Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 44 - 49)

QLNN về XDNTM là hoạt động tổ chức, điều hành của cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương nhằm thực hiện mục tiêu XDNTM; là tập hợp tất cả

hướ ự ữ ảm bả người dân ngày càng tốt đẹp hơn.

QLNN trong quá trình XDNTM phải xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong XDNTM cùng tham gia chung sức thực hiện từ khâu lập đề án, quy hoạch, kiểm tra, giám sát đến triển khai, tham gia và hưởng thụ.

Để thực hiện được mục tiêu trên, đòi hỏi phải kiên trì, trong thời gian dài với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, phát huy cao độ vai trò của người dân và các cấp chính quyền đìa phương, nhất là cấp cơ sở (xã, thôn). Hệ thống chính trị ở cơ sở phải thường xuyên được củng cố, hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng lên; thực hiện tốt qui chế dân chủ cơ sở, sức mạnh tổng hợp của quần chúng ngày càng phát huy; an ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững ổn định.

ớc chỉ ỗ trợ

ch một phần.

61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15 tháng 5 năm 2008, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ QLNN của UBND cấp xã về NN và phát triển NT.

Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ

cơ quan chuyên môn được quy định rõ trong việc phối hợp XDNTM. Thành lập BCĐ XDNTM ở cấp địa phương để tuyên truyền, quản lý cũng như chỉ đạo hướng dẫn việc thực hiện chương trình. Mỗi huyện đều thành lập Văn phòng điều phối XDNTM để quản lý chuyên biệt về XDNTM trên từng địa bàn.

Chính vì vậy, xét trên khía cạnh tổng thể, QLNN trong XDNTM cần tập trung vào một số nội dung sau:

uy hoạ ực hiện quy hoạch: là bố trí, sắp xếp địa điểm, diện tích sử dụng các khu chức năng trên địa bàn xã: khu phát triển dân cư; hạ tầng KT-XH, các khu sản xuất NN, TTCN, dịch vụ… theo chuẩn NTM theo Thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Để có mô hình NTM mang tính kế thừa và bổ sung, phát triển mới theo hướng CNH - HĐH, vấn đề quy hoạch được đặt lên hàng đầu, trở thành tiêu chí đầu tiên. Nếu quy hoạch không đi trước một bước và không có chất lượng thì XDNTM sẽ gặp khó khăn và không đi đến đích, từ đó vấn đề quy hoạch NTM là khâu quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong vấn đề XDNTM. Tiêu chí quy hoạch thể hiện tính hợp lý trong sắp xếp, bố trí các khu vực NT, đảm bảo kết cấu hạ tầng NT được bền vững. Việc quy hoạch bao gồm: quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất NN hàng hoá, CN, TTCN và dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.

ổ chức thực hiện: Triển khai và tổ chức thực hiện XDNTM là hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.

c: Nguồn lực thực hiện XDNTM được hiểu là các hình thức vốn tự nhiên vật chất, bằng tiền vốn nhân lực, vật lực mà xã hội có được từ các nguồn khác nhau như: ngân sách Trung ương và địa phương, đầu tư vào tín dụng từ các tổ chức và cá nhân, từ dân cư và cộng đồng. Vì vậy, huy động nguồn lực là các giải pháp để khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực cho XDNTM một cách có lợi nhất cho nhân dân, cộng đồng địa phương.

triển kinh tế nhằm giúp người ND có đời sống ấm no, sung túc hơn. Quản lý về phát triển kinh tế bao gồm: Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện dồn điền dồn thửa, xây dựng mô hình sản xuất mới hiệu quả, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân…

: tất cả các công trình được xây dựng để phục vụ cộng đồng có ý nghĩa kinh tế và xã hội nhằm nâng cao đời sống cộng đồng nơi đó. Phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội NT có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội ở NT. Bởi khi một khu vực NT có phát triển về hạ tầng kinh tế như có nhiều khu sản xuất tập trung, đường giao thông thuận tiện cho thông thương… thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Hay tại vùng đó có các cơ sở hạ tầng văn hóa như y tế, văn hóa, giáo dục… thì sẽ góp phần nâng cao đời sống của người dân.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát:

ểm thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, các thể chế quản lý của nhà nước, uốn nắn các sai lầm, lệch lạc. Đồng thời tổng kết các kinh nghiệm hay trong phong trào XDNTM để triển khai, áp dụng rộng rãi trong thực tiễn XDNTM.

