Từ nhậnthức lý tính đến thực tiễn

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn tâm lý học có đáp án chi tiết (Trang 54 - 55)

Nếu nhận thức chỉ dừng lại ở giai đoạn lý tính thì con người chỉ có được những tri thức về đối tượng. Còn bản thân tri thức đó có chân thực hay không thì chưa khẳng định được. Muốn khẳng định, nhận thức phải trở về thực tiễn, dùng thực tiễn làm tiêu chuẩn.

Thực tiễn cần có lý luận soi đường, dẫn dắt chỉ đạo để không phải mò mẫm một cách mù quáng.Còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phải xuất phát từ thực tiễn, liên hệ với thực tiễn, phục vụ cho hoạt động thực tiễn

Thực tiễn phong phú luôn vận động và phát triển không ngừng với những mâu thuẫn vốn có của nó, điều đó đòi hỏi thực tiễn phải thường xuyên được tổng kết một cách kịp thời để bổ sung cho lý luận, để lý luận thực sự đóng vai trò là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả hơn

VD:một người bác sỹ gặp bệnh nhân của mình,thấy anh ta người gầy gò,mặt tái,xanh xao.bác sỹ đoán anh ta bị bệnh tim và đưa anh ta đi xét nghiệm để đưa ra kết luận là anh ta có bị bệnh tim hay không

Hồ Chủ Tịch có nói: “thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì trở thành thực tiễn mù quáng, lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”

VI. Kết luận

Rèn luyện nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính, lý luận bằng cách trau dồi những kiến thức mà mình đã học được,quan sát thực tế, bên cạnh đó phải học hỏi thêm

Coi trọng lý luận và thực tiễn để kiểm tra, đánh giá và vận dụng vào cuộc sống Sử dụng lý luận vào thực tiễn

Câu 23: Hãy trình bày các mức độ của đời sống tình cảm.

Cho ví dụ minh họa.

Bài làm

Theo quan niệm chủ nghĩa Mác-Lênin, con người vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội. Hay khái quát hơn thì “Con người là một thực thể sinh vật - xã hội và văn hóa”. Do đó, khác với các loài động vật khác, con người không chỉ có tính con mà còn có cả tính người. Tính người ở đây đó là những đặc điểm về mặt tâm lí, tình cảm, về cá tính, nhân cách của con người với tư cách là một thành viên trong xã hội, chủ thể của các mối quan hệ cộng đồng, của hoạt động có ý thức và giao lưu. Tình cảm con người đó là một trong những phẩm chất tâm lí của một cấu trúc nhân cách phức tạp. Nó thể hiện bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân, vào từng hoàn cảnh riêng biệt hay vào cảm xúc của mỗi cá nhân. Chính vì thế mà các cung bậc tình cảm của con người vô cùng đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện, hình thành nên những mức độ khác nhau của đời sống tình cảm. Vậy tình cảm là gì? Nó được hiểu như thế nào? Và đời sống của nó có những mức độ như thế nào? Ví như khi nhìn thấy những trẻ em khuyết tật ta lại thấy xót xa và xúc động. Đó có phải là tình cảm hay không? Khi ta giận dữ về một người khác thì đó có phải là tình cảm hay không?...

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn tâm lý học có đáp án chi tiết (Trang 54 - 55)