Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 96)

3.2. Giải pháp quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng ở huyện Thạch Thất, thành

3.2.7. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trƣờng

trường

Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân làm tốt công tác vệ sinh môi trƣờng tại gia đình, nơi công cộng; thu gom, quản lý chất thải công nghiệp thông thƣờng, chất thải nguy hại; Phát hiện, xử lý các trƣờng hợp vi phạm về quản lý chất thải theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng cũng đƣợc tổ chức thông qua các tƣ liệu, tranh ảnh, chiến dịch truyền thông đại chúng, phƣơng tiện truyền thông (báo chí, phát thanh, truyền hình), các cuộc thi sáng tác, viết, vẽ, tìm hiểu pháp luật về môi trƣờng, các cuộc vận động quần chúng tham gia BVMT... Tăng cƣờng và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức thích hợp để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên, nhân dân và doanh nghiệp về công tác bảo vệ môi trƣờng. Xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trƣờng và chú trọng vai trò của các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền bảo vệ môi trƣờng. Các trƣờng học thực hiện nội dung giáo dục môi trƣờng theo hƣớng dẫn của Bộ Giáo dục - Đào tạo, đƣa vào chƣơng trình giảng dạy từ bậc học mầm non.

Công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trƣờng luôn gắn với tuyên truyền các cuộc vận động của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Các tiêu chí, chỉ tiêu về môi trƣờng đƣợc thể hiện cụ thể trong bảng điểm xét công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Ấp (khu phố) văn hóa”. Các hoạt động phát triển môi trƣờng xanh - sạch - đẹp đƣợc các cấp, các ngành và nhân dân đồng tình hƣởng ứng tích cực.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động để quần chúng nhân

dân hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng.

Cùng với đó là đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của ngƣời dân về bảo vệ môi trƣờng, hƣớng dẫn các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ xử lý chất thải bằng phƣơng pháp, nhƣ: xây hầm biogas, xử lý bằng men sinh học, đệm lót sinh học nhằm tạo điều kiện cho các nông hộ vừa tiếp tục chăn nuôi trong khu dân cƣ, đảm bảo các chỉ tiêu môi trƣờng; đồng thời, triển khai ký cam kết giữa các hộ dân với chính quyền cơ sở về đảm bảo môi trƣờng.

Giáo dục môi trƣờng là một quá trình (thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy) hình thành và phát triển ở ngƣời học sự hiểu biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trƣờng, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.

Giáo dục bảo vệ môi trƣờng nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và nhạy cảm về môi trƣờng cùng các vấn đề của nó (nhận thức); những khái niệm cơ bản về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng (kiến thức); những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trƣờng (thái độ, hành vi); những kĩ năng giải quyết cũng nhƣ cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia (kĩ năng); tinh thần trách nhiệm trƣớc những vấn đề về môi trƣờng và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực).

Các hình thức của giáo dục môi trƣờng rất đa dạng, phong phú nhƣ giáo dục theo cá nhân, theo nhóm, theo cộng đồng; tuyên truyền giáo dục qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, phổ biến chính sách, pháp luật về môi trƣờng; thực hiện các dự án môi trƣờng; tiến hành các hoạt động thông qua các tổ chức đoàn thể, giáo dục trong nhà trƣờng…

hiểu biết về môi trƣờng. Vì thế, chỉ có việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục với sự tham gia tích cực của các cấp, ngành, tổ chức, doanh nghiệp

và cộng đồng là giải pháp quan trọng trong công tác bảo vệ môi trƣờng, góp phần phát triển bền vững đất nƣớc.

Trong thời gian qua, hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về BVMT đã đƣợc các cấp, ngành, địa phƣơng quan tâm và đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của ngƣời dân và cộng đồng về BVMT. Các sự kiện lớn về môi trƣờng nhƣ Giờ Trái đất, Ngày Trái đất (22/4), Ngày Môi trƣờng thế giới (5/6); Ngày quốc tế Đa dạng sinh học (22/5), Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn... đƣợc phát động ở cả Trung ƣơng và địa phƣơng. Hàng năm, Giải thƣởng Môi trƣờng Việt Nam đƣợc tổ chức nhằm khuyến khích các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong sự nghiệp BVMT.

