Xây dựng nông thôn mới ở huyện Đan Phượ ội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 53 - 57)

Trước khi XDNTM, huyện Đan Phượng đã đạt bình quân 10 tiêu chí/xã, trong đó, hệ thống hạ tầng đã cơ bản đạt chuẩn. Đây là tiền đề quan trọng để huyện sớm hoàn thành nhiệm vụ XDNTM. Dù có nhiều điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện các mục tiêu XDNTM nhưng Đan Phượng vẫn chịu tác động rất lớn của quá trình đô thị hóa, khó khăn cho việc thực hiện quy hoạch phát triển NN ổn định lâu dài, nhất là sản xuất NN chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao. Hơn nữa, môi trường nơi đây bị ảnh hường từ hoạt động sản xuất tại các làng nghề, việc xử lý rác thải, tiêu thoát nước thải sinh hoạt trong khu dân cư luôn là áp lực lớn. Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động sau thu hồi đất NN có nhiều khó khăn hơn so các địa phương khác. Chính vì vậy, trong XDNTM, Đan Phượng xác định lợi thế là huyện ven đô nên tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng. Đồng thời, quy hoạch và xây dựng được 6 cụm CN làng nghề, phát triển 534 doanh nghiệp, thu hút 6.200 lao động. Thu nhập bình quân đầu người đạt 28,8 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo còn 2,2%. Cùng với đó, văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ vượt bậc với 100% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng nâng cao. Đến nay, 100% số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang luôn được duy trì. Toàn huyện có 45 làng đạt danh hiệu văn hóa, 90% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Trong phát triển sản xuất NN, huyện đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo đề án tái cơ cấu ngành NN với hàng nghìn mô hình sản xuất hiệu quả; đưa cây, con

có giá trị cao vào thay thế sản xuất truyền thống, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và hỗ trợ các cơ sở sản xuất tiếp cận thị trường tiêu thụ. Do đó, bình quân 4 năm qua, giá trị sản xuất NN tăng 2,4%/năm.

Với khâu đột phá là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đa số các xã trong huyện đã chuyển sang trồng hoa, cây ăn quả, hình thành các vùng chuyên canh cho giá trị kinh tế cao. Điển hình là mô hình chuyển đổi trồng lúa và hoa màu năng suất thấp sang trồng hoa ly tại xã Song Phượng. Người dân yên tâm tuyệt đối về đầu ra vì thị trường tiêu thụ không chỉ ở chợ hoa Quảng Bá (Hà Nội), mà cả các tỉnh phía Bắc.

Tiêu chí bảo vệ và cải thiện môi trường hướng tới sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội luôn được huyện Đan Phượng coi trọng. Một vấn đề nan giải của nhiều địa phương nói chung, Đan Phượng nói riêng đó là rác thải. Theo đó, địa phương đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức và bảo vệ môi trường tới các tầng lớp nhân dân. Các mô hình bảo vệ môi trường cũng được triển khai sâu rộng, thu hút sự tham gia tích cực của các tổ chức, đoàn thể và địa phương. Tiêu biểu cho cách làm đó là dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý và chế biến rác tại xã Phương Đình được triển khai xây dựng quy mô hoành tráng với hạ tầng kỹ thuật, cây xanh đồng bộ khang trang trong sự phấn khởi của người dân nơi đây. Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý và chế biến rác Phương Đình (Đan Phượng) được xây dựng trên diện tích hơn 4,7 ha, với tổng mức đầu tư gần 251 tỷ đồng bằng nguồn vốn của Công ty cổ phần Đầu tư Thành Quang (trong đó huyện đóng góp 50 tỷ đồng). Dự án có công suất giai đoạn 1 đạt 300 tấn/ngày đêm, đảm nhiệm xử lý toàn bộ chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Đan Phượng, khu vực lân cận (Hoài Đức, Quốc Oai) và rác thải CN không nguy hại các làng nghề, khu CN... trên địa bàn thành phố. Nhà máy xử lý và chế biến rác Phương Đình được thiết kế khép kín hoàn toàn, tích hợp bởi các modul công nghệ chính như: Hệ thống lò đốt Martin; hệ thống đốt xử lý mùi hôi, xử lý khói thải tiên tiến; công nghệ hồi phun đốt xử lý nước rỉ rác thông minh... Toàn bộ nhà máy vận hành thông qua trung tâm điều khiển tự động PLC với công nghệ kỹ thuật số hiện đại. Công nghệ ứng dụng vào nhà máy bảo đảm không phát sinh ô nhiễm thứ cấp. Tính ưu việt của công nghệ này

không gây ô nhiễm môi trường; những khí thải sinh ra sau quá trình đốt rác được xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải quốc gia; có thể vận hành liên tục, đạt 8.000 giờ/năm; chi phí quản lý, vận hành thấp. Sau khi đưa vào vận hành, Công ty Thành Quang tiếp tục mở rộng quy mô nhà máy và tích hợp hệ thống phát điện với công suất 4-5 MWh nhằm tận dụng tối đa lượng nhiệt dư trong quá trình đốt rác. Việc đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý và chế biến Phương Đình là yêu cầu hết sức cấp thiết, phù hợp với chủ trương chính sách của Chính phủ và thành phố Hà Nội trong xử lý ô nhiễm môi trường; không những góp phần cải thiện công tác vệ sinh đô thị Hà Nội, mà còn nâng cao chất lượng các tiêu chí trong XDNTM của huyện Đan Phượng.

