Thất, thành phố Hà Nội
3.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản về môi trường
Các văn bản Luật, chính sách phải đầy đủ, cụ thể, rõ ràng. Luật về môi trƣờng đƣợc ban hành quá ít song các văn bản dƣới luật và các căn bản mang tính pháp quy nhƣ Nghị định, Thông tƣ, Chỉ thị... của các cấp trong hệ thống chính trị quá nhiều. Cần phải luật hóa các loại văn bản này và các đạo luật đƣợc ban hành phải tƣơng đối chi tiết mà không cần các văn bản dƣới luật giải thích.
Ban hành các văn bản hƣớng dẫn cụ thể về nhiệm vụ, chức năng của các cơ quan ban ngành liên quan cũng nhƣ các phòng, ban trực thuộc ở các huyện nhằm tạo sự liên kết của các đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng.
Cần quy định mức phạt cụ thể đối với từng trƣờng hợp gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động. Xây dựng đội ngũ quản lý, lực lƣợng thanh tra,
kiểm tra có tinh thần trách nhiệm và tính cơ động cao, thƣờng xuyên thanh tra, giám sát các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, các khu dân cƣ nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm.
3.2.2. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo
Tăng cƣờng công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng, đặc biệt quan trọng hơn cả là lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ môi trƣờng trong các doanh nghiệp, làng nghề, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trƣờng.
HĐND, UBND huyện Thạch Thất, Hà Nội cần vận dụng những chủ trƣơng, chính sách trong quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng của Đảng, Nhà nƣớc vào các mục tiêu cụ thể của huyện; thực hiện lồng ghép mục tiêu bảo vệ môi trƣờng vào các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội huyện.
Cần theo dõi và quản lý chặt chẽ hoạt động bảo vệ môi trƣờng; kiên quyết, kịp thời xử phạt các hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng để răn đe, ngăn ngừa các hành vi tái diễn.
Quy hoạch, mở rộng các cụm công nghiệp làng nghề, tập trung các cơ sở sản xuất trong các làng nghề ra các khu vực tập trung, xa dân cƣ để có các biện pháp xử lý nƣớc thải, khí thải, chất thải rắn cho phù hợp.
Ngoài ra, cần tạo điều kiện về mặt chính sách, cơ chế để khuyến khích cộng đồng dân cƣ tham gia quản lý môi trƣờng tại địa phƣơng.
Xây dựng kế hoạch xử lý các vấn đề bức xúc môi trƣờng nhƣ rác thải, nƣớc thải sinh hoạt, làng nghề.
Tiến hành tổ chức khen thƣởng đối với những cá nhân, đơn vị, tổ chức xã hội, mô hình sinh thái bền vững có đóng góp lớn trong công tác bảo vệ môi trƣờng. Đồng thời kiên quyết xử lý các trƣờng hợp không thực hiện thu gom chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp riêng trong các cụm công nghiệp.
3.2.3. Xây dựng hệ thống quan trắc
Công tác giám sát, quan trắc thƣờng xuyên, liên tục chất lƣợng môi trƣờng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Trong thời gian tới đây, Chính quyền huyện Thạch Thất cần huy động cácây dựng hệ thống quan trắc chất lƣợng môi trƣờng nhất là tại một số cụm điểm công nghiệp, làng nghề, báo cáo tổng hợp theo quy định.
Mỗi cụm, điểm công nghiệp lớn cần có ít nhất một hệ thống quan trắc đảm bảo chất lƣợng, phục vụ cho việc lấy thông tin, xử lý vi phạm, góp phần nâng cao và đảm bảo đúng chất lƣợng cho hoạt động quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn huyện.
Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện tham mƣu UBND huyện đấu thầu chọn một đơn vị quan trắc đảm bảo các thông số quan chắc đƣợc có độ chính xác cao, phục vụ hoạt động quản lý
3.2.4. Quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm
Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát đơn vị cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trƣờng trên địa bàn huyện về năng lực, phƣơng án thực hiện hạn chế để tồn đọng chất thải sinh hoạt trong khu dân cƣ và các điểm tập kết, duy trì tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn huyện đạt 100%.
Triển khai thực hiện các nhiệm vụ về thu giá dịch vụ vệ sinh môi trƣờng, chất lƣợng dịch vụ vệ sinh môi trƣờng theo thông báo số 832/TB- UBND ngày 29/8/2018 của Chủ tịch UBND thành phố kết luận đánh giá 01 năm thực hiện dịch vụ vệ sinh môi trƣờng theo phƣơng thức đấu thầu tập trung.
Tập trung đầu tƣ, cải tạo các điểm tập kết rác thải xuống cấp đáp ứng nhu cầu thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn.
Tổ chức rà soát, xây dựng kế hoạch đấu thầu các hạng mục vệ sinh môi trƣờng theo chỉ đạo của thành phố; Thực hiện phân loại rác thải tại nguồn, tái sử dụng chất thải nhằm giảm thiểu khối lƣợng rác thải phải vận chuyển về các
khu xử lý, tiết kiệm chi phí cho công tác xử lý rác thải. Xây dựng và giao đoạn đƣờng, tuyến phố tự quản cho các tổ chức, đoàn thể thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trƣờng tại các khu dân cƣ.
