2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng ở huyện Thạch
2.2.9. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Việc ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật trong quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn huyện Thạch Thất chƣa đƣợc quan tâm.
Chƣa có hệ thống quan trắc giám sát môi trƣờng dẫn tới quản lý còn lỏng lẻo, để xảy ra nhiều sai phạm nhƣng chƣa có hƣớng xử lý, khắc phục.
Hiện tại, cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn huyện chỉ dựa vào cảm quan để đánh giá theo kiểu nghe, nhìn, ngửi, thấy. Đây là một cách quan trắc không chính xác, không toát lên đƣợc thực trạng các vấn đề về môi trƣờng đang diễn ra.
Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên đia bàn nhất là tại các làng nghề, mặc dù đã có sự đầu tƣ máy móc, trang thiết bị hiên đại hơn nhƣng vẫn chƣa có đƣợc những ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để hạn chế tác nhân gây ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng, việc xây dựng và phát triển các mô hình về sản xuất đi đôi với hoạt động BVMT cũng đƣợc huyện chú trọng.
Đối với hoạt động nông nghiệp, Thực hiện quản lý và phát triển sản xuất theo các vùng đã quy hoạch để duy trì trồng rau, các loại củ, quả hoa, ngô nếp hàng hóa, dƣa chuột, ớt xuất khẩu do hợp tác xã Hƣơng Ngải, hợp tác xã Đại Đồng… thực hiện. Gần đây là diện tích trồng cây thanh long ruột đỏ đƣợc mở rộng lên 56ha ở các xã Lại Thƣợng, Bình Yên, Kim Quan, Yên Trung, Cẩm Yên, Tiến Xuân... Các mô hình này đƣợc sản xuất theo quy trình an toàn VietGAP, chú trọng yếu tố bảo vệ môi trƣờng đi đôi với nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm.
Chỉ đạo trên địa bàn huyện để hình thành và phát triển nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị gắn với quy hoạch vành đai xanh của thành phố.
Có thể thấy, trong điều kiện diện tích đất sản xuất nông nghiệp thu hẹp, mô hình nông nghiệp an toàn, nông nghiệp công nghệ cao ở Thạch Thất vừa
đáp ứng các điều kiện về tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, nâng cao chuỗi giá trị nông sản, đảm bảo an toàn tiêu dùng đi đôi với nâng cao chất lƣợng môi trƣờng. Đây cũng là xu thế tất yếu đƣa nông nghiệp hội nhập.
2.2.10. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân sách nhà nước cho các hoạt động bảo vệ môi trường.
Xét về thu ngân sách
Việc thu giá vệ sinh môi trƣờng trên địa bàn huyện theo Quyết định 54/2016/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 và phƣơng án do UBND huyện phê duyệt. Đến nay tỷ lệ thu tại các xã đạt 47%. Hằng năm, HĐND huyện đều lập và phê chuẩn dự toán thu ngân sách nhà nƣớc theo chỉ tiêu đã đƣợc giao.
Bảng 2.4. Tình hình thu giá vệ sinh môi trƣờng huyện Thạch Thất năm 2017-2018 Năm 2017 2018 2019 Dự toán (đồng) Tổng 8.033.208.000 8.102.056.000 Chƣa phê chuẩn Tổng quyết toán Các xã, thị trấn 7.296.888.000 7.319.936.000 Ban quản lý 736.320.000 782.120.000 Thực hiện (đồng) Tổng 3.037.695.000 3.521.153.000 Các xã, thị trấn 2.990.030.000 3.428.707.000 Ban quản lý 47.665.000 92.446.000 Tỷ lệ thực hiện (%) Tổng 37.81% 43.46% Các xã, thị trấn 40.98% 46.62% Ban quản lý 6.47% 11.82% (Nguồn: Các Nghị quyết số 05/NQ-HĐND, 06/NQ-HĐND, 18/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân huyện Thạch Thất) [7] [8, tr1,2,5][9, tr3]
Có thể thấy trong 3 năm trở lại đây 2017-2019, kinh phí thu đƣợc từ công tác vệ sinh môi trƣờng cũng đƣợc tăng lên đáng kể. Năm 2019, kinh phí thu đƣợc đã tăng lên 1.16 lần so với năm 2017. Tuy nhiên, điều đáng nói ở
đây là dù kinh phí thu đƣợc qua các năm có tăng nhƣng so với dự kiến thu chƣa đạt 50% kinh phí dự kiến thu. Đây là một vấn đề đáng báo động trong vấn đề quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn huyện Thạch Thất.
