Chủ thể và đối tượng quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 25 - 27)

1.2.1.1. Chủ thể quản lý

- Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các nhiệm vụ theo Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020.

- Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương gồm Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và các Ủy viên thuộc các Bộ: Lao động- Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc và Văn phòng Chính phủ giúp Trưởng Ban Chỉ đạo điều phối, xử lý, giải quyết các vấn đề có liên quan trong quá trình chỉ đạo thực hiện Chương trình.

- Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh gồm các thành viên Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Trưởng ban, các Phó trưởng ban là Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, và các thành viên là các Giám đốc, phó Giám đốc các sở ban nghành liên quan.

Ban hành Quyết định thành lập Văn phòng Giảm nghèo tỉnh đặt tại Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh, là tổ chức giúp Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh quản lý và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.

- Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình, mục tiêu quốc gia giảm nghèo cấp huyện do Chủ tịch UBND cấp huyện làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch UBND cấp huyện làm Phó Trưởng ban, Phòng Lao động - Thương binh và

Xã hội cấp huyện là cơ quan thường trực; đồng thời, phân công cụ thể nhiệm vụ cho các phòng ban, đơn vị liên quan để triển khai thực hiện.

- Ủy ban nhân dân cấp xã thành, lập Ban Quản lý cấp xã do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, để tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo trên địa bàn xã. Thành viên Ban quản lý cấp xã bao gồm: cán bộ, công chức chuyên môn thuộc UBND cấp xã và mời các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, đại diện cộng đồng dân cư cùng tham gia. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý xã do UBND xã quy định.

1.2.1.2. Đối tượng quản lý

Chương trình MTQG giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 hướng tới một số điểm mới như:

i/ Tập trung vào địa bàn khó khăn nhất, vùng sâu, vùng xa, dân tộc, miền núi;

ii/ Tích hợp các chương trình, dự án trước đây như: CT30a, 135, XKLD,

iii/ Thông tin truyền thông;

iiii/ Thực hiện giảm nghèo theo tiêu chí đa chiều, lấy chỉ tiêu thu nhập là chính, bên cạnh đó cũng xác định mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin; gắn kết với thực hiện CTMTQG XDNTM và 21 Chương trình có mục tiêu;

iiiii/ Thực hiện phân bổ vốn trung hạn, bảo đảm công khai, minh bạch, đẩy mạnh phân cấp cho địa phương, cơ sở;

iiiiii/ Chương trình lấy đối tượng người nghèo làm trung tâm để thực hiện hỗ trợ, mở rộng thêm đối tượng hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về.

Chương trình cũng chuyển mạnh từ cấp phát, cho không sang hỗ trợ có điều kiện để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người nghèo. Tăng cường trao quyền cho người dân, cộng đồng để phát huy sáng kiến, cách làm hay phù hợp đặc điểm địa bàn, đặc điểm nhóm dân cư, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đi đôi với trách nhiệm giải trình..

- Đối tượng: người nghèo, hộ nghèo trên phạm vi cả nước; ưu tiên người nghèo là người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ và trẻ em.

- Địa bàn: + Huyện nghèo; + Xã nghèo, bao gồm:

- Xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi; - Xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; - Xã biên giới và xã an toàn khu.

+ Thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)