Lãnh đạo huyện, các phòng, ban của huyện, các xã, thôn phải thực sự vào cuộc, sát từng cụm dân cư, phát hiện và tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn triển khai thực hiện nhiệm vụ. Phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng ngành, từng cá nhân, hướng dẫn giúp các xã, các thôn triển khai thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời huyện có chính sách động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích ngay tại các thôn, cụm dân cư...

Trong quá trình triển khai thực hiện, huyện xác định những vấn đề bức xúc nhất, cần thiết nhất để bàn bạc với nhân dân thực hiện trước. Đến nay, huyện đã đầu tư 24 điểm trung chuyển sinh hoạt rác thải, xây dựng 30 ao môi trường và dành 30 tỷ đồng/năm để thực hiện việc thu gom, xử lý rác thải, vệ sinh vườn hoa, đường giao thông, nơi công cộng.

Cùng với sự tham gia nhiệt tình của người dân là đóng góp rất lớn của các doanh nghiệp. Sau lễ phát động toàn dân chung sức XDNTM, huyện đã huy động được 19 doanh nghiệp tham gia ủng hộ Chương trình. Trong đó, các doanh nghiệp ứng vật tư, máy móc, nhân công trước với giá thấp để thi công các hạng mục công trình đường làng, ngõ, xóm, giao thông nội đồng và các công trình cơ sở vật chất trường học, y tế.

Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh” và Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển NN, XDNTM, nâng cao

đời sống nhân dân”, lãnh đạo và nhân dân huyện Chương Mỹ đã đẩy mạnh toàn diện XDNTM, tạo nên bức tranh NT ngày càng khang trang, giàu đẹp.

Bắt tay vào triển khai XDNTM, BCĐ xây dựng NTM huyện Chương Mỹ đã tập trung vào các giải pháp nổi bật: Lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn; thực hiện cơ chế giao quyền chủ động cho người dân và cộng đồng XDNTM; huy động, quản lý, sử dụng tốt nguồn lực ngoài ngân sách; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất NN thông qua các mô hình khuyến nông, khuyến ngư… Và chỉ trong thời gian ngắn, việc triển khai các chính sách đồng bộ trên đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho các xã trên địa bàn.

Mục tiêu năm 2017, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cả năm huyện Chương Mỹ phấn đấu đạt 11,1%, tương đương 18.590 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng/người/năm; số hộ thoát nghèo là 1.200 hộ; hoàn thành xây dựng 5 trường đạt chuẩn quốc gia (nâng tổng số đạt lên 65 trường, đạt tỷ lệ 58,6%); phấn đấu có thêm 3 xã đạt chuẩn NTM.

Ông Đinh Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ, Phó Trưởng BCĐ xây dựng NTM huyện cho biết, hết quý II 2017, các xã XDNTM trên địa bàn không có nợ đọng xây dựng cơ bản. Toàn huyện có 18 xã được công nhận đạt chuẩn, 3 xã đạt và cơ bản đạt, các xã còn lại đạt và cơ bản đạt từ 12 - 16 tiêu chí. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 10,24% năm 2016 xuống còn 5,49% như hiện nay. Đến thời điểm này, toàn huyện đã dồn điền đổi thửa (DĐĐT) được 10.500ha, đạt 97,66% kế hoạch và đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau DĐĐT cho 43.558 hộ, đạt 98,6%. Đặc biệt, cũng nhờ DĐĐT và nâng cấp hệ thống thủy lợi, huyện đã tạo thuận lợi cho công tác quy hoạch vùng sản xuất tập trung; chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển sản xuất theo hướng liên kết, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng… Theo đó, bà con trên địa bàn đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được hơn 1.300ha, trong đó đã xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu, như: Mô hình 100ha đồng bộ cơ giới hóa sản xuất lúa tại xã Hợp Đồng, HTX sản xuất rau an toàn ở thị trấn Chúc Sơn.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả nổi bật trong XDNTM, BCĐ xây dựng NTM huyện Chương Mỹ đã thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế trong quá trình triển khai chương trình. Cụ thể, một số xã chưa quan tâm coi trọng XDNTM, không kịp thời nắm bắt những quy định mới về XDNTM giai đoạn 2016 - 2020; một số nơi chưa chủ động ứng dụng công nghệ vào sản xuất NN, chưa tạo được mối liên kết giữa nông dân - nhà khoa học – doanh nghiệp, số HTX xây dựng được các chuỗi liên kết sản xuất còn ít (5/33 HTX). Ngoài ra, một số xã vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, thiếu sáng tạo, chưa vào cuộc quyết liệt; nguồn lực XDNTM chủ yếu từ ngân sách; việc huy động đóng góp còn hạn chế; các tiêu chí ở mức cơ bản đạt còn nhiều, một số tiêu chí đạt nhưng chưa bền vững; công tác tuyên truyền, vận động chưa sâu rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)