Lập quy hoạch và quản lý quy hoạch XDNTM:
Thực hiện Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/08/2010 của Bộ Xây dựng; Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTNMT ngày 28/10/2011, UBND huyện chỉ đạo thành lập Ban QLDA quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyện tại quyết định số 1336/QĐ-UBND, ngày 22/11/2011 để hướng dẫn, góp ý, thẩm định đồ án quy hoạch XDNTM các xã. Trên cơ sở đồ án quy hoạch các xã được đơn vị tư vấn lập, tổ công tác tổ chức hội nghị góp ý, sau đó đơn vị tư vấn
chỉnh sửa và hoàn thiện, gửi Phòng Quản lý đô thị thẩm định và trình UBND huyện xem xét, phê duyệt; đến 31/12/2012 UBND huyện đã phê duyệt xong đồ án quy hoạch 30 xã và quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã 29/30 xã đảm bảo tiến độ, đúng quy định và phù hợp với điều kiện của từng địa phương (còn xã Yên Bài chưa phê duyệt, là do diện tích quy hoạch khu trung tâm xã nằm trong phạm vi đất nông trường Việt Mông do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý, đang chờ thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và PTNT).
Ban hành quy định quản lý quy hoạch và tổ chức công bố, công khai, cắm mốc gianh giới phạm vi quy hoạch theo đúng quy định; đồng thời tổ chức thực hiện các dự án theo đúng quy hoạch được duyệt. Tổng kinh phí lập quy hoạch XDNTM xã và quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã là 15.797 triệu đồng, trong đó ngân sách thành phố 11.000 triệu đồng và doanh nghiệp 4.797 triệu đồng).
Lập đề án XDNTM:
Căn cứ Quyết định số 6330/QĐ-UBND ngày 23/12/2010 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về trình tự, thủ tục lập, thẩm định, trình duyệt đề án XDNTM cấp huyện và đề án XDNTM cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2021. UBND huyện chỉ đạo thành lập hội đồng thẩm định, tổ công tác để góp ý, thẩm định Đề án XDNTM cấp xã. Trên cơ sở Đề án XDNTM các xã gửi, tổ công tác của huyện tổ chức hội nghị góp ý, làm căn cứ để UBND xã hoàn thiện, trình Hội đồng thẩm định của huyện xem xét, sau khi có ý kiến của Hội đồng thẩm định, các xã chỉnh sửa và hoàn thiện trình UBND huyện phê duyệt. Đến tháng 12/2012 UBND huyện đã phê duyệt Đề án XDNTM 29/30 xã theo đúng quy định theo (riêng Đề án xã làm điểm Cổ Đô UBND thành phố phê duyệt), đảm bảo tiến độ, chất lượng. Tổng kinh phí được phân bổ lập Đề án cấp huyện và xã là 4.350 triệu đồng (ngân sách thành phố cấp).
Biểu 2.2. Đề ựng NTM huyện Ba Vì giai đoạn 2011-2020, định hƣớng đến 2030
STT Nguồn vốn đầu tƣ ầu tƣ ệ
01 Ngân sách Thành phố 1.348.604 13,93 % 02 Ngân sách Huyện 1.083.465 11,18 % 03 Ngân sách Xã 1.070.765 11,05 % 04 Vốn lồng ghép 2.972.562 30,67 % 05 Vốn doanh nghiệp 1.096.049 11,31 % 06 Vốn dân đóng góp 874.343 9,02 % 07 Vốn xã hội hóa 777.937 8,03 % 08 Vốn tài trợ, viện trợ khác 467.428 4,82 % Tổng kinh phí 9.691.154 100 %
Nguồn: Báo cáo 5 năm XDNTM của BCĐ chương trình số 02-CTr/HU huyện Ba Vì ngày 15 tháng 10 năm 2015
Tuy vậy, chất lượng công tác quy hoạch ở một số xã còn thấp, trong triển khai thực hiện tiếp tục rà soát, điều chỉnh cho phù hợp. Nhiều Đề án nặng về tính toán đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đúng mức tới phát triển sản xuất, văn hoá, bảo vệ môi trường, thiếu giải pháp thực hiện, tính toán huy động nguồn lực còn thiếu tính thực tiễn. Do đó, hiện các xã đang rà soát điều chỉnh đề án sao cho phù hợp và sát với thực tế của địa phương.
