Kinh nghiệm của một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 42 - 45)

1.4.1.1.Những nổ lực giảm nghèo của huyện Ba tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Ba Tơ là huyện vùng cao, toàn huyện có 02 dân tộc sinh sống là Hrê và Kinh, trong đó dân tộc Hrê chiếm hơn 84% dân số. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, nhiều chính sách ưu tiên đầu tư hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn đã đến được với bà con ở vùng sâu, vùng xa đã và đang làm cho đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây nâng lên đáng kể.

Từ năm 2009 đến 2015, tổng số vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập, đào tạo nghề và nâng cao dân trí cho huyện Ba Tơ được Nhà nước đầu tư trên 65 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này đã góp phần không nhỏ trong công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trong huyện, khuyến khích nhân dân vươn lên xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng và đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của huyện. Cây keo là cây mũi nhọn trong xóa đói giảm nghèo ở huyện vùng cao Ba Tơ.

Huyện đã đào tạo nghề cho gần 6000 người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số, có hơn 400 người được xuất khẩu đi lao động nước ngoài. Trong đó hơn 3.500 người đào tạo sơ cấp và gần 550 người được đào tạo trung cấp

nghề. Công tác đào tạo nghề đã tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Bằng nguồn vốn từ các chương trình dự án, huyện Ba Tơ đã đầu tư xây dựng hàng chục công trình với tổng số kinh phí hơn 170 tỷ đồng. Xây dựng được gần 2.900 nhà cho hộ nghèo để xoá bỏ nhà tạm theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đến nay 100% xã, thị trấn đã có đường ô tô đến trung tâm xã, 5/56 trường học trong huyện đạt chuẩn quốc gia; 100% số xã, thị trấn có trạm y tế và có bác sĩ từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân; 100% số xã, thị trấn có đài truyền thanh không dây đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của nhân dân.

Tỷ lệ hộ nghèo của huyện bình quân hàng năm giảm 5-6%. Đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn hơn 22% (theo Báo cáo số 512, ngày 10/12/2015 của UBND huyện). Công tác thăm tặng quà cho hộ nghèo, gia đình chính sách được chú trọng. Công tác đối thoại trực tiếp giữa Bí thư Huyện ủy với nhân dân được tổ chức thường xuyên nhằm nắm những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân phản ánh, giải quyết kịp thời. Phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới được nhiều người dân hưởng ứng. Vì vậy, nhân dân đồng thuận, tin tưởng và thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước.

1.4.1.2.Tạo việc làm cho người dân huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi

Huyện miền núi Sơn Hà đã có nhiều thay đổi, đời sống người dân được nâng cao, có được kết quả đó, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với khát vọng của người dân vươn lên giảm nghèo.

Nhiều công trình trọng điểm được tỉnh, huyện đầu tư đã tạo cơ sở hạ

tầng ban đầu cho đô thị mới. Huyện đã đầu tư chợ trung tâm, hình thành bến xe, các cụm thương mại, dịch vụ buôn bán, công viên cây xanh, giải phóng

được khu vực trước đây bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Công viên Di

Lăng hiện trở thành trung tâm vui chơi giải trí, rộng 8.850 m2, được đầu tư

đồng bộ các hạng mục như đường nội bộ, sân vườn, điện chiếu sáng và hệ thống thoát nước...Người dân được chuyển đổi ngành nghề, có việc làm thường xuyên và mức sống được nâng cao. Khu tái định cư Mang Cành, xã Sơn Trung được huyện đầu tư hạ tầng đồng bộ như đường nội bộ, hệ thống cấp, thoát nước, khu sinh hoạt văn hóa, sân bóng... với kinh phí hơn 1,1 tỷ đồng. Đây là điểm tái định cư mới đã được quy hoạch trên 3 ha với 55 lô, đã

bố trí cho người dân làm nhà ở (mỗi lô khoảng từ 350 đến 370 m2), hỗ trợ tiền

làm nhà 15,8 triệu đồng/hộ. Hiện nay, đã có hơn 30 hộ đồng bào vùng cao khó khăn di dời đến đây làm nhà ở khang trang, đầu tư sản xuất có hiệu quả và ổn định cuộc sống lâu dài.

Một trong những mục tiêu hàng đầu của huyện Sơn Hà hiện nay là giảm nghèo bền vững. Huyện tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức, cơ sở đảng; nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị; nâng cao chất lượng đảng viên, thực hiện có hiệu quả công tác phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, nhất là nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị ở cơ sở; đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, gắn với phát triển kinh tế rừng. Đây là bước đột phá căn bản, mở hướng giảm nghèo cho người dân. Huyện tiến hành quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và nông thôn phù hợp với từng vùng theo hướng tập trung sản xuất cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và duy trì diện tích, tăng năng suất ba loại cây mũi nhọn của huyện, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Huyện tiếp tục triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015- 2020 và đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý

của bộ máy nhà nước. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; thực hiện có hiệu quả Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)