Ngƣời làm nông nghiệp đƣợc hƣớng dẫn sử dụng hoá chất hợp lý trên đồng ruộng theo nguyên tắc “4 đúng”; gom và xử lý bao bì của hoá chất đúng quy định; kiểm soát việc sử dụng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học dùng trong nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản; hạn chế sử dụng các loại phân và thuốc bảo vệ thực vật có hàm lƣợng hoá chất cao trong canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản; khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế (túi ni lông) thân thiện với môi trƣờng.

Ngành văn hóa đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, qua đó, kịp thời tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chủ trƣơng, pháp luật, các thông tin về môi trƣờng và phát triển bền vững cho mọi ngƣời. Do đó, chất lƣợng môi trƣờng đã đƣợc chú trọng, nhiều dự án đầu tƣ cho môi trƣờng đƣợc ƣu tiên triển khai đã giúp cho môi trƣờng trong các cơ sở sản xuất công nghiệp, môi trƣờng đô thị cũng nhƣ môi trƣờng nông thôn có những bƣớc cải thiện nhất định. Phong trào bảo vệ môi trƣờng trong nhân dân phát triển tích cực, nhiều mô hình, cách làm bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc thực hiện có hiệu quả ở cơ sở.

Xây dựng một chƣơng trình mạng thông tin môi trƣờng giữa Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng với những ngƣời đứng đầu về công tác này.

UBND các xã, thị trấn tăng cƣờng công tác tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh, tổ chức họp thôn, xóm để tuyên truyền đồng thời quán triệt rõ trách nhiệm của của nhân dân trong công tác vệ sinh môi trƣờng tại khu dân cƣ, trách nhiệm và nghĩa vụ của nhân dân trong công tác nộp giá dịch vụ vệ sinh môi trƣờng phục vụ công tác vệ sinh môi trƣờng tại khu dân cƣ; Phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể đặc biệt là đoàn viên thanh niên tham gia các buổi tổng vệ sinh môi trƣờng thứ bảy hàng tuần.

Trung tâm Văn hóa - thông tin - thể thao chỉ đạo tập trung tuyên truyền về công tác vệ sinh môi trƣờng, nêu gƣơng các tấm gƣơng điển hình về giữ gìn vệ sinh môi trƣờng khu dân cƣ, các đơn vị, tổ chức cá nhân làm tốt công tác vệ sinh môi trƣờng trên địa bàn.

Thiết lập số điện thoại đƣờng dây nóng để nhân dân thông tin, phản ánh về công tác vệ sinh môi trƣờng trên địa bàn qua số điện thoại: 024(33) 682 318 (do Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng quản lý).

Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện phối hợp với Huyện đoàn, Hội phụ nữ tổ chức các chƣơng trình tọa đàm, ra quân hƣởng ứng các ngày môi trƣờng trong năm, tọa đàm về các mô hình bảo vệ môi trƣờng hiệu quả trong khu dân cƣ.

Phát huy tinh thần xung kích của thanh niên trong công tác bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở đoàn, các trƣờng học và đoàn thanh niên trong các doanh nghiệp bằng các hoạt động duy trì vệ sinh môi trƣờng các ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần.

Tuyên truyền bằng pano, khẩu hiệu tại các điểm trung tâm, các khu cụm công nghiệp trên địa bàn.

3.2.7. Đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến

Quan tâm đầu tƣ nghiên cứu ứng dụng các công nghệ bảo vệ môi trƣờng, tăng cƣờng hợp tác quốc tế, học hỏi các địa phƣơng khác để nắm bắt

và áp dụng các công nghệ kỹ thuật, bảo vệ môi trƣờng tiên tiến phù hợp với điều kiện của huyện.

Đầu tƣ, đổi mới công nghệ sản xuất theo hƣớng hiện đại, thân thiện môi trƣờng và tiết kiệm tài nguyên.