Đến hết năm 2016: 30 xã cơ bản đạt. UBND huyện đã phê duyệt đồ án Quy hoạch chung 30/30 xã theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD- BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của liên Bộ: Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường; phê duyệt quy hoạch chi tiết khu trung tâm 29/30 xã (còn xã Yên Bài chưa phê duyệt, là do diện tích quy hoạch khu trung tâm xã nằm trong phạm vi đất nông trường Việt Mông do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý, UBND huyện đã gửi văn bản và chưa nhận được công văn trả lời của Bộ Nông nghiệp và PTNT); các xã đều chưa lập quy hoạch chi tiết điểm
dân cư NT; các xã ban hành quy chế quản lý quy hoạch và tổ chức công bố, công khai, cắm mốc phạm vi quản lý và thực hiện quy hoạch theo quy định.
b. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu
Khi bắt tay vào việc khảo sát, đánh giá hiện trạng của các xã để lập Đề án, nhóm tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng đạt ở mức độ rất thấp, tuy nhiên trong 5 năm qua huyện đã ưu tiên dành nhiều nguồn lực cho xây dựng hạ tầng, là yếu tố quan trọng nhất để đổi mới bộ mặt NT, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng hưởng thụ trực tiếp cho người dân. Nhiều xã đã có phương pháp triển khai linh hoạt, phù hợp điều kiện thực tế của từng thôn, xóm để huy động nguồn lực đầu tư.
Giao thông: Đến năm 2016 đã được đầu tư xây dựng 1.008,05 km; tổng kinh phí 2.407,07 tỷ đồng (đường tỉnh lộ 11,5 km; huyện lộ 19,77 km; trục xã 264,61 km, đạt 84% (tăng thêm 21,51 km so với 2011); đường trục thôn 259,82 km, đạt 48% (tăng thêm 55,68 km); đường ngõ xóm 281,5 km, đạt 42% (tăng thêm 48,51 km) và 125,12 km đường nội đồng được cứng hóa, đạt 22% (tăng thêm 90,23 km); tập trung tại một số xã miền núi, đồi gò, các xã hoàn thành XDNTM và các xã thực hiện sau dồn điền đổi thửa. Xây dựng mới 2 cầu, cải tạo hàng trăm cầu, cống nhỏ phục vụ đi lại của nhân dân và dẫn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất NN. Năm 2016 đã xây dựng thêm 11,92 km đường giao thông NT, 15,86 km đường GTNĐ tại 3 xã hoàn thành NTM 2016, với kinh phí 34.329 triệu đồng
ầu năm 2012 hiện trạng có 2 xã cơ bản đạt (chiếm 6,67%); đến hết năm 2016 đã có 8 xã đạt, 15/30 xã cơ bản đạt và 7/30 xã chưa đạt (tăng thêm 3 xã so với năm 2015).
. Thủy lợi: Xây mới, nâng cấp 37 trạm trạm bơm tưới, tiêu (đạt 54,41%) và tăng thêm 13 trạm so với năm 2011; xây mới kè Phong Vân, cứng hóa kênh nội đồng được 215,92 km, đạt 22,42% (tăng thêm 38,25 km); hàng năm triển khai cải tạo, nạo vét 53.000 m3 đào đắp; xây dựng kênh tiêu Minh Châu (686 triệu), kênh tiêu Châu Sơn - Tản Hồng (2,062 tỷ đồng) khơi thông 24 hồ nhỏ phục vụ sản xuất NN; Tổng kinh phí đầu tư cho thủy lợi đạt 516,3 tỷ đồng. Năm 2016 đã xây mới thêm 4 trạm bơm tưới, tiêu tại 4 xã Đông Quang, Vạn Thắng, Thụy An và Phú
Cường 1 trạm); kiên cố 10,6 km kênh cấp 3 (3 xã hoàn thành NTM năm 2016), nạo vét gần 40.000 m3 đào đắp; với tổng kinh phí 8.000 triệu đồng.
Đường nội đồng đang được xây mới tại xã Thái Hòa (Nguồn - ảnh Nguyễn Trung Kiên)
ầu năm 2012, hiện trạng mới có một xã đạt; cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất; đến hết tháng 11/2015 có 8/30 xã đạt (chiếm 26,6%), có 16/30 xã cơ bản đạt và 6 xã khác chưa đạt. Đến hết năm 2016: 12/30 xã đạt, 10/30 xã cơ bản đạt và 8 xã chưa đạt (tăng thêm 4 xã so với năm 2015).