Cụ thể trong năm 2017, thực tế thu giá vệ sinh môi trƣờng của từng xã đƣợc thống kê trong bảng 2.5 nhƣ sau:
Bảng 2.5. Thống kê thu giá vệ sinh môi trƣờng năm 2017
TT Xã, Thị trấn Dự toán thu (đồng) Thực tế thu (đồng) Đạt tỷ lệ (%) 1 Hƣơng Ngải 238,620,000 155,000,000 64.96% 2 Phú Kim 284,124,000 159,310,000 56.07% 3 Cẩm Yên 156,276,000 108,264,000 69.28% 4 Đại Đồng 306,480,000 222,400,000 72.57% 5 Hữu Bằng 852,384,000 200,000,000 23.46% 6 Thạch Hòa 354,000,000 280,000,000 79.10% 7 Thạch Xá 246,780,000 145,558,000 58.98% 8 Cần Kiệm 318,408,000 19,518,000 6.13% 9 Lại Thƣợng 313,272,000 228,894,000 73.07% 10 Bình Phú 500,316,000 178,366,000 35.65% 11 Canh Nậu 584,640,000 51,576,000 8.82% 12 Đồng Trúc 238,896,000 222,702,000 93.22% 13 Hạ Bằng 242,352,000 164,280,000 67.79% 14 Chàng Sơn 472,320,000 249,552,000 52.84% 15 Bình Yên 440,700,000 18,000,000 4.08% 16 TT Liên Quan 252,216,000 87,840,000 34.83% 17 Tân Xã 222,696,000 181,542,000 81.52% 18 Kim Quan 316,152,000 38,000,000 12.02% 19 Dị Nậu 231,384,000 234,568,000 101.38% 20 Phùng Xá 724,872,000 44,660,000 6.16% Tổng các xã thu 7,296,888,000 2,990,030,000 40.98% Ban quản lý thu 736,320,000 47,665,000 6.47%
Tổng 8,033,208,000 3,037,695,000 37.81%
Tại huyện Thạch Thất, toàn bộ kinh phí từ thu giá dịch vụ vệ sinh môi trƣờng Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện thực hiện các nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có) theo quy định. Số thu còn lại gọi là “nguồn thu giá dịch vụ vệ sinh môi trƣờng.
Xét về chi ngân sách
Bảng 2.6. Thực hiện chi ngân sách nhà nƣớc cho hoạt động quản lý
Đơn vị tính: đồng Chi ngân sách cho sự nghiệp môi trƣờng, quản lý đất đai Kết dƣ năm cũ Dự toán Thực hiên % Thực hiện 2016 44.158.754.000 32.668.480.000 74% 2017 0 27.724.468.000 24.712.229.000 89% 2018 5.984.638.000 28.525.632.000 25.216.789.000 73% 2019 Chƣa phê chuẩn tổng quyết toán
(Nguồn: Các Nghị quyết số 05/NQ-HĐND, 06/NQ-HĐND, 18/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân huyện Thạch Thất) [7] [8, tr1,2,5][9, tr3]
Nguồn kết dƣ ngân sách năm 2017 đƣợc phân bổ dự toán cho chi sự nghiệp môi trƣờng năm 2018 là 5.984.638.000 đồng trong đó: Xử lý ô nhiễm môi trƣờng nƣớc các ao hồ huyện Thạch Thất bằng chế phẩm Redoxy-3c (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thoát nƣớc Hà Nội) 726.715.000 đồng; Vệ sinh môi trƣờng không thƣờng xuyên năm 2018 trên địa bàn huyện 4.807.923.000 đồng; Điều tra, khảo sát, phân tích đánh giá hiện trạng môi trƣờng, lập báo cáo công tác môi trƣờng huyện Thạch Thất năm 2018 là 450.000.000 đồng [8, tr5].
2.2.11. Hợp tác trong quản lý nhà nước về môi trường.
Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện thƣờng xuyên có văn bản tham mƣu cho UBND huyện Thạch Thất các văn bản, chƣơng trình hành động,
trong đó có nhắc tới sự hợp tác của các tổ chức, ban ngành, đoàn thể liên quan để cùng hƣớng tới một mục tiêu chung trong hoạt động quản lý nhà nƣớc.
Tuy nhiên, mức độ bao phủ sự hợp tác với các tổ chức khác trong địa bàn huyện hay trên địa bàn thành phố còn mờ nhạt, chƣa triệt để.
