Ngân sách Trung ương bố trí trực tiếp để thực hiện các chính sách hỗ trợ đặc thù: Trong 05 năm (2011-2015) huyện Trà Bồng được UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí Trung ương để thực hiện các chính sách đặc thù theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP với tổng kinh phí là: 231.887,951 triệu đồng, trong đó:
- Vốn đầu tư phát triển: 165.699,951 triệu đồng. - Vốn sự nghiệp: 56.389 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp duy tu bảo dưỡng: 9.799 triệu đồng
- Ưu tiên bố trí nguồn lực, đồng thời phát huy nội lực của cộng đồng dân cư và xã hội để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.
+ Trên cơ sở Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và phân bổ lại dân cư.
+ Thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó chú trọng tái cơ cấu ngành lâm nghiệp và chăn nuôi; phát triển kinh tế gia trại, trang trại theo mô hình vườn, ao, chuồng và rừng sản xuất.
+ Thực hiện tốt công tác điều tra, rà soát lại tổng quỹ đất để có định hướng trong sản xuất; chú trọng việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực lâm nghiệp để từng bước hình thành các vùng chuyên canh về cây quế, cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao, từng bước thay thế cây keo. Thực
hiện tốt công tác quy hoạch, cắm mốc và trồng rừng phòng hộ đầu nguồn các công trình hồ, đập thủy lợi, cấp nước sinh hoạt; công tác giao khoán, quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ; công tác giao rừng, cho thuê rừng và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
+ Phát triển đàn gia súc (trâu, bò) theo hướng bán chăn thả và nâng cao chất lượng đàn để tăng hiệu quả kinh tế; tổ chức nuôi heo theo hướng tập trung, nâng cao chất lượng để tạo sản phẩm hàng hóa; đối với các xã vùng cao thì khôi phục lại việc chăn nuôi heo đen bản địa của địa phương với số lượng lớn theo hướng khoanh vùng để nâng đàn; đồng thời tổ chức việc tiêu thụ sản phẩm cho các hộ chăn nuôi.
+ Duy trì và ổn định diện tích trồng lúa nước để đảm bảo an ninh lương thực tại chổ; tập trung hình thành các vùng chuyên canh cây thanh long ruột đỏ tại các xã vùng thấp; khôi phục lại những cây trồng truyền thống, một số cây dược liệu ở các xã vùng cao để vừa đảm bảo sản xuất theo phương châm “lấy ngắn, nuôi dài” vừa tạo sản phẩm để phục vụ trong phát triển du lịch; thực hiện thí điểm mô hình trồng rau sạch ven sông Trà Bồng, sông Giang và một số địa phương có khí hậu thích hợp.
+ Khai thác tối đa 30ha mặt nước nuôi cá nước ngọt, kết hợp với khai thác đưa vào nuôi cá đối với diện tích mặt nước các hồ, đập lớn hiện có.
-Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
+ Nghiên cứu lựa chọn để khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống; quan tâm, tạo điều kiện đầu tư để phát triển một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ quế; nghề đan lát, mây tre nứa lá, chổi đót nhằm phục vụ thị trường và du lịch.
+ Ưu tiên đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp Thạch Bích, cụm công nghiệp thị trấn Trà Xuân; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi nhà đầu tư vào cụm công nghiệp, các nhà máy
chế biến từ sản phẩm nông nghiệp nhằm thu hút nhiều lao động dôi thừa và nâng cao giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp.
-Phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch
+ Đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động một số chợ mới ở một số địa phương (chợ Trà Phú, Trà Sơn, Trà Lơm-thị trấn Trà Xuân). Phát triển nhanh và đồng bộ các loại hình dịch vụ, phục vụ đắc lực cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thuận lợi các sản phẩm dịch vụ để nâng cao chất lượng cuộc sống. Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu quế và tìm đầu ra ổn định.
+ Tiếp tục đầu tư nhằm khai thác lợi thế về du lịch tâm linh, sinh thái, lịch sử và văn hóa. Kêu gọi đầu tư để hình thành các khu, điểm du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng Cà Đam (xã Trà Bùi); Thạch Bích (xã Trà Bình); Cà Đú, Hà Nang (xã Trà Thùy); Trà Bói (xã Trà Giang); các di tích lịch sử, văn hóa: Điện Trường Bà, Hang Đá Bà, Lăng Bạch Hổ, Lễ hội Điện Trường Bà; một số lễ hội của đồng bào Kor, Trường Lũy, các di tích lịch sử cách mạng như: Trạm xá T30, Đồn Mỹ, di tích khởi nghĩa Trà Bồng và Miền Tây Quảng Ngãi.
-Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
+ Ưu tiên trả nợ các công trình đã hoàn thành, công trình chuyển tiếp. Xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu góp phần phát triển kinh tế và các công trình hạ tầng xã hội phục vụ sự nghiệp giáo dục, y tế và đời sống văn hóa tinh thần, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư; quản lý, sử dụng các nguồn vốn theo đúng quy định của nhà nước; sử dụng lồng ghép các nguồn vốn nhằm phát huy hiệu quả đầu tư.