Điện nông thôn: Hệ thống điện NT được quan tâm cải tạo, củng số, nâng cấp cơ bản đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất của khu vực NT. Đến nay đã xây dựng 45 trạm biến áp, đạt 23% (kinh phí 9 tỷ đồng), thay thế 49,11 km điện hạ thế (kinh phí 65,48 tỷ đồng, đạt 20%). Năm 2014, đóng điện đưa vào vận hành đường dây 35kV Sơn Tây - Ba Vì; đến nay số hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99% và được mua điện trực tiếp của ngành điện đảm bảo an toàn, hiệu quả. Đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục, an toàn, đáp ứng nhu cầu đời sống sinh hoạt của nhân dân và phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
Năm 2016, hoàn thành 10 dự án, tổng kinh phí 54.314 triệu đồng đảm bảo yêu cầu vận hành sử dụng phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
ến tháng 12/2016 có 30/30 (chiếm 100%) xã có hệ thống điện đạt chuẩ ầu năm 2012 có 23 xã đạt (chiếm 76,6%);
Cơ sở vật chất trường học: Hệ thống trường học được đầu tư, nâng cấp, xây mới, mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập. Thực hiện chương trình kiên cố hóa trường học, đến nay đã xây mới được 10 trường mầm non, 7 trường tiểu học, 8 trường THCS, tổng kinh phí 405,187 tỷ đồng. Đến hết năm 2015 có 34 trường học các cấp từ mầm non đến THCS cơ bản đạt chuẩn (mầm non 4 trường, Tiểu học 18 trường và THCS 11 trường và 1 trường THPT Minh Quang); Năm 2015 phấn đấu có thêm 5 trường THCS Minh Quang, 3 trường Tiểu học Khánh Thượng B, Phú Đông, Minh Châu và trường mầm non Tản Viên (khu Yên Thành).
Đến hết năm 2016 toàn huyện có 113 trường (tăng thêm trường mầm non xã Vân Hòa và Tiểu học xã Ba Trại); có thêm 5 trườngđạt chuẩn Quốc gia (2 trường chuyển tiếp năm 2015 TH Minh Châu, MN tản Viên và đạt 3/4 trường KH năm 2016 THCS Minh Châu, MN Tản Lĩnh, THCS Ba Trại với tổng kinh phí 95.900 triệu đồng, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia 35 trường (chiếm 31,25%).
Đầu năm 2012, không có xã nào đạt chuẩn về trường học; Đến 31/3/2015 có 1/30 xã (Thuần Mỹ) đạt (chiếm 3,3%), 10/30 xã cơ bản đạt (chiếm 30%), còn 19 xã chưa đạt (chiếm 63,33%). Đến hết năm 2016: có 1/30 xã (Thuần Mỹ) đạt, 13/30 xã cơ bản đạt còn 16 xã chưa đạt (tăng thêm 3 xã cơ bản đạt so với năm 2015).
Cơ sở vật chất văn hóa: Đầu tư xây dựng mới 02 sân vân động xã (kinh phí 18 tỷ); xây dựng thêm 6 trung tâm học tập cộng đồng; xây mới và nâng cấp 228 nhà văn hóa thôn (tăng thêm 68 nhà), kinh phí 185 tỷ đồng; Năm 2015 xây dựng thêm 44 nhà văn hóa ở 7 xã miền núi (nguồn các quận hỗ trợ) và các xã hoàn thành XDNTM năm 2015. Đầu tư trang thiết bị cho 3 làng văn hóa (Lương Phú - Thuần Mỹ, Thái Bình - Đồng Thái và Đông Lâu - Thụy An), hệ thống dây truyền thanh 7 xã với kinh phí 200 triệu đồng. Năm 2016 xây mới nhà văn hóa thôn Bằng Y xã Sơn Đà, nhà văn hóa Cao Cương, xã Đông Quang; mua sắm trang thiết bị cho 20
nhà văn hóa thôn, với tổng kinh phí 9.226 triệu đồng.
