Các yếutố ảnh hưởng năng lực

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn tâm lý học có đáp án chi tiết (Trang 87 - 90)

VI/ Kếtluận rútra

5. Các yếutố ảnh hưởng năng lực

5.1. Tư chất

Tư chất là những đặc điểm riêng của cá nhân về giải phẫu sinh lý bẩm sinh của não bộ, của hệ thần kinh, của cơ quan phân tích, cơ quan vận động tạo ra sự khác biệt giữa con người với nhau.

Người ta sinh ra không phải đã có sẵn năng lực đối với một số hoạt động nào đó mà mới chỉ có tư chất nhất định. Như C.Mác viết “ con người trực tiếp là một thực thể tự nhiên phú cho sức mạnh tự nhiên, một sức sống, những sức mạnh tồn tại dưới dạng tư chất”. Năng lực là sự phát triển tư chất thông qua hoạt động, nó là tiền đề cho sự

phát triển năng lực. Tư chất có ảnh hưởng tới tốc độ, chiều hướng và đỉnh cao phát triển năng lực nhưng không quyết định sự phát triển của năng lực.

Khoa học đã xác nhận rằng di truyền là một yếu tố, là một điều kiện để phát triển con người nhưng năng lực không phải là một chức năng của di truyền. Cũng như tư chất, bản thân di truyền không quy định trước sự phát triển của năng lực.

Ví dụ trong cùng một kiểu thần kinh yếu, người này hình thành năng lực kỹ thuật, người khác hình thành năng lực văn học… Như năng lực âm nhạc không là thuộc tính bẩm sinh của cơ thể mà là kết quả của toàn bộ sự phát triển nhân cách thông qua hoạt động tích cực trong lĩnh vực âm nhạc của chủ thể.

5.2. Giáo dục

Giáo dục là hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, tự giác, chủ động đến con người, đưa đến sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách.

Những năng lực cơ bản của con người không phải là bẩm sinh, mà nó cần phải được giáo dục phát triển và bồi dưỡng ở con người. Năng lực của một người phối hợp trong mọi hoạt động là nhờ khả năng tự điều khiển, tự quản lý, tự điều chỉnh ở lỗi cá nhân được hình thành trong quá trình sống và giáo dục của mỗi người.

Hoạt động học tập là hoạt động có vai trò cực kì quan trọng để biến tư chất thành năng lực. Giáo dục rút ngắn được quá trình hình thành và phát triển năng lực, vì giáo dục cung cấp cho con người hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho cuộc sống, qua đó năng lực con người được hình thành và phát triển nhanh chóng, kịp thời.

5.3. Môi trường

Năng lực con người được hình thành và phát triển trong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Năng lực chịu sự tác động, quy định của điều kiện lịch sử - xã hội trong môi trường sống. Tư chất là điều kiện tự nhiên, tiềm năng để hình thành năng lực nhưng môi trường mới đóng vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển năng lực. Sự tác động của môi trường trong việc hình thành và phát triển năng lực thể hiện ở sự tác động qua lại giữa cá nhân với các yếu tố môi trường và quan trọng nhất là giữa những cá nhân với nhau.

Năng lực được biểu hiện và hình thành trong hoạt động và chính trong quá trình hoạt động con người mới đánh giá được chính xác năng lực, mới nhân thức đầy đủ yêu cầu của hoạt động đòi hòi cá nhân phải đáp ứng. Qua đó con người có cơ hội để đối chiếu giữa những đặc điểm cả bản thân với yêu cầu của hoạt động, của môi trường. Do vậy, có thể coi hoạt động là nguồn gốc, là điều kiện cơ bản để hình thành năng lực. Tương đồng với điều đó chúng ta khônh thể có một nhà khoa học có trình độ năng lực cao mà cuộc đời lại không gắn liền với một hoạt động mà họ tinh thông. Hoạt động của con người càng phong phú thì năng lực càng có điều kiện để biểu hiện và phát triển. Mà một hoạt động bất kì nào cũng diễn ra trong một điều kiện xã hội nhất định nên khi tìm hiểu về năng lực ta không được bỏ qua vai trò của yếu tố điều kiện, hoàn cảnh xã hộ, môi trường.