Tuyên truyền, triển khai, hỗ trợ chế phẩm cho các hộ gia đình thực hiện thí điểm công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại chỗ; tuyên truyền vận động các xã thực hiện thay thế túi nilon bằng các làn nhựa, các loại túi thân thiện với môi trƣờng tại một số xã làm cơ sở đánh giá hiệu quả và nhân rộng.
Tại làng nghề, cụm công nghiệp, yêu cầu ban quản lý các cụm, điểm công nghiệp làng nghề xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải chung. Có các biện pháp quản lý, xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện và trạm y tế.
Tăng cƣờng sự phối hợp giữa Công an huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Phòng Kinh tế, Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện, UBND các xã, thị trấn trong công tác quản lý bảo vệ môi trƣờng tại các Khu công nghệ cao, khu công nghiệp, các làng nghề và cụm công nghiệp trên địa bàn đặc biệt là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trƣờng, thu phí nƣớc thải công nghiệp, thu gom chất thải rắn theo quy định của các Bộ, ngành và UBND thành phố.
Triển khai phân loại các cơ sở sản xuất trong làng nghề và cụm công nghiệp theo quy định.
Rà soát các giếng khoan của các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân không sử dụng trên địa bàn huyện để thực hiện trám lấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, hƣớng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội.
Ban hành thông báo, thẩm định và thu phí nƣớc thải công nghiệp đối với các đơn vị, cá nhân sản xuất phải nộp phí nƣớc thải công nghiệp trên địa bàn huyện theo phân cấp của UBND thành phố Hà Nội.
Xác nhận đăng ký nƣớc ngầm đối với các tổ chức, cá nhân khai thác nƣớc ngầm phục vụ sản xuất có lƣu lƣợng khai thác dƣới 5m3/ngày.đêm.
Tập trung chỉ đạo, tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chƣa khai thác trên địa bàn huyện.
Xử lý nghiêm, kịp thời các trƣờng hợp khai thác đất, phá hủy mặt bằng trái phép trên địa bàn.
3.2.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
Xây dựng kế hoạch kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh tùy theo đặc thù các xã, thị trấn và theo nhiệm vụ, tình hình thực tế công tác quản lý tại địa phƣơng.
Kiên quyết xử lý các trƣờng hợp vi phạm về môi trƣờng trên địa bàn. Triển khai nhiệm vụ lập báo cáo môi trƣờng 2019 theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng.
Tăng cƣờng kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trƣờng đối với các dự án đầu tƣ xây dựng trên địa bàn huyện.
Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở, hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại các làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề.
3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện quản lý nhà nước về môi trường
Nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt trong quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng. Xuất phát từ những nguyên nhân của những hạn chế đề cập trong chƣơng 2, một số giải pháp trong mục 3.2.6 góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng.
Nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng, tập trung đào tạo, tập huấn chuyên môn cho đội ngũ quản lý môi trƣờng các cấp; tăng cƣờng công tác đào tạo cán bộ trong và ngoài nƣớc, có chính sách thu hút bồi dƣỡng nhân tài, nhất là cán bộ có chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, quy hoạch cảnh quan môi trƣờng đô thị...
Chú trọng đào tạo cán bộ cho cơ sở về kiến thức, nhận thức môi trƣờng; đào tạo và phát triển đội ngũ chuyên gia môi trƣờng phục vụ cho công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng.
Tăng cƣờng năng lực quản lý cho cán bộ quản lý môi trƣờng tại các xã, thị trấn thông qua tổ chức các lớp tập huấn, bồi dƣỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và có chế độ chính sách phù hợp đối với đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ môi trƣờng, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn huyện và toàn thành phố. Tạo điều kiện để các cán bộ môi trƣờng, cán bộ quản lý có liên quan đƣợc giao lƣu, trao đổi kinh nghiệm về các mô hình bảo vệ môi trƣờng mang hiệu quả cao. Cần có cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực đƣợc đào tạo chính quy chuyên ngành môi trƣờng.
Q
hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng.
Đầu tƣ máy móc, trang thiết bị để phục vụ cho việc quản lý và giám sát công tác môi trƣờng của tỉnh; xây dựng mô hình - ứng dụng thí điểm các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm khu công nghiệp, làng nghề.
Xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích mọi nguồn lực trong cộng đồng tham gia bảo vệ môi trƣờng… Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, làng nghề phải tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trƣờng, đóng đủ các loại phí về môi trƣờng.
Thiết lập nhóm zalo gồm số điện thoại của lãnh đạo huyện ủy, lãnh đạo UBND huyện, Trƣởng phòng và chuyên viên tham mƣu lĩnh vực vệ sinh môi trƣờng các Phòng Quản lý đô thị, Tài Chính, Tài nguyên và Môi trƣờng, Bí thƣ Đảng ủy, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn; Bí thƣ Chi bộ, Trƣởng công an xã, Trƣởng thôn, cán bộ môi trƣờng các xã, thị trấn để kịp thời cập nhật thông tin, tình hình vệ sinh môi trƣờng trên địa bàn huyện, kịp thời xử lý các hành
vi vi phạm. Giao Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện tổng hợp thông tin, hàng ngày báo cáo UBND huyện.