Đầu năm 2012, hiện trạng không có xã nào đạt và cơ bản đạt. Đến ngày 31/3/2015 chưa có xã nào đạt chuẩn (không có xã nào có trung tâm văn hóa xã theo quy định của Bộ VH-TT-DL), có 13 xã cơ bản đạt và 17 xã chưa đạt. Đến hết năm 2016 vẫn chưa có xã nào đạt chuẩn (các xã chưa có trung tâm văn hóa xã theo quy định của Bộ VH-TT-DL), có 16 xã cơ bản đạt và 14 xã chưa đạt (tăng thêm 3 xã cơ bản đạt so với năm 2015).
Chợ nông thôn: Trên địa bàn huyện có 23 chợ nằm trên địa bàn 23 xã, thị trấn; Đến nay đã xây dựng mới chợ Tam Mỹ (Tản Lĩnh), cải tạo 7 chợ nông thôn tại các xã Cổ Đô (2 chợ), Tản Hồng, Phú Phương, Phú Châu, Châu Sơn và Phong Vân mỗi xã 1 chợ (kinh phí trên 17,2 tỷ đồng); Trên địa bàn có 02 siêu thị (Lan chi và Lực tiến) và các trung tâm thương mại, cửa hàng bán buôn, lẻ luôn được kiểm tra và quản lý tốt, phục vụ nhu cầu giao thương buôn bán hàng hóa trên địa bàn huyện và các vùng lân cận.
Đến 30/11/2015 có 10/30 xã đạt (chiếm 30%), 2/30 xã cơ bản đạt và 18/30 xã chưa đạt. Đến hết năm 2016 đã có 15/30 xã đạt, 2/30 xã cơ bản đạt và 13/30 xã chưa đạt (tăng thêm 5 xã so với năm 2015). Tuy nhiên đầu năm 2012 có 3 xã cơ bản đạt (chiếm 10%).
Mạng lưới truyền thanh được đầu tư năm 2012 tại xã Khánh Thượng 1 tỷ đồng; năm 2014 đầu tư cho 8 xã (7 xã miền núi và xã Minh Châu), với kinh phí 11,5 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2015 có 211 thôn có điểm cung cấp dịch vụ truy cập Internet công cộng, đạt 29/30 xã (đạt 96,67%). Các xã đều có điểm bưu điện văn hóa xã, đáp ứng nhu cầu đọc sách, báo và tra cứu thông tin của cán bộ và nhân dân (còn xã Tản Lĩnh chưa có điểm bưu điện văn hóa xã). Đến nay có 211 thôn có điểm cung cấp dịch vụ truy cập Internet công cộng, chiếm 96,67%. Các xã đều có điểm bưu điện văn hóa xã, đáp ứng nhu cầu đọc sách, báo và tra cứu thông tin của cán bộ và nhân dân; tuyên truyền 5.151 tin bài phóng sự, 85% dân số được nghe đài 4 cấp.
ầu năm 2012, đánh giá hiện trạng có 25 xã đạt (chiếm 83,3%). Đến 30/11/2015 có 29/30 xã đạt chuẩn (chiếm 96,67%), xã Tản
Lĩnh chưa đạt. Đến hết năm 2016 có 30/30 xã đạt yêu cầu ( đủ 100% ).
Nhà ở dân cư : Nhân dân tự chỉnh trang nhà ở dân cư theo quy hoạch, phần lớn đều là nhà mái bằng khang trang, sạch đẹp đảm bảo 3 cứng. Không còn có nhà tạm, nhà dột nát; đảm bảo nhu cầu sinh hoạt và nghỉ ngơi. Đến nay toàn huyện có trên 65% nhà ở dân cư đạt chuẩn của Bộ xây dựng.
Đến hết năm 2016 Có 26/30 xã đạt, 3/30 xã cơ bản đạt và còn xã Ba Vì chưa
đạt (tăng thêm 4 xã so vớ ạt (chiếm
73,33%), 7/30 xã cơ bản đạt và còn xã Ba Vì chưa đạ ầu năm 2012 có 4 xã đạt (chiếm 13,3%);
Tuy nhiên, do nguồn kinh phí đầu tư còn hạn chế nên phát triển kết cấu hạ tầng các xã còn chưa đồng bộ và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Việc quản lý, duy tu và bảo dưỡng các công trình hạ tầng còn nhiều bất cập, chưa có cơ chế tài chính để thực hiện. Đề nghị trong thời gian tới Thành phố quan tâm đầu tư để hoàn thiện hệ thống hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và sản xuất của địa phương.