Môi trường tự nhiên và xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực cá nhân. Môi trường xã hội bao gồm: môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa…Đối với trẻ em môi trường gia đình, nhà trường, bạn bè, hàng xóm, những phương tiện thông tin đại chúng… có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự phát triển năng lực cá nhân. Giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội nếu được tổ chức đúng đắn, có cơ sở khoa học cũng sẽ góp phần đáng kể vào việc hình thành năng lực cho trẻ.

Năng lực còn được hiểu theo một cách khác, năng lực là tính chất tâm sinh lý của con người chi phối quá trình tiếp thu kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo tối thiểu là cái mà người đó có thể dùng khi hoạt động. . Muốn có năng lực phải có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thích hợp. Có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực nào đó là điều kiện cần thiết để có năng lực trong lĩnh vực này.

Tri thức là những gì đã biết, đã được hiểu biết trong một lĩnh vực cụ thể hay toàn bộ, trong tổng thể.

Kỹ năng là sự vận dụng bước đầu những kiến thức thu lượm vào thức tế để tiến hành một hoạt động nào đó.Kỹ xảo là lọai hành động được tự động hóa một cách có ý thức, tức là được hình thành chủ yếu do luyện tập. Đó là sự điệu luyện, sự thành thục trong hành động.

Kỹ xảo là một loạt hành động tự động hóa đã được luyện tập. kỹ xảo thể hiện sự thành thạo trong công việc.

Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là một yếu tố quan trọng tạo nên tài năng của con người, giúp cho con người đạt hiệu quả cao trong hành động, hoạt động. Bất cứ ngành nghề nào trong xã hội hiện nay, bất cứ một hoạt động nào, một nhà lãnh đạo hay nhà quản trị nào cũng cần phải có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo giao tiếp và sự hiểu biết sâu sắc những vấn đề tâm lý trong giao tiếp.

Trong điều kiện bên ngoài như nhau những người khác nhau có thể tiếp thu các kiến thức kỹ năng và kỹ xảo đó với nhịp độ khác nhau có người tiếp thu nhanh, có người phải mất nhiều thời gian và sức lực mới tiếp thu được, người này có thể đạt được trình độ điêu luyện cao còn người khác chỉ đạt được trình trung bình nhất định tuy đã hết sức cố gắng. Thực tế cuộc sống có một số hình thức hoạt động như nghệ thuật, khoa học, thể thao ... Những hình thức mà chỉ những người có một số năng lực nhất đinh mới có thể đạt kết quả.

5.5. Xu hướng

Xu hướng cá nhân là một hệ thống các động cơ và mục đích định hướng, thúc đẩy con người tích cực hoạt động nhằm thỏa mãn những nhu cầu hay hứng thú, hoặc vươn tới mục tiêu cao đẹp mà cá nhân mình lấy làm lẽ sống. Và phương tiện để thực hiện mục tiêu của định hướng là năng lực chính . chính năng lực giúp cho mục tiêu của xu hướng được cụ thể hóa và chính trong quá trình thực hiên mục tiêu của xu hướng cũng giúp cho năng lực của chúng ta phát triển.

5.6. Tính cách

Năng lực không chỉ quan hệ với xu hướng của cá nhân mà còn có liên quan đến tính cách. Những nét tính cách tốt của con người có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành năng lực. Một người có năng lực đối với một hoạt động nào đó mà lại đồng thời có những nét tính cách tốt như kiên trì, bền bỉ, khiêm tốn, trung thực… thì họ sẽ đạt kết quả cao trong hoạt động. Những người ít có năng lực lại càng cần phải kiên trì làm việc. Niu tơn đã nói: “Thiên tài là sự kiên trì của trí tuệ, đã không phải thiên tài thì mình lại càng phải kiên nhẫn”.

Thái độ đối với công việc có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành năng lực. Người Việt Nam ta thường nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim” là ý muốn nói về sự kiên trì sẽ dẫn đến thành công. Một nét tính cách rất quan trọng để phát triển năng lực đó là yêu cầu cao đối với bản thân, không chủ quan, tự mãn, luôn luôn phải nghiêm khắc với bản thân.

