2.3. Đánh giá chung quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn huyện
2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục
Công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn huyện Thạch Thất trong những năm gần đây đã đạt đƣợc những tiến bộ vƣợt bậc. Tuy nhiên, một số bất cập vẫn còn tồn tại nhƣ:
Thứ nhất, Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, phối kết hợp
Công tác kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhất là trong khu làng nghề chƣa thực hiện triệt để.
UBND các xã, thị trấn chƣa làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với nhà thầu để thực hiện việc thu gom rác đúng thời gian, đủ tần suất; Ỷ nại vào nhà thầu khi bàn giao công tác vệ sinh môi trƣờng cho nhà thầu; Chƣa xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm để rác, đổ rác, thậm chí vứt rác không đúng nơi quy định.
Thứ hai, Công tác vệ sinh môi trường
Một số điểm tập kết do lâu ngày chƣa đƣợc sửa chữa, đã xuống cấp (tƣờng bao đổ vỡ, rạn nứt, các điểm tập kết không có mái che mái vảy, không có hố thu gom nƣớc rỉ rác). Đặc biệt khi xảy ra sự cố tạm dừng vận chuyển rác thải về khu xử lý của Thành phố thì rác thải ùn ứ dẫn đến tình trạng không đảm bảo vệ sinh môi trƣờng.
Căn cứ Quyết định số 54/2016/QĐ-UBND, Ban Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện Thạch Thất và UBND các xã, thị trấn đã công khai bảng giá để nhân dân đƣợc biết. Nhƣng quá trình thu giá dịch vụ vẫn gặp không ít khó khăn, nhiều hộ dân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh chây ì không nộp. Đồng thời, do có sự thay đổi trong quy trình, cách thức thực hiện công tác cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trƣờng do đó việc thu giá dịch vụ gặp khó khăn, tỷ lệ thu giá dịch vụ đạt dƣới 50%.
Theo nội dung kết luận số 832/TB-UBND ngày 29/8/2018 của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo từ ngày 01/10/2018 các nhà thầu phải chịu trách nhiệm đảm bảo toàn bộ công tác thu giá dịch vụ vệ sinh môi trƣờng và công tác vệ sinh môi trƣờng ngõ xóm, không giao lại cho các xã nhƣ hiện nay. Tuy nhiên đến nay, Công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển công nghệ cao Minh Quân (nhà thầu) chƣa tiếp nhận do đang thay đổi mô hình quản lý nhân sự trên địa bàn huyện.
Công tác quản lý công nhân chƣa chặt chẽ nên một số xã công nhân của nhà thầu đổ rác không đúng điểm tập kết, thiếu trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh môi trƣờng trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Theo báo cáo của một số xã từ tháng 7/2018 đến nay, nhà thầu không trả lƣơng, đóng bảo hiểm và các chế độ cho lao động làm công tác vệ sinh môi trƣờng nên công nhân nghỉ việc nhiều. Nhà thầu bố trí không đủ công nhân vệ sinh môi trƣờng các tuyến tỉnh lộ, liên huyện, liên xã; vệ sinh môi trƣờng không đúng tần suất nên chất lƣợng vệ sinh môi trƣờng không đảm bảo; không vận chuyển rác thải kịp thời dẫn đến ùn ứ tại các điểm tập kết.
Việc phân loại đƣợc rác thải sinh hoạt với rác thải công nghiệp thông thƣờng, phế thải xây dựng chƣa thực hiện đƣợc. Khi nhà thầu vận chuyển loại chất thải lẫn lộn này của ngƣời dân thì khu xử lý chất thải không tiếp nhận.
Môi trƣờng nƣớc trên địa bàn huyện Thạch Thất luôn đứng trƣớc nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng do gánh nặng từ các khu công nghiệp và làng nghề.
Việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải của các cơ sở còn mang tình hình thức, hiệu quả xử lý chƣa cao.
Hầu hết các cụm điểm công nghiệp chƣa xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nƣớc thải chung, chƣa có điểm tập kết chất thải rắn.
Thứ tư, Môi trường trong làng nghề, cụm công nghiệp
Việc phát triển làng nghề thiếu tính bền vững, sản xuất phân tán, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu là quy mô gia đình, cho nên việc đầu tƣ, cải tiến và áp dụng khoa học, công nghệ bảo vệ môi trƣờng còn gặp nhiều khó khăn. Một số tồn tại về ô nhiễm môi trƣờng lâu năm tại các làng nghề chƣa có biện pháp xử lý nhƣ tồn đọng rác thải, nƣớc thải làng nghề, khí thải làng nghề.
Các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại các làng nghề chƣa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trƣờng và chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng.
Hầu hết các cụm, điểm công nghiệp làng nghề và làng nghề chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải chung, mới chỉ thực hiện thu gom rác thải sinh hoạt mà chƣa thu gom, phân loại chất thải sản xuất. Nƣớc thải, nƣớc mƣa chảy tràn đƣợc thu gom chung và thải trực tiếp ra môi trƣờng, có điểm công nghiệp cơ kim khí Phùng Xá đã xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải sản xuất mạ cho 37 hộ, tuy nhiên chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải chung cho hơn 300 hộ sản xuất cơ kim khí khác.
Hầu hết các hộ gia đình sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại các làng nghề trong đó có làng nghề Hữu Bằng chƣa có bản đề án bảo vệ môi trƣờng, hay bản cam kết bảo vệ môi trƣờng.
Tại các làng nghề đến nay chƣa lập phƣơng án bảo vệ môi trƣờng trình UBND huyện phê duyệt để thực hiện (lý do các xã làng nghề không có kinh phí để thuê tƣ vấn lập hồ sơ); quy trình hƣớng dẫn thẩm định chƣa đƣợc các
Sở, ngành hƣớng dẫn cụ thể. Hầu hết các hộ thực hiện cam kết với chính quyền địa phƣơng.