Bên cạnh đó, nhận thức, trách nhiệm về BVMT của chủ đầu tƣ, một số ngành, cấp chính quyền, doanh nghiệp, cộng đồng dân cƣ còn hạn chế, chỉ chú trọng lợi ích kinh tế trƣớc mắt, coi nhẹ công tác BVMT. Các cấp chính quyền chƣa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác BVMT, dẫn đến buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát.
Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trƣờng đối với các dự án đầu tƣ còn tồn tại nhiều bất cập và chƣa đƣợc coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ đƣợc tiến hành một cách hình thức, qua loa cho đủ thủ tục dẫn đến chất lƣợng thẩm định và phê duyệt không cao. Do vậy, HĐND-UBND huyện Thạch Thất có quy định chặt chẽ về tổ chức tƣ vấn và hội đồng thẩm định, phê duyệt đánh giá tác động môi trƣờng.
Trên thực tế, BVMT dƣờng nhƣ vẫn đang đƣợc xem là trách nhiệm của Nhà nƣớc. Trong khi quan điểm BVMT là trách nhiệm của toàn xã hội vẫn chƣa đƣợc thực thi một cách đầy đủ do thiếu những quy định xác định rõ vai trò, quyền hạn, trách nhiệm, phân định nhiệm vụ giữa Nhà nƣớc với các tổ chức chính trị - xã hội, các tầng lớp nhân dân.
Kịp thời khen thƣởng các tổ chức, cá nhân có ý thức trách nhiệm trong thực hiện các quy định về vệ sinh môi trƣờng, kỷ luật nghiêm túc các tổ chức, cá nhân thiếu ý thức, trách nhiệm trong việc quản lý, triển khai các nội dung chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện trong công tác vệ sinh môi trƣờng
Chính quyền huyện cần nêu cao vai trò của mình trong quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng. Bên cạnh đó, ngoài chức năng là nhà quản lý cũng là những cá nhân tham gia trực tiếp tác động vào môi trƣờng, do vậy cũng cần có những quy tắc nhất định trong việc quản lý lại chính chính quyền trong nhiêm vụ quản lý môi trƣờng của mình.
Ý thức và sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trƣờng ở địa phƣơng đƣợc coi là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với công tác bảo vệ môi trƣờng. Các doanh nghiệp, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quần chúng nhân dân cần nâng cao trách nhiệm trong việc chung tay bảo vệ môi trƣờng. Trong các khu dân cƣ đã xác lập đƣợc các chuẩn mực, quy ƣớc, cam kết, các mô hình tự quản về môi trƣờng của cộng đồng dân cƣ đảm bảo đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng.
Mỗi ngƣời dân cần nâng cao nhận thức và ý thức trong việc bảo vệ môi trƣờng, nhất là trong việc chấp hành chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc.
Mỗi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần phát huy tinh thần tự giác, ý thức cao trong việc bảo vệ môi trƣờng, không vì lợi ích trƣớc mắt mà gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng.
Cán bộ, đảng viên cần gƣơng mẫu chấp hành và thực hiện tốt việc bảo vệ môi trƣờng để quần chúng nhân dân noi theo.
Đảm bảo cán bộ, nhân viên tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh đƣợc tập huấn các kỹ năng về sức khỏe lao động, an toàn về môi trƣờng… Xây dựng các mô hình bảo vệ môi trƣờng với sự tham gia của ngƣời dân nhƣ thành lập các tổ, đội bảo vệ môi trƣờng tại xã, thị trấn gồm nhiều thành phần, thƣờng xuyên kiểm tra việc bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn để thông tin kịp thời về các vi phạm, đồng thời hƣớng dẫn việc xử lý rác thải, nƣớc thải…
Tăng cƣờng vai trò giám sát của ngƣời dân trong quá trình triển khai, áp dụng các quy định, chính sách về môi trƣờng và ngƣời dân, cộng đồng trực tiếp tham gia giải quyết các vụ việc về môi trƣờng. Biểu dƣơng, khen thƣởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trƣờng. Tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm về quản lý môi trƣờng hiệu quả giữa các cán bộ môi trƣờng. Tổ chức các hoạt động hƣởng ứng các ngày lễ môi trƣờng hằng năm với sự tham gia của ngƣời dân.
3.2.7. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường trường
Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân làm tốt công tác vệ sinh môi trƣờng tại gia đình, nơi công cộng; thu gom, quản lý chất thải công nghiệp thông thƣờng, chất thải nguy hại; Phát hiện, xử lý các trƣờng hợp vi phạm về quản lý chất thải theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng cũng đƣợc tổ chức thông qua các tƣ liệu, tranh ảnh, chiến dịch truyền thông đại chúng, phƣơng tiện truyền thông (báo chí, phát thanh, truyền hình), các cuộc thi sáng tác, viết, vẽ, tìm hiểu pháp luật về môi trƣờng, các cuộc vận động quần chúng tham gia BVMT... Tăng cƣờng và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức thích hợp để tạo sự chuyển