Có cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích cộng đồng tham gia nghiên cứu, áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại, thân thiện môi trƣờng.

Xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tăng cƣờng thu hút nguồn lực, nguồn tài chính để đầu tƣ, phát triển công nghiệp môi trƣờng, biến chất thải thành tài nguyên đƣợc tái chế, tái sử dụng một cách hợp lý phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện các chƣơng trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ mới về bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp và xử lý chất thải. Tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học, đƣa ra các sáng kiến đem lại hiệu quả kinh tế cao thuộc lĩnh vực xử lý môi trƣờng.

3.2.8. Tăng cường huy động nguồn tài chính

Tăng cƣờng huy động nguồn lực tài chính cho công tác bảo vệ môi trƣờng. Tăng đầu tƣ và chi thƣờng xuyên từ ngân sách nhà nƣớc cho công tác bảo vệ môi trƣờng. Tăng dần mức chi sự nghiệp môi trƣờng.

Huy động tốt các nguồn lực đầu tƣ cho công tác nghiên cứu các biện pháp xử lý nƣớc thải, rác thải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng; đồng thời, công bố rộng rãi các thông tin nghiên cứu, nhân rộng các mô hình tiên tiến trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt chú trọng ở các khu công nghiệp, làng nghề...

Huy động các nguồn vốn cho công tác bảo vệ môi trƣờng, chi tối thiểu 1,5-2% doanh thu sản xuất cho công tác bảo vệ môi trƣờng trực tiếp (1-1,5%

cho Quỹ môi trƣờng tập trung của doanh nghiệp để đầu tƣ các công trình môi trƣờng, 0,5-1% cho công việc bảo vệ môi trƣờng thƣờng xuyên).

Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA và quản lý các nguồn vốn đầu tƣ cho bảo vệ môi trƣờng của tỉnh theo hƣớng tiết kiệm và hiệu quả, đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm. Tranh thủ tối đa các nguồn tài chính của Trung ƣơng, thành phố thông qua các chƣơng trình, dự án ƣu tiên về bảo vệ môi trƣờng thực hiện trên địa bàn huyện, đặc biệt là đối với các dự án đầu tƣ xây dựng hệ thống xử lý chất thải, bãi xử lý rác. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về môi trƣờng.

Xử lý vi phạm hành chính nghiêm khắc, triệt để, đồng bộ trên cả huyện nhằm thúc đẩy giải quyết triệt để các vấn đề môi trƣờng đặc biệt là các vấn đề dƣ luận quan tâm, quán triệt nguyên tắc “ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền”.

Nguồn thu từ môi trƣờng cần ƣu tiên đầu tƣ trở lại cho công tác bảo vệ, tái sinh môi trƣờng, không lạm dụng chi tiêu, sử dụng cho các mục đích khác.

3.2.9. Tăng cường sự hợp tác, phối hợp

Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể nhân dân, Đảng ủy các xã, thị trấn tập trung chỉ đạo Đoàn viên, hội viên tích cực hƣởng ứng các hoạt động vệ sinh môi trƣờng trên địa bàn huyện; Phát huy tinh thần tự giác, xung kích trong các buổi phát động vệ sinh môi trƣờng các ngày lễ, sự kiện chính trị của địa phƣơng.

Đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trƣờng. Đề cao trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các phƣơng tiện truyền thông trong bảo vệ môi trƣờng gắn với tăng cƣờng giám sát, đƣa bảo vệ môi trƣờng vào nội dung hoạt động của các khu dân cƣ trong cộng đồng, cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và vào tiêu chuẩn thi đua khen thƣởng. Áp dụng các chế tài cụ thể, xử phạt nghiêm các tổ chức, cá nhân thải chất gây ô nhiễm ra môi trƣờng, đặc biệt tại nội thị, khu dân cƣ. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia dịch vụ môi trƣờng để thu gom xử lý các loại chất thải.