2.3. Đánh giá chung quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
2.3.1. Những kết quả đã đạt được
Thứ nhất, công tác lãnh đạo, chỉ đạo
Trong những năm qua, UBND huyện đã thực hiện tốt quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng với đề án 02 về thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện.
Thứ hai, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về môi trường
Thƣờng niên, UBND huyện đều tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến đông đảo quần chúng nhân dân. Đến nay, hầu hết ngƣời dân đều đƣợc tiếp cận và biết đến các quy định của pháp luật liên quan tới hoạt động quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng.
Từ các hoạt động tuyên truyền, ngƣời dân cũng có ý thức hơn trong đảm bảo các vấn đề của môi trƣờng. Có hộ dân đã tự phân chia rác thải sinh hoạt của gia đình thành các loại và tái chế những rác thải có thể để phục vụ ngƣợc lại hoạt động sinh hoạt của chính mình.
Thứ ba, công tác vệ sinh môi trường
Toàn huyện có 41 mô hình hạn chế sử dụng túi nilong bằng làn nhựa đi chợ, 29 mô hình phân loại rác thải tại nguồn, 23/23 xã, thị trấn thực hiện hiệu quả mô hình “sạch đƣờng làng, sạch đồng ruộng”
Tỷ lệ thu gom, vận chuyển rác thải đạt 100%, việc thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định đạt >90% khối lƣợng rác thải phát sinh trong ngày; nhiều điểm nóng rác thải đã đƣợc xử lý, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trƣờng.
Tại các xã nhà thầu giao lại toàn bộ công việc, đã chủ động thực hiện tần suất theo nhu cầu thực tiễn địa phƣơng để đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, trong đó một số xã đã chủ động xã hội hóa mức thu giá dịch vụ vệ sinh môi trƣờng để đảm bảo chi trả lƣơng cho ngƣời lao động nhƣ Hƣơng Ngải tăng tần suất từ 2 lần theo gói thầu lên 7 lần/tuần theo thực tế và mức thu xã hội hóa là 1.500 đồng/ngƣời/tháng; Xã Canh Nậu đã thực hiện xã hội hóa với mức 4.000 đồng/ng/tháng để tăng tần suất từ 2 lần/tuần theo hồ sơ thầu lên 7 lần/tuần để đáp ứng thực tế. Một số xã chƣa thực hiện xã hội hóa nhƣng vẫn đảm bảo vệ sinh môi trƣờng nhƣ Đại Đồng, Hạ Bằng, Lại Thƣợng.
Thứ tư, công tác xử lý chất thải rắn
Năm 2019, tổng lƣợng rác thải sinh hoạt vận chuyển về khu xử lý của huyện đạt khoảng 34.000tấn, đạt tỷ lệ vận chuyển xử lý 98%. 100% các tuyến đƣờng trục chính tại các xã, thị trấn đƣợc giao tự quản cho các đoàn, hội nhƣ Hội liên hiệp phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh và đoàn thanh niên.
Thứ năm, công tác xử lý chất thải nguy hại
100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện đã quản lý chất thải nguy hại đúng quy định tại Nghị định 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu, Thông tƣ số 36/2018/TT- BTNMT ngày 30/6/2015 về quản lý chất thải nguy hại: đã có hợp đồng thu gom, lƣu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, đã bố trí kho chứa chất thải nguy hại, gắn biển cảnh báo, phân loại và dán nhãn chất thải nguy hại.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô hộ gia đình đã bố trí khu chứa, biển cảnh báo, phân loại, dán nhãn chất thải nguy hại và báo cáo quản lý chất thải nguy hại theo định kỳ 6 tháng/lần.
23/23 xã, thị trấn đã thực hiện thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật; đặt 369 thùng chứa vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật tại các trục chính cánh đồng của các xã, thị trấn và bố trí nơi lƣu chứa tập trung vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo quy định. Từ năm 2010 đến hết năm 2019 toàn
huyện đã thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định đƣợc 7.96 tấn vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật.
Toàn huyện có 13 phòng khám tƣ nhân, 01 bệnh viện đa khoa, 01 trung tâm y tế và 23 trạm y tế xã, thị trấn. Hầu hết các đơn vị đã có biện pháp xử lý tại chỗ tạm thời sau đó ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển rác thải y tế về khu xử lý của thành phố. Đơn cử nhƣ Trung tâm y tế huyện và Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất đều có hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế nguy hại và thông thƣờng để xử lý chất thải rắn y tế.
2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục
Công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn huyện Thạch Thất trong những năm gần đây đã đạt đƣợc những tiến bộ vƣợt bậc. Tuy nhiên, một số bất cập vẫn còn tồn tại nhƣ:
Thứ nhất, Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, phối kết hợp
Công tác kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhất là trong khu làng nghề chƣa thực hiện triệt để.
UBND các xã, thị trấn chƣa làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với nhà thầu để thực hiện việc thu gom rác đúng thời gian, đủ tần suất; Ỷ nại vào nhà thầu khi bàn giao công tác vệ sinh môi trƣờng cho nhà thầu; Chƣa xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm để rác, đổ rác, thậm chí vứt rác không đúng nơi quy định.
Thứ hai, Công tác vệ sinh môi trường
Một số điểm tập kết do lâu ngày chƣa đƣợc sửa chữa, đã xuống cấp (tƣờng bao đổ vỡ, rạn nứt, các điểm tập kết không có mái che mái vảy, không có hố thu gom nƣớc rỉ rác). Đặc biệt khi xảy ra sự cố tạm dừng vận chuyển rác thải về khu xử lý của Thành phố thì rác thải ùn ứ dẫn đến tình trạng không đảm bảo vệ sinh môi trƣờng.
Căn cứ Quyết định số 54/2016/QĐ-UBND, Ban Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện Thạch Thất và UBND các xã, thị trấn đã công khai bảng giá để nhân dân đƣợc biết. Nhƣng quá trình thu giá dịch vụ vẫn gặp không ít khó khăn, nhiều hộ dân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh chây ì không nộp. Đồng thời, do có sự thay đổi trong quy trình, cách thức thực hiện công tác cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trƣờng do đó việc thu giá dịch vụ gặp khó khăn, tỷ lệ thu giá dịch vụ đạt dƣới 50%.
Theo nội dung kết luận số 832/TB-UBND ngày 29/8/2018 của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo từ ngày 01/10/2018 các nhà thầu phải chịu trách nhiệm đảm bảo toàn bộ công tác thu giá dịch vụ vệ sinh môi trƣờng và công tác vệ sinh môi trƣờng ngõ xóm, không giao lại cho các xã nhƣ hiện nay. Tuy nhiên đến nay, Công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển công nghệ cao Minh Quân (nhà thầu) chƣa tiếp nhận do đang thay đổi mô hình quản lý nhân sự trên địa bàn huyện.
Công tác quản lý công nhân chƣa chặt chẽ nên một số xã công nhân của nhà thầu đổ rác không đúng điểm tập kết, thiếu trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh môi trƣờng trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Theo báo cáo của một số xã từ tháng 7/2018 đến nay, nhà thầu không trả lƣơng, đóng bảo hiểm và các chế độ cho lao động làm công tác vệ sinh môi trƣờng nên công nhân nghỉ việc nhiều. Nhà thầu bố trí không đủ công nhân vệ sinh môi trƣờng các tuyến tỉnh lộ, liên huyện, liên xã; vệ sinh môi trƣờng không đúng tần suất nên chất lƣợng vệ sinh môi trƣờng không đảm bảo; không vận chuyển rác thải kịp thời dẫn đến ùn ứ tại các điểm tập kết.
Việc phân loại đƣợc rác thải sinh hoạt với rác thải công nghiệp thông thƣờng, phế thải xây dựng chƣa thực hiện đƣợc. Khi nhà thầu vận chuyển loại chất thải lẫn lộn này của ngƣời dân thì khu xử lý chất thải không tiếp nhận.
Môi trƣờng nƣớc trên địa bàn huyện Thạch Thất luôn đứng trƣớc nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng do gánh nặng từ các khu công nghiệp và làng nghề.
Việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải của các cơ sở còn mang tình hình thức, hiệu quả xử lý chƣa cao.
Hầu hết các cụm điểm công nghiệp chƣa xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nƣớc thải chung, chƣa có điểm tập kết chất thải rắn.
Thứ tư, Môi trường trong làng nghề, cụm công nghiệp
Việc phát triển làng nghề thiếu tính bền vững, sản xuất phân tán, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu là quy mô gia đình, cho nên việc đầu tƣ, cải tiến và áp dụng khoa học, công nghệ bảo vệ môi trƣờng còn gặp nhiều khó khăn. Một số tồn tại về ô nhiễm môi trƣờng lâu năm tại các làng nghề chƣa có biện pháp xử lý nhƣ tồn đọng rác thải, nƣớc thải làng nghề, khí thải làng nghề.
Các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại các làng nghề chƣa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trƣờng và chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng.
Hầu hết các cụm, điểm công nghiệp làng nghề và làng nghề chƣa có hệ