+ Các công trình trọng điểm: Tuyến đường thôn Tang, thôn Quế, thôn Nước Nia (Trà Bùi- Trà Trung, Tây Trà); đường Trà Tân- Trà Nham; cầu qua
khu nước khoáng Thạch Bích; thủy lợi Trà Bói; hạ tầng kỹ thuật khu du lịch nghĩ dưỡng Thạch Bích, cụm công nghiệp Thạch Bích, cụm công nghiệp thị trấn Trà Xuân; Trường THPT Phó Mục Gia; tuyến đường dây cao, hạ thế tại thôn Tang, xã Trà Bùi.
+ Đầu tư, nâng cấp hệ thống giao thông đô thị theo quy hoạch, hệ thống chiếu sáng, cây xanh công cộng và nước sinh hoạt.
Đồng thời quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Tổ chức thực hiện tốt các đề án của tỉnh về phát triển, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Củng cố cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp; gắn đào tạo với giải quyết việc làm để tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
Với việc chủ động đào tạo nguồn nhân lực, huyện Trà Bồng đã cơ bản củng cố được hệ thống. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp; phát huy quyền làm chủ của nhân dân và hiệu quả hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể. Tập trung mọi nguồn lực cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; đồng thời chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII (khóa XVIII) giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 đề ra.
Hàng năm Ban chỉ đạo 30a huyện ban hành các văn bản chỉ đạo các đơn vị và UBND các xã, thị trấn xây dựng phương án cụ thể nguồn vốn sự nghiệp 30a/2008/NQ-CP, Chương trình 135 và các chương trình, chính sách hỗ trợ khác để trình UBND huyện phê duyệt làm cơ sở phân bổ nguồn vốn để triển khai thực hiện.
Ban chỉ đạo tổ chức trực báo hàng tháng nhằm nắm bắt tiến độ thực hiện của các đơn vị và UBND các xã, thị trấn trong việc thực hiện Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, Chương trình 135 và các chương trình chính sách hỗ trợ khác.
UBND huyện chỉ đạo Tổ công tác giúp việc cho Ban Chỉ đạo huyện trực tiếp xuống cơ sở, hướng dẫn, hỗ trợ giúp các xã, thị trấn tổ chức khảo sát, điều tra nhu cầu đầu tư hỗ trợ; xác định cụ thể, chính xác từng đối tượng thụ hưởng chính sách; xây dựng kế hoạch chung và chi tiết thực hiện Chương trình từng năm, từng giai đoạn của từng xã.
Sau khi UBND tỉnh có Quyết định số 352/QĐ-UBND ngày 18/8/2009 về việc phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Trà Bồng giai đoạn 2009 – 2020 theo tinh thần Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ; các văn bản hướng dẫn của Bộ ngành Trung ương; các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy; UBND tỉnh và các sở ngành của tỉnh. UBND huyện đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến các xã để quán triệt và triển khai thực hiện nhiệm vụ, nội dung theo tinh thần Nghị quyết 30a, thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ công tác; ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo, Tổ công tác thực hiện.
Tổ chức tuyên truyền để cán bộ từ huyện đến cơ sở và nhân dân nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của các cơ chế, chính sách đề ra trong Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP thông qua hoạt động tuyên truyền, các buổi họp thôn, Tổ dân phố, khu dân cư… những nội dung cơ bản của Nghị quyết 30a đã được đồng bào các dân tộc trong huyện nhận thức cao, trong quá trình tổ chức thực hiện có sự phối kết hợp đồng bộ giữa người dân với các cơ quan chức năng nên các dự án triển khai đều khá thuận lợi, sớm mang lại hiệu quả.
UBND huyện chỉ đạo cơ quan thường trực Chương trình 30a kịp thời củng cố và kiện toàn BCĐ 30a của huyện, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Ban Chỉ đạo huyện phụ trách từng lĩnh vực ngành, phụ trách địa bàn xã, thị trấn để trực tiếp chỉ đạo; Các thành viên Ban Chỉ đạo của huyện được phân công phụ trách các xã, thị trấn đã cùng các cơ quan chuyên môn của huyện được phân công giúp xã, thị trấn, thôn, Tổ dân phố, tổ chức kiểm tra từng xã, thị trấn, thôn, Tổ dân phố làm việc với Đảng ủy, UBND xã, thị trấn nhằm kịp thời chỉ đạo tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn; đồng thời hướng dẫn, đôn đốc, bám sát kế hoạch đề ra để tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Ngày 05/7/2013 UBND huyện đã ra Quyết định số 1039/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị Quyết 30a/2008/NQ-CP, phân công từng thành viên phụ trách xã, thị trấn, hàng tháng các thành viên tổ chức xuống kiểm tra, đôn đốc UBND các xã, thị trấn việc tuyên truyền cho nhân dân nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của chương trình giảm nghèo bền vững.