Triển khai mô hình phân loại rác thải tại nguồn, giảm sinh khối phát sinh ngay tại hộ gia đình bằng phƣơng pháp ủ chế phẩm sau khi phân loại giảm chi phí vận chuyển, chi phí xử lý, thay đổi nhận thức, thói quen, hành vi của mỗi ngƣời.

Tham mƣu báo cáo Bộ Quốc Phòng chỉ đạo các đơn vị liên quan thanh lý, giải quyết triệt để ô nhiễm môi trƣờng tại các đơn vị quân đội liên kết chăn nuôi tại xã Thạch Hòa, Yên Bình.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, mỗi quốc gia nếu muốn phát triển không thể nằm ngoài mối liên hệ với các quốc gia khác. Sự giao thoa văn hóa, tri thức và các giá trị chung của văn minh nhân loại cũng tác động không nhỏ tới công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng.

Yếu tố quốc tế cũng cần nhắc tới việc học hỏi, kế thừa phƣơng thức quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng ở các nƣớc phát triển, từ đó chọn lọc và phát huy vào việc quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng ở đất nƣớc ta cũng nhƣ từng địa phƣơng, nhằm mang lại hiệu quả cũng nhƣ góp phần đƣa nƣớc ta đi lên theo kịp các nƣớc đang phát triển.

Hợp tác với các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong nƣớc hoặc trên địa bàn huyện để nghiên cứu, chuyển giao các giải pháp khoa học công nghệ và kỹ thuật mới trong sản xuất và bảo vệ môi trƣờng. Tranh thủ sự tài trợ của các tổ chức quốc tế để chuyển giao công nghệ, học hỏi kinh nghiệm về khoa học kỹ thuật. Nghiên cứu, áp dụng các giải pháp, mô hình về công nghệ kỹ thuật hiện đại trong và ngoài nƣớc mang lại hiệu quả cao và phù hợp với điều kiện thực tế tại huyện hoặc trên địa bàn từng xã, thị trấn.

3.3.Một số kiến nghị

3.3.1. Với Tổng cục môi trường

Để công tác bảo vệ môi trƣờng làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề trên địa bàn huyện Thạch Thất ngày một tốt hơn, phòng UBND huyện Thạch Thất đề nghị Tổng cục môi trƣờng quan tâm chỉ đạo một số nội dung sau:

Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trƣờng, khai thác và xả nƣớc thải tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, hỗ trợ các trang thiết bị về môi trƣờng cho các làng nghề để nâng cao năng lực về bảo vệ môi trƣờng cho bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trƣờng tại các xã, thị trấn.

Nghiên cứu ban hành bổ sung các chế tài, quy định về môi trƣờng, tài nguyên nƣớc, đặc biệt là về xử phạt vi phạm hành chính đủ mạnh để thực hiện Luât Bảo vệ môi trƣờng, tài nguyên nƣớc đƣợc tốt hơn.

3.3.2. Với thành phố Hà Nội

Một là, với HĐND thành phố

Đề nghị HĐND thành phố điều chỉnh mức thu giá dịch vụ vệ sinh môi trƣờng phù hợp với cơ chế thị trƣờng, tạo điều kiện để các địa phƣơng có cơ chế thực hiện xã hội hóa nguồn thu giá dịch vụ vệ sinh môi trƣờng đối với CTRSH trên địa bàn.

Xây dựng các cơ chế giá, phí về môi trƣờng, bảo đảm đủ để đầu tƣ trở lại cho công tác phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trƣờng.

Hai là, với UBND thành phố

Đề nghị UBND thành phố chỉ đạo các Sở, ngành rà soát quy hoạch, sự phù hợp quy hoạch của dự án Nhà máy rác thải Lại Thƣợng huyện Thạch Thất, xem xét báo cáo UBND thành phố, báo cáo Chính phủ điều chỉnh quyết định 609/QĐ-TTg về việc quy hoạch xử lý chất thải rắn đến năm 2030 định hƣớng 2050 thành phố Hà Nội, đƣa dự án ra khỏi danh mục đầu tƣ vì Chủ đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)