sự sâu sắc, đầy đủ, nói chung hứng thú không được nuôi dưỡng lâu dài nếu không có năng lực cần thiết để thỏa mãn hứng thú.
e. Áp dụng vào hoạt động thực tiễn :
• Hứng thú có vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân trong cuộc sống và công việc. Do vậy cần phải tạo ra nhiều hứng thú với nhiều đối tượng.
Vậy làm cách nào để tạo ra hứng thú ???
Hứng thú xuất phát từ 2 mặt : Chủ quan và Khách quan Về mặt chủ quan:
+ Bản thân mình phải xác định được mục tiêu cho mình, bao gồm mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, mục tiêu gần và mục tiêu trong tương lai.
+ Phải lập kế hoạch cụ thể cho bản thân để thực hiện những mục tiêu đã đề ra.
+ Khi đi vào thực hiện phải có ý chí lòng quyết tâm thực hiện mục tiêu, kế hoạch đã lập sẵn. Về mặt khách quan :
+ Trong quá trình làm việc, thì đối tượng sẽ mang lại cho bản thân những xúc cảm và tình cảm đặc biệt. Đặc biệt là trong quản lí, người quản lí nên thay đổi cách thức quản lí để tránh sự khô khan, nhàm chán. Từ đó sẽ tạo ra cho cá nhân những hứng thú.
3. Lý tưởng
Khi hỏi “ người yêu lí tưởng của bạn là…?”. Nhiều người chỉ mất vài giây suy nghĩ là có thể gom nhặt tất cả những phẩm chất tốt đẹp nhất và mong ước một chàng trai năng động, tài giỏi hay một cô gái xinh xắn, dịu hiền,…cho dù cuộc đời họ có tìm gặp được người đó hay không cũng không sao. Còn nếu đặt câu hỏi “ lý tưởng sống của bạn là gì?” thì thực sự chúng ta cần thồi gian suy ngẫm trải nghiệm!
Vậy lý tưởng là gì và vai trò của nó như thế nào? a. Khái niệm
Lý tưởng là một mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẩu mực tương đối hoàn chỉnh có sức lôi cuốn con người
vươn tới.
Ví dụ: Em là một sinh viên hành chính nên lý tưởng của em là trở thành một người cán bộ, công chức mẩu
mực trong tương lai sau khi em ra trường sẽ vươn tới.
b. Phân loại.
Lí tưởng điên rồ (xa rời thực tế): Là những lí tưởng không dựa trên cơ sở thực tiển, xa rời thế giới khách quan và không bao giờ đạt được.
Lí tưởng thực tế: Là lí tưởng dựa vào những cơ sở thực tiển và dựa vào sự nỗ lực thì cá nhân có thể vươn tới được. Lí tưởng đó có cả Chân tâm và Trí tuệ.
• Theo cuộc khảo sát thực hiện tại trường đại học Yale vào năm 1953. Có 3% trong tổng số sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường viết ra được mục tiêu của họ. Những sinh viên này biết mình muốn có công việc như thế nào, muốn kiếm bao nhiêu tiền, họ khao khát thành công sau này. Còn 97% sinh viên còn lại cho rằng “ chuyện gì đến sẽ đến”. Và 20 năm sau, vào năm 1973. tổng số thu nhập của 3% sinh viên xác định được mục tiêu bằng tổng thu nhập của 97% sinh viên không xác định được mục tiêu của mình.