Tập thể và nhân cách.

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn tâm lý học có đáp án chi tiết (Trang 115 - 116)

IV. Trongcuộcsống cũng như trong công tác năng lực rất cần thiết:

6. Tập thể và nhân cách.

• Nhân cách được hình thành trong môi trường xã hội cụ thể: gia đình, làng xóm, quê hương, khu phố… mà nó là thành viên.

• Gia đình là cơ sở, là cái nôi đầu tiên mà nhân cách con người được hình thành từ thời thơ ấu.

• Tập thể là một nhóm người, một bộ phận xã hội được thống nhất lại theo những mục đích chung, phục tùng các mục đích của xã hội.

• Tập thể có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách.

• Tập thể diễn ra các hình thức hoạt động đa dạng (vui chơi, học tập, lao động, xã hội).

• Ngược lại, mỗi cá nhân tác động tới cộng đồng, tới xã hội, tới cá nhân khác cũng thông qua các tổ chức nhóm và tập thể mà nó là thành viên.

• Giáo dục thường vận dụng nguyên tắc giáo dục bằng tập thể và trong tập thể.

 Tập thể đòi hỏi mỗi cá nhân những hành vi nhất định: Chẳng hạn, nội quy của lớp đề ra cho mỗi sinh viên trong lớp phải thực hiện như đi học đúng giờ, trật tự trong lớp, chuẩn bị bài vở khi đến lớp…  Dư luận tập thể lành mạnh có tác dụng giáo dục đến mỗi cá nhân. Vì

 Dư luận tập thể góp phần điều chỉnh việc tổ chức lao động và cách xử sự của con người trong xã hội.

 Dư luận tập thể chỉ cho người ta biết cần phải đánh giá biến cố như thế nào và cần phải hành động theo hướng nào để tạo ra sự phát triển của tập thể.

 Dư luận tập thể đè nặng lên con người và có sức tác động vô cùng mạnh mẽ tới mỗi người

Ví dụ: Khi một bạn sinh viên sống trong kí túc xá, đó là một môi trường tập thể. Ban đầu thì bạn đó chưa thích nghi với môi trường kí túc xá, nhưng sau này sống lâu và dần dần hình thành thói quen sống theo tập thể.

III. Kết luận.

1. Trong cuộc sống tiếp tục biến đổi và hoàn thiện dần nhân cách cá nhân thông qua việc cá nhân tự ý thức, tự rèn luyện, tự giáo dục….nhân cách của mình ở trình độ phát triển cao hơn.

2. Trong giáo dục cần phải giáo dục học sinh có bản lĩnh vững vàng đối với các tác động của hoàn cảnh, giúp trẻ chiếm lĩnh những ảnh hưởng tích cực của môi trường, tích cực tham gia vào việc cải tạo và xây dựng môi trường lành mạnh.

3. Các cá nhân tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội khác nhau.

4. Cần rèn luyện khả năng giao tiếp cho bản thân để gia nhập vào các quan hệ xã hội, chuẩn mực. Đóng góp tài lực vào kho tàng nhân loại.

5. Cần tham gia vào các hoạt động tập thể như: vui chơi, học tập, lao động, xã hội..

6. Cần phải giao tiếp với mọi người xung quanh, với cộng đồng để tiếp thu kinh nghiệm cho bản thân để dần hoàn thiện nhân cách cá nhân.

7. Hoạt động có vai trò quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách, nên trong công tác giáo dục cũng như trong các hoạt động khác cần chú ý thay đổi làm phong phú nội dung, hình thức, cách tổ

chức hoạt động, sao cho lôi cuốn thực sự cá nhân tham gia hoạt động tích cực, tự giác vào các hoạt động đó.

8. Trong giao tiếp con người còn nhận thức chính bản thân mình, tự đối chiếu, so sánh với người khác, với chuẩn mực của xã hội. Hình thành năng lực tự đối chiếu.

Câu 39. Trí nhớ là gì? Làm thế nào để có trí nhớ tốt? I. Khái niệm chung về trí nhớ:

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn tâm lý học có đáp án chi tiết (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w