Tóm lại, có nhiều yếu tố tác động trong việc hình thành và phát triển năng lực cá nhân. Đó không phải là sự tác động đơn phương, một chiều mà giữa năng lực và các yếu tố kể trên có sự tương hỗ, bổ sung, hỗ trợ nhau. Bên cạnh đó, giữa các yếu tố cũng có sự phối hợp và át chế lẫn nhau. Vì vậy, muốn hình thành một năng lực tốt, ta không chỉ quan tâm tới các yếu tố tác động mà còn phải nắm rõ mối quan hệ giữa chúng để có thể phát huy hết tính tích cực của chúng.

5. Kết luận

Để nắm được cơ bản các dấu hiệu khi nghiên cứu bản chất của năng lực ta cần phải xem xét trên một số khía cạnh sau:

Năng lực là sự khác biệt tâm lý của cá nhân người này khác người kia, nếu một sự việc thể hiện rõ tính chất mà ai cũng như ai thì không thể nói về năng lực.

Năng lực chỉ là những khác biệt có liên quan đến hiệu quả việc thực hiện một hoạt động nào đó chứ không phải bất kỳ những sự khác nhau cá biệt chung chung nào.

Năng lực chỉ là những khác biệt có liên quan đến hiệu quả việc thực hiện một hoạt động nào đó chứ không phải bất kỳ những sự khác nhau cá biệt chung chung nào.

Năng lực con người bao giờ cũng có mầm mống bẩm sinh tuỳ thuộc vào sự tổ chức của hệ thống thần kinh trung ương, nhưng nó chỉ được phát triển trong quá trình hoạt động phát triển của con người, trong xã hội có bao nhiêu hình thức hoạt động của con người thì cũng cô bấy nhiêu loại năng lực.

Khi đánh giá năng lực của một con người, không chỉ dựa vào kết quả công việc mà còn phải dựa vào nhiều yếu tố như: cách thức hoàn thành công việc; tính độc lập và tính độc đáo khi hoàn thành công việc; tính sáng tạo, tính khoa học của phương pháp thực hiện, hiệu suất thực hiện, thời gian hoàn thành, mức độ kết quả công việc…

Năng lực của con người gắn liền với sở thích người đó. Vì vậy sự hứng thú đối với một loại công việc nào đấy thường nói lên người ấy có năng lực về mặt hoạt động đó. Năng lực không chỉ thực hiện trong những hoạt động lao động trí óc mà ngay cả trong hoạt động lao động chân tay.

Năng lực cá nhân chỉ có thể được hình thành và phát triển trong sự hoạt động lao động, sự rèn luyện, bồi dưỡng của cá nhân và khuyến khích của xã hội. Yếu tố bẩm sinh, di truyền chỉ là một phần nhỏ. Quan điểm cho rằng năng lực chỉ là sở hữu bẩm sinh, định mệnh của một người nào đó theo thuyết nguồn gốc sinh học thuần túy và duy nhất là sai lầm. Mỗi chúng ta cần nhận thức được năng lực của mình và rèn luyện, học hỏi, phát huy tính chủ động, sáng tạo…ren luyện và phát triển năng lực bản thân.

Trong quản lý việc phát hiện được năng lực của một người, sắp xếp đúng người, đúng việc và đúng theo năng lực, tạo điều kiện cho người đó phát huy năng lực của người đó trong hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội, có chế độ đãi ngộ, khen thưởng động viên, khuyến khích là một công việc cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa.

Tóm lại, năng lực cá nhân chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tư chất, giáo dục, môi trường, hoạt động, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tính cách…các yếu tố có tác động qua lại lẫn nhau và tác động đến sự hình thành và phát triển năng lực cá nhân. Chúng cần rèn luyện, bồi dưỡng, luôn luôn học hỏi, nâng cao tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tìm kiếm cho mình những cơ hội, điều kiện để phát triển năng lực. Đặc biệt trong thời kì xã hội không ngừng thay đổi và phát triển thì vai trò của năng lực là vô cùng quan trọng và cần thiết để tồn tại và thành công.

Câu 32: Anh(chị) nhận thức như thế nào về xu hướng cá nhân. Nhận thức đó giúp gì cho anh chị trong công việc và cuộc sống?

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn tâm lý học có đáp án chi tiết (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w