ộng đến xây dựng nông thôn mới

Sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước

Thực hiện đường lối của Đảng, trong thời gian qua phong trào XDNTM ở các địa phương đã thu hút được sự tham gia tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân, bước đầu làm thay đổi rất đáng kể diện mạo khu vực NT tại nhiều địa phương, qua đó đời sống vật chất và tinh thần của người dân có bước tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên quá trình XDNTM còn bộc lộ nhiều hạn chế. Đây là một chương trình mới nên phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm, thực tế năng lực thực tiễn của cán bộ các cấp chưa nhiều, công tác chỉ đạo, triển khai còn lúng túng. Trong nhận thức một bộ phận nhân dân vẫn còn cho rằng XDNTM là dự

án do Nhà nước đầu tư, do đó còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Chính vì vậy trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, để mọi người dân đều nhận thức được trách nhiệm của mình và sẵn sàng chung sức XDNTM.

Sự tham gia của người dân, của cộng đồng trong việc XDNTM là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao tính dân chủ ở NT, rồi từ đó huy động được cả cộng đồng tham gia tích cực vào các quá trình XDNTM, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Cư dân NT là chủ thể trong XDNTM, thể hiện ở chỗ: người dân trực tiếp tham gia phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất, thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn; chủ động xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tham gia vào quá trình quy hoạch và thực hiện quy hoạch XDNTM; Xây dựng và giữ gìn đời sống văn hóa; đảm bảo vệ sinh môi trường; duy trì ổn định về trật tự xã hội; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

ế - xã hội

Mỗi địa phương triển khai XDNTM có một đặc điểm, điều kiện về tự nhiên và điều kiện về kinh tế xã hội khác nhau. Nước ta có vị trí nằm trải dài trên nhiều vĩ độ, tạo ra sự khác nhau về khí hậu, địa hình, đất đai, tài nguyên … khác nhau. Mặt khác, nước ta là quốc gia có nhiều dân tộc cùng sinh sống trên một vùng, lãnh thổ; mỗi dân tộc mang một phong tục, tập quán riêng… Chính vì vậy, khi triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước vào từng khu vực, lãnh thổ sẽ mang lại kết quả khác nhau. Bên cạnh đó, yếu tố con người và văn hóa, phong tục, tôn giáo cũng là yếu tố góp phần quan trọng vào kết quả QLNN, đặc biệt là QLNN về XDNTM, vì chủ thể trong XDNTM ở đây chính là người nông dân. Vì vậy, con người với phong tục, tập quán, tôn giáo khác nhau cũng sẽ khiến hiệu quả việc QLNN về XDNTM khác nhau.

Công tác QLNN về XDNTM mặc dù được triển khai đồng loạt như nhau tại tất cả các địa phương, tuy nhiên kết quả thu về từ mỗi địa phương lại khác nhau. Lý do chính được đúc kết lại là do sự nhanh nhạy trong tư duy nhận thức nắm bắt vấn đề, trình độ quản lý, tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN nói chung và QLNN về XDNTM nói riêng. Nếu đội ngũ này có trình độ quản lý, quy hoạch, có sự am hiểu về tình hình địa phương và biết vận dụng kiến thức quản lý vào thực tế địa phương thì sẽ mang lại kết quả cao hơn. Ngược lại, nếu như trình độ của đội ngũ này thấp kém, chỉ biết làm theo hướng dẫn chung, không sáng tạo, chủ động sẽ không phát huy được hết lợi thế của từng địa phương.

XDNTM là một vấn đề khá phức tạp vì liên quan đến nhiều ngành, nhiều chính sách và hoạt động có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến khu vực NT và đời sống của người dân. Việc tiếp tục triển khai XDNTM mới phải là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp đóng vai trò nòng cốt, có tính chất quyết định. Chính vì vậy, nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của UBND các cấp, nâng cao thêm trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn của đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ chính là vấn đề cần được quan tâm, chú trọng.

1.2.3. Xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)