Dân số 31.990 người đa số là dân tộc ít người. Các nhóm dân tộc chính như: (Cor, Kinh, Ca dong, H’re, Tày, Mông, Mường, Hoa và một số dân tộc khác). Điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, đa số người dân sống bằng nghề nông và một số buôn bán nhỏ. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 48,10%.
+ Tổng diện tích (ha): 41.926,19ha + Đất nông nghiệp (ha): 5.160,34ha + Đất Lâm nghiệp (ha): 32.058,35ha + Đất chưa khai thác (ha): 3.742,3ha
Trong 5 năm (2010-2015), tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,2%/ năm, trong đó, nông- lâm nghiệp tăng trên 9%, công nghiệp-xây dựng tăng 17% và thương mại-dịch vụ tăng 15%. Tổng giá trị sản xuất giai đoạn 2011- 2015 ước đạt 2.148 tỷ đồng, trong đó, sản xuất nông- lâm nghiệp đạt 923 tỷ đồng, công nghiệp- xây dựng đạt trên 920 tỷ đồng, dịch vụ 304,8 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 11 triệu đồng/năm.
Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt gần 7.300 tấn; bình quân lương thực đầu người 219 kg/người/năm. Giai đoạn 2010-2015, huyện Trà Bồng đã đầu tư 668 tỷ đồng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, từng bước đáp ứng nhu cầu đi lại, sản xuất của nhân dân. Đồng thời, ưu tiên nhiều nguồn lực tập trung phát triển đô thị, đưa thị trấn Trà Xuân trở thành đô thị loại V vào cuối năm 2015. Nhờ thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn 2010-2015, huyện Trà Bồng đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ
56,3% xuống còn 32,6%. Lĩnh vực y tế, giáo dục có chuyển biến tích cực, chính sách dân tộc, tôn giáo, an sinh xã hội thực hiện có hiệu quả; nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và công tác nội chính được chú trọng, góp phần giữ vững an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đạt nhiều kết quả, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng.
Giai đoạn 2015-2020, huyện Trà Bồng tiếp tục khai thác tiềm năng về lợi thế đất đai, nhân lực tập trung phát triển sản xuất lâm nghiệp, cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc, vận dụng cơ chế chính sách để thúc đẩy công nghiệp và du lịch phát triển, tập trung khai thác hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm từ 6-7%. Để sớm đưa Trà Bồng thoát khỏi huyện nghèo, phấn đấu đạt giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân đạt 8% trở lên, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân 8-9%. Thu nhập bình quân đầu người vào năm 2020 đạt 15 triệu đồng/người/năm, phấn đấu có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 47% tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạng.
Chương trình giảm nghèo luôn được xem là chương trình trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện. Những năm qua, tuy kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng huyện Trà Bồng vẫn luôn quan tâm và dành nhiều nguồn lực ưu tiên cho công tác giảm nghèo; thể hiện qua hệ thống các văn bản chỉ đạo và các chính sách ban hành hướng tới người nghèo, người cận nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội nhằm đảm bảo an sinh xã hội tiến tới giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, các Nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh về phát triển kinh tế- xã hội, về giảm nghèo, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành kịp thời các quyết định, kế hoạch cụ thể để triển khai tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo.
Các văn bản, chính sách hỗ trợ, trợ giúp người nghèo, người cận nghèo được ban hành đúng pháp luật, đáp ứng được yêu cầu và phù hợp điều kiện phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn cụ thể; đồng thời, hệ thống các văn bản được ban hành đã cơ bản có sự thống nhất so với mục tiêu chung của chương trình giảm nghèo.
Cùng với việc xây dựng, triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo, Tỉnh cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về giảm nghèo. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền luôn là một trong những nội dung được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các Hội đoàn thể đã quan tâm chỉ đạo, thực hiện nhằm tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật đến người dân, đặc biệt là người nghèo, người thuộc hộ cận nghèo, làm chuyển biến và nâng cao ý thức thực hiện các mục tiêu về giảm nghèo và ý chí vươn lên thoát nghèo, làm giàu của nhân dân nhất là với các hộ nghèo. Nội dung công tác tuyên truyền, vận động của các cấp, các ngành tập trung vào việc triển khai, tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về giảm nghèo của cấp uỷ, chính quyền địa phương, trách nhiệm tham gia của người dân, người nghèo trong các hoạt động giảm nghèo, các chế độ, chính sách về giảm nghèo, giới thiệu kinh nghiệm làm ăn, kiến thức khoa học kỹ thuật, cách làm hay, mô hình giảm nghèo hiệu quả để nhân rộng.
Hằng năm, UBND tỉnh giao các sở, ngành, địa phương tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực, phố biến các chính sách mới về giảm nghèo, bảo trợ xã hội cho cán bộ làm công tác giảm nghèo của các huyện, thị xã, thành phố; lãnh đạo UBND, cán bộ Lao động-Thương binh và Xã hội các xã, phường, thị trấn và các tổ trưởng dân phố, trưởng thôn, xóm trên địa bàn toàn tỉnh. Trang bị, cấp phát tài liệu tập huấn, các văn bản chỉ đạo, cập nhật các chính sách mới thường xuyên cho các cán bộ để thuận tiện trong quá trình
thực hiện ở cơ sở. Tổ chức in tờ rơi, làm pano tuyên truyền về giảm nghèo nâng cao nhận thức của người dân về thực hiện Chương trình giảm nghèo.
Qua công tác tuyên truyền, vận động về giảm nghèo, nhận thức của nhân dân nói chung và người nghèo nói riêng đã được nâng lên rõ rệt, tạo được sự đồng thuận cao trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo ở các cấp, từ đó giáo dục ý thức tự lực, tự cường, động viên các hộ nghèo vươn lên để xoá được đói, giảm được nghèo, một số trở thành hộ khá, hộ giàu.