Hứng thú a Khái niệm:

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn tâm lý học có đáp án chi tiết (Trang 91 - 93)

III. Biểu hiện của xu hướng cá nhân 1.Nhu cầu:

2. Hứng thú a Khái niệm:

Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người cảm thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển.

b. Đặc điểm:

• Nhu cầu luôn có đối tượng: ăn, ở, mặc…

• Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức của nó quy định. • Có tính chu kỳ: ăn 3 bữa trong một ngày…

• Nhu cầu mang bản chất xã hội.

• Nhu cầu của con người rất phong phú và đa dạng. o Có thể chia nhu cầu thành các nhóm sau đây:

− Nhu cầu vật chất: gắn liền với sự tồn tại của cơ thể như: nhu cầu ăn, ở, mặc… nó thúc đẩy hoạt động lao động và sáng tạo của con người, làm ra của cải, vật chất.

− Nhu cầu tinh thần: bao gồm nhu cầu hiểu biết và thẩm mỹ. Ví dụ như học tập, tìm hiểu khoa học, thời trang,...

− Nhu cầu lao động: Là nhu cầu đòi hỏi khách quan phải được thỏa mãn về hoạt động chân tay và trí óc nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội phục vụ con người.

− Nhu cầu giao tiếp: Là nhu cầu quan hệ giữa người này và người khác, giữa cá nhân với nhóm, giữa nhóm này với nhóm khác. Qua đó hình thành và phát triển nhân cách, các mối liên hệ nhân cách.

c. Áp dụng vào hoạt động thực tiễn :

− Trong cuộc sống, bản thân phải xác định được mình cần những nhu cầu gì và phương thức đạt nhu cầu đó như thế nào.

− Trong công việc thì bản thân mình phải tìm hiểu và biết được nhu cầu của người khác là thuộc loại nào, vật chất, tiền bạc hay tình cảm… để thích nghi làm việc một cách có hiệu quả.

2. Hứng thúa. Khái niệm: a. Khái niệm:

Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa

có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động.

 Ví dụ: Khi em đi xin việc làm, công việc đầu tiên của em là tại một cơ quan hành chính, công việc đó khô

khan, cứng nhắc, môi trường làm việc gò bó tạo cho em sự nhàm chán và sau đó em xin vào một Công ty Quảng cáo, môi trường làm việc ở đó rất thoải mái và dễ chịu, ở đó em có thể phát huy tính sáng tạo của em. Từ đó, tạo ra cho em một hứng thú với công việc mình đang làm, trong quá trình làm việc nó mang lại cho em rất nhiều niềm vui…

b. Phân loại.

 Căn cứ vào nội dung đối tượng, nội dung hoạt động:

− Hứng thú vật chất : Là loại hứng thú biểu hiện thành nguyện vọng như muốn có chỗ ở đầy đủ, tiện nghi, ăn ngon, mặc đẹp…

− Hứng thú nhận thức: Ta có thể hiểu hứng thú dưới nhiều hình thức học tập như hứng thú vật lí học, triết học, tâm lí học…

− Hứng thú lao động nghề nghiệp: Là hứng thú với một nghành nghề cụ thể như hứng thú nghề sư phạm, nghề bác sĩ…

− Hứng thú xã hội – chính trị: hứng thú trong một lĩnh vực hoạt động chính trị nào đó. − Hứng thú mĩ thuật: Hứng thú về cái hay, cái đẹp như văn học, phim ảnh, âm nhạc...  Căn cứ vào khối lượng của hứng thú.

− Hứng thú rộng: bao quát nhiều lĩnh vực, nhiều mặt nhưng thường là không được sâu. − Hứng thú hẹp: hứng thú với từng mặt, từng nghành nghề, lĩnh vực cụ thể

 Trong cuộc sống, cá nhân đòi hỏi có cả hứng thú rộng- hẹp. Vì chỉ có hứng thú hẹp mà không có hứng thú rộng thì nhân cách của họ sẽ không toàn diện, song chỉ có hứng thú rộng không thôi thì sự phát triển nhân cách cá nhân sẽ hời hợt thiếu sự sâu sắc.

 Căn cứ vào hiệu quả của hứng thú:

− Hứng thú thụ động: là loại hứng thú tĩnh quan dừng lại ở hứng thú ngắm nhìn, chiêm ngưỡng đối tượng gây nên hứng thú, không thể hiện mặt tích cực để nhận thức sâu hơn đối tượng, làm chủ đối tượng và hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực mình hấp thụ.

− Hứng thú tích cực: không chỉ chiêm ngưỡng đối tượng gây nên hứng thú, mà lao vào hoạt động với mục đích chiếm lĩnh được đối tượng. Nó là một trong những nguồn kích thích sự phát triển nhân cách, hình thành kỷ năng, kỷ xảo, nguồn gốc của sự sáng tạo.

 Căn cứ vào tính bền vững:

− Hứng thú bền vững: thường gắn liền với năng lực cao và sự nhận thức sâu sắc nghĩa vụ và thiên hướng của mình.

− Hứng thú không bền vững: hứng thú bắt nguồn từ nhận thức hời hợt đối tượng hứng thú.  Căn cứ vào chiều sâu của hứng thú:

− Hứng thú sâu sắc: thường thể hiện thái độ thận trọng, có trách nhiệm với hoạt động, công việc. Mong muốn đi sâu vào đối tượng nhận thức, đi sâu nắm vững đến mức hoàn hảo đối tượng của mình.

− Hứng thú hời hợt bên ngoài: đây là những người qua loa đại khái trong quá trình nhận thức, trong thực tiễn họ là những người nhẹ dạ nông nổi.

 Căn cứ vào chiều hướng của hứng thú:

− Hứng thú trực tiếp: là hứng thú đối với bản thân quá trình hoạt động, hứng thú với quá trình nhận thức, quá trình lao động và hoạt động sáng tạo.

− Hứng thú gián tiếp: là loại hứng thú với kết quả quá hoạt động.

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn tâm lý học có đáp án chi tiết (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w