NNNDNT có quan hệ hữu cơ không thể tách rời, có vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên những năm qua, lĩnh vực này còn gặp nhiều khó khăn và đang bộc lộ những hạn chế cần khắc phục. Vì vậy, XDNTM trong giai đoạn hiện nay là việc làm hết sức cần thiết bởi một số lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, NT phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, hạ tầng kinh tế xã hội kém phát triển, ô nhiễm môi trường nhiều tiềm ẩn, tai tệ nạn xã hội ngày một gia tăng, nét đẹp văn hóa bị mai một, mất đi,…; thực tế một số nhóm người không muốn ở NT. Tình trạng nữ hóa lao động, già hóa ND khá phổ biến; “Ngành nông nghiệp ít người muốn vào, nông thôn ít người muốn ở, nông dân ít người muốn làm”.
Thứ hai, sản xuất NN còn lạc hậu, quan hệ sản xuất chậm đổi mới: Kinh tế hộ là chủ yếu phổ biến với quy mô nhỏ (36% số hộ có dưới 0,2 ha), nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn hạn chế, chưa gắn chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sản chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học công nghệ trong NN còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi trong NN còn thấp; cơ giới hoá chưa đồng bộ.
Thứ ba, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn: Thu nhập bình quân của người ND của cả nước chỉ bằng ½ bình quân chung, nhiều nơi còn thấp hơn chỉ từ 200 - 300 USD. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao (16,2%), chênh lệch giàu nghèo ngày càng giãn ra, chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng ngày càng cao, thu nhập bình quân đạt 16 triệu đồng/hộ (năm 2008) nhưng chênh lệch giữa 10% nhóm người giàu và 10% nhóm người nghèo nhất là 13,5 lần. (Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2008 của Chính phủ).
Thứ tư, do yêu cầu nâng cao mức thụ hưởng thành tựu của công cuộc đổi mới đối với ND. Hơn 70% dân số, ND nước ta là lực lượng cốt yếu giữ cho đất nước ổn định nhưng trên thực tế giai cấp ND bị thiệt thòi nhiều nhất, được thụ hưởng thành quả của công cuộc đổi mới thấp nhất: Cơ sở hạ tầng hạn chế, điều kiện sản xuất, sinh hoạt khó khăn, thu nhập thấp, khả năng tiếp cận các dịch vụ thấp, chất
lượng cuộc sống thấp, người dân phải đóng góp nhiều,… Vì vậy cần XDNTM để nhà nước quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn cho ND.
Thứ năm, yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH nông thôn cùng với CNH, HĐH đất nước: Để CNH cần đất đai, vốn và lao động kỹ thuật. Trong 03 yếu tố này thì có hai yếu tố thuộc về NN, ND. Qua XDNTM sẽ quy hoạch lại đồng ruộng, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH. Mặt khác, mục tiêu mà Đảng và Chính phủ đặt ra đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước CN. Vì vậy, một nước CN không thể để NN, NT lạc hậu, ND nghèo khó.
1.1.5. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
XDNTM theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn NT, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế và chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư.
Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các bộ chuyên ngành ban hành.
Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực, phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án của Chương trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở ngay từ quá trình lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện và giám sát, đánh giá.
XDNTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong XDNTM.
1.1.6. Khái niệm về quả
Thuật ngữ “quản lý” có nhiều cách hiểu :
Trong tiếng Anh, từ “management” dùng hiện nay được hiểu là quản lý . Một số tác giả cho rằng, từ này có nguồn gốc từ tiếng Latinh (Manus – main – bàn tay) hoặc từ phát sinh từ tiếng Ý (manegiaire – manoeuvrer – vận hành, mánh khóe). Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều cách giải thích khác nhau về thuật ngữ quản lý, tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau như: Kinh tế học, hành chính học, luật học, điều khiển học, xã hội học…đều sử dụng thuật ngữ quản lý với nội dung phù hợp với đối tượng nghiên cứu của mình. Có thể đưa ra một số giải thích sau:
Quản lý là hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác. Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự cùng chung một tổ chức.
Quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu của nhóm, Quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã định trước. Theo khái niệm này, quản lý được hiểu theo góc độ hành động, góc độ quy trình của tác động (quản lý là điều khiển).
Quản lý là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để hướng đến mục đích, đúng ý chí và phù hợp với quy luật khách quan.
Mục đích của quản lý là điều khiển, chỉ đạo chung con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành một hoạt động chung thống nhất của
cả tập thể và hướng hoạt động chung đó theo những mục tiêu định trướ
ật ngữ quả
ự tác độ ổ chứ
”.