Cấu trúc của tính cách cá nhân

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn tâm lý học có đáp án chi tiết (Trang 77 - 78)

Xét về mặt cấu trúc, tính cách có hai mặt, đó là mặt nội dung và mặt hình thức.

1.Mặt nội dung của tính cách

Nội dung của tính cách là hệ thống thái độ của cá nhân bao gồm các mặt sau đây:

- Thái độ đối với tập thể và xã hội chính là ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với sự ổn định, phát triển của tập thể, của xã hội. Thái độ này có thể là tình yêu thương, sự tôn trọng hay sự ghét bỏ, thù hằn, coi thường. Mức độ cao nhất của thái độ đối với xã hội chính là thái độ đối với Tổ quốc, với nhân dân, là tinh thần hy sinh vì mọi người, vì lợi ích chung của cộng đồng, tập thể.

- Thái độ của con người đối với lao động thể hiện ở tinh thần yêu lao động, lương tâm trách nhiệm hoặc vô trách nhiệm trong lao động, tính kiên trì, sáng tạo, cần cù, có kỷ luật, tận tâm với công việc.

- Thái độ đối với mọi người thể hiện ở những nét tính cách như: lòng yêu thương con người theo tinh thần nhân đạo, quý trọng con người, có tinh thần đoàn kết, tương trợ, tính cởi mở, tính chân thành, tốt bụng, thái độ tôn trọng mọi người xung quanh… Những nét của tính cách trái ngược với những nét kể trên là tính vị kỷ chỉ biết mình, tính nhẫn tâm, lãnh đạm, thô lỗ, tính thâm trầm, kín đáo, thái độ kinh người.

- Thái độ đối với bản thân thể hiện ở những nét tính cách như: tính khiêm tốn, lòng tự trọng, tinh thần tự phê bình hoặc rụt rè, e thẹn, hay mếch lòng, ích kỷ cá nhân (chỉ lo cho bản thân mình, luôn luôn thấy mình là trọng tâm của sự quan tâm) v.v…

- Thái độ đối với tài sản nói lên tính cẩn thận hay cẩu thả, hoang phí hay tiết kiệm của người đó đối với của cải dù là của mình, của người khác hay là của xã hội.

2. Mặt hình thức của tính cách

Hình thức của tính cách là sự biểu hiện ra bên ngoài của tính cách, là hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người. Đây là sự thể hiện cụ thể ra bên ngoài của hệ thống thái độ nói trên. Hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng rất đa dạng, chịu sự chi phối của hệ thống thái độ. Người có tính cách tốt, nhất quán thì hệ thống thái

độ sẽ tương ứng với hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng. Trong đó, thái độ là mặt nội dung, mặt chỉ đạo, còn hành vi, cử chỉ, cách nói năng là hình thức biểu hiện của tính cách, chúng không tách rời nhau, thống nhất hữu cơ với nhau.

 Ví dụ: Bạn A có tính cách tự cao. Xét về mặt nội dung, bạn A đã đánh giá sai khả năng của mình. Xét về mặt hình thức, bạn A có hành vi coi thường mọi người xung quanh, gặp mặt mọi người nhưng không chào hỏi, luôn coi mình là trọng tâm của mọi vấn đề, luôn nghĩ mình sẽ thành công trong mọi việc và không bao giờ quan tâm tới những lời khuyên, góp ý đúng đắn của người khác mà đưa ra những quyết định độc lập và hành động theo suy nghĩ của mình.

3. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tính cách

Giữa nội dung và hình thức của tính cách có mối quan hệ biện chứng, tác động, chi phối lẫn nhau. Nội dung nào thì hình thức đó, hình thức nào thì nội dung đó, trừ một vài trường hợp cố tình ngụy tạo nhằm che đậy một ý đồ nào đó.

 Ví dụ 1: Một người có tính cách siêng năng sẽ có thái độ yêu lao động và có những hành vi rất tích cực, có trách nhiệm đối với công việc. Khi ta thấy một người xông xáo trong công việc, tìm tòi, sáng tạo để công việc đạt được kết quả cao nhất thì ta có thể suy ra, người đó có thái độ yêu lao động.

 Ví dụ 2: Có những người ta thấy họ làm việc rất chăm chỉ, tích cực nhưng thực ra chẳng phải vì họ có thái độ yêu lao động mà vì một lý do khác. Thường ngày, họ vốn rất lười biếng nhưng vì hôm đó họ muốn để lại ấn tượng tốt trong mắt thủ trưởng, lãnh đạo nên họ buộc phải có những hành vi yêu lao động như thế.

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn tâm lý học có đáp án chi tiết (Trang 77 - 78)