* Kết quả thực hiện đạt được trong 05 năm (2011-2015).
- Với việc triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách, dự án thuộc khung chương trình giảm nghèo, cùng với các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của huyện, sự phối hợp của Mặt trận và các Hội, đoàn thể thông qua chương trình hành động và sự nổ lực vươn lên của người nghèo ở các xã, thị trấn trong huyện, trong giai đoạn 2009-2010 đưa tỷ hộ nghèo của huyện từ 55,99 năm 2009 xuống còn 48,81% vào cuối năm 2010. Trong số 3.791 hộ nghèo thì hộ nghèo DTTS là 2.553 hộ, chiếm tỷ lệ 67,34% so với tổng số hộ nghèo (theo chuẩn cũ).
- Trong giai đoạn 2011-2014: Tỷ lệ hộ nghèo từ 62,37 vào cuối năm 2010 giảm xuống còn 40,26% cuối năm 2014 (theo chuẩn mới), trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số là 2.562 hộ, chiểm tỷ lệ 69,58% tổng số hộ dân tộc thiểu số toàn huyện là còn quá cao.
- Trong 05 năm (giai đoạn 2011-2015) thực hiện Chương trình 30a và
các chương trình giảm nghèo khác, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, tiến bộ, các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn đã có sự thay đổi đáng kể, nhất là về cơ sở hạ tầng và việc tổ chức phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Người dân ở nhiều xã vùng cao đã thay đổi căn bản trong tập quán sản xuất, biết tính toán, biết lựa chọn loại hình sản xuất phù hợp của hộ gắn với yếu tố thị trường, mạnh dạn hơn trong việc ứng dụng giống mới và tiếp cận với các dịch vụ kỹ thuật, khắc phục đáng kể tình trạng sản xuất tự túc, tự cấp, quen
dần với sản xuất hàng hoá. Người nghèo đã được hỗ trợ cải thiện một bước về điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập; một số nhu cầu xã hội thiết yếu của người nghèo cơ bản được đáp ứng (nhà ở, nước sinh hoạt, khám chữa bệnh, học tập…). Về lâu dài, tác động của chương trình giúp người nghèo có được cơ hội tự vươn lên, tạo thu nhập để phát triển, vượt qua tình trạng nghèo đói, tự giải quyết những nhu cầu thiết yếu của gia đình và bản thân. Kết quả trên đã góp phần quan trọng vào ổn định chính trị và không ngừng củng cố Quốc phòng - An ninh, tạo được tiền đề cơ bản cho những năm tiếp theo.
- Công tác theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đánh giá và sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác giảm nghèo được một số ngành, địa phương thực hiện kịp thời, đúng quy định
Hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2011-2015 (theo chuẩn mới):
Cuối năm 2010, toàn huyện có 4.844 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 62,37 % , trong đó: hộ nghèo khu vực nông thôn, miền núi có 4.104 hộ, tỷ lệ 69,19%. Có 1.684 hộ cận nghèo, tỷ lệ 21,68 %, trong đó hộ cận nghèo khu vực nông thôn, miền núi có 1.225 hộ cận nghèo, tỷ lệ 20,65 % đến cuối năm 2014 toàn huyện có 3.405 hộ nghèo, tỷ lệ 40,26 %, trong đó hộ nghèo khu vực nông thôn, miền núi có 3.058 hộ nghèo, tỷ lệ 47,05 %. Có 2.561 hộ cận nghèo, tỷ lệ 30,28%, trong đó hộ cận nghèo khu vực nông thôn, miền núi 1.757 hộ cận nghèo, tỷ lệ 27,03 %.
-Tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo:
Trong 05 (2011-2015) Ngân hàng CSXH huyện đã cho 3.418 hộ nghèo có nhu cầu vay vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, với tổng kinh phí 64.680,500 triệu đồng.
Đối với tín dụng ưu đãi cho hộ cận nghèo trong giai đoạn 2011-2015 đã cho 1.226 hộ với tổng kinh phí 43.081 triệu đồng.
Đối với tín dụng cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn 2011-2015 đã cho 645 người vay với tổng kinh phí 3.495,580 triệu đồng.
Vay tín dụng đối với xuất khẩu lao động theo Quyết định 71 đã cho vay 45 người vay với tổng kinh phí 2.168,400 triệu đồng.
- Chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất:
Trong giai đoạn 2011-2015 đã phân bổ nguồn vốn với tổng kinh phí thực hiện là 10.821,570 triệu đồng để thực hiện hỗ trợ hộ nghèo nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng và hỗ trợ lần đầu để hộ nghèo trồng rừng sản xuất, trong năm 2011 là 4.771ha đến năm 2015 tổng diện tích giao khoán đã tăng lên 5.337,612 ha
Trong giai đoạn 2011-2015 đã hỗ trợ 557,985 tấn gạo cho 5.922 lượt hộ nghèo với 25.115 lượt khẩu nghèo nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng.
- Chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao:
Tổng kinh phí hỗ trợ giống, cây trồng, vật nuôi giao cho UBND các xã tự tổ chức thực hiện. Kết quả như sau:
+ Về giống cây trồng:
Nhìn chung trong 05 năm qua (từ 2011-2015) các loại giống cây trồng mà UBND các xã đã hỗ trợ cho hộ dân nghèo với tổng số cây hỗ trợ trong 05 năm là 14.587.893 cây với 19.759 lượt hộ được hỗ trợ.
+ Về hỗ trợ giống lúa: trong 05 năm hỗ trợ 118.514 kg lúa giống với khoảng 8.381 lượt hộ được hỗ trợ.
+ Về con vật nuôi: Trong 05 năm đã hỗ trợ được 939 con vật nuôi với 1.255 hộ được hỗ trợ; số hộ hỗ trợ cao hơn số con đã hỗ trợ là do năm 2011 thực hiện hỗ trợ 03 hộ/01con bò; 04-05 hộ/01 con trâu.
* Đánh giá nguồn kinh phí thực hiện:
- Chính sách hạ tầng, cơ sở: Nhìn chung các công trình hạ tầng được xây dựng trong các năm qua đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, đã mang lại những hiệu quả tích cực về kinh tế và xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện cho con em đến trường thuận lợi, hàng hóa từ vùng cao, vùng xa đã được thông thương, tạo nguồn thu nhập cho người dân trong vùng. Các công trình phục vụ sản xuất đã tạo thuận lợi để tạo nguồn lương thực tại chỗ nhằm đáp ứng một phần an ninh lương thực trên địa bàn huyện.
- Chương trình MTQG đem lại kết quả khá rõ rệt, đang dần phát huy hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo. Quá trình thực hiện Nghị quyết đã huy động được cả hệ thống chính trị tham gia với ý thức và tinh thần trách nhiệm cao. Vì vậy, Chương trình đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ người dân, từ cộng đồng xã hội cho thấy chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước về xóa đói giảm nghèo. Cơ sở hạ tầng ở thôn, bản, xã và huyện được đầu tư, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển, tạo được những chuyển biến đáng kể đối với đời sống nhân dân tại các huyện nghèo.
- Chính sách tín dụng ưu đãi đã tạo điều kiện vay vốn cho hộ nghèo phát triển sản xuất, đi xuất khẩu lao động và sinh viên yên tâm học tập được đa số hộ nghèo tin tưởng vào Đảng và Nhà nước trong việc giúp họ có vốn phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn vẫn còn một số khó khăn, đó là một bộ phân hộ nghèo người đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chưa
hiểu rõ những quy định về mức lãi suất, sợ không trả kịp thời gian nên không dám vay làm ảnh hưởng đến công tác giải ngân của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện.
- Chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao: Nhìn chung các loại con vật nuôi sinh trưởng tốt, một số đã sinh sản và chuyển cho hộ thứ hai được hưởng chăm sóc, riêng đối với các hộ được hỗ trợ heo không hiệu quả. Một số hộ đã biết cách làm ăn vương lên thoát nghèo.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
- Với điều kiện tự nhiên vùng núi cao, địa bàn rộng, hệ thống giao thông chưa thuận lợi, khí hậu, thời tiết, dịch bệnh diễn biến bất thường; điều kiện xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế nhiều mặt, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo ở một số địa phương, ngành chưa kịp thời, thiếu đồng bộ, không có kế hoạch, giải pháp giảm nghèo cụ thể cho từng nhóm hộ nghèo; công tác điều tra xác nhận hộ nghèo, cận nghèo còn nhiều sai sót, có nơi còn mang tính đối phó (đưa từ hộ nghèo sang cận nghèo để giảm tỷ lệ nghèo nên tỷ lệ cận nghèo tăng mà không giảm), nhiều địa phương chưa phân loại hộ nghèo theo nguyên nhân nghèo để có giải pháp hỗ trợ phù hợp; công tác kiểm tra, giám sát và hoạt động của BCĐ giảm nghèo chưa thường xuyên; bộ máy tổ chức cán bộ làm công tác giảm nghèo chưa hoàn thiện, chưa chuyên trách, năng lực chưa đáp ứng yêu cầu.
- Về nguồn nhân lực thực hiện các chương trình trên địa bàn: Nguồn nhân lực của các cấp đáp ứng cho chương trình, tuy nhiên một số địa phương còn thiếu, trình độ còn hạn chế, thực hiện lúng túng,.
- Nhận thức của người nghèo ở một số nơi chưa có sự thay đổi, vẫn giữ những phong tục tập quán lạc hậu; tư duy và các kỹ năng phát triển kinh tế hộ gia đình rất yếu, còn mang nặng tính tự cung, tự cấp.
- Trình độ văn hoá cũng như kiến thức làm ăn của người nghèo còn nhiều bất cập, đặc biệt là đối với người trong độ tuổi lao động về trình độ cũng như kiến thức làm ăn còn hạn chế.
- Các dự án thuộc các chương trình mang tính bền vững cao, như chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo, tuy nhiên do nguồn kinh phí có hạn, phần lớn kinh phí từ trung ương triển khai hàng năm cho các chương trình chưa đáp ứng so với nhu cầu, nên việc triển khai đầu tư mang tính giải quyết những vấn đề bức xúc, trước mắt, vì thế tính bền vững không cao, hiệu quả kinh tế-xã hội đem lại chưa như mong đợi.
- Một số chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo đầu tư còn dàn trải, chồng chéo, trùng lặp chế độ, đối tượng trên cùng một địa bàn, việc hỗ trợ còn mang tính bình quân, mức hỗ trợ thấp, hiệu quả chưa cao; bố trí nguồn lực chưa hợp lý, lồng ghép hoạt động giữa các chương trình khác với chương trình, dự án giảm nghèo còn hạn chế, nhất là đầu tư cho thôn nghèo, xã nghèo, huyện nghèo về cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo.
- Việc có quá nhiều chính sách hỗ trợ, liên quan đến lợi ích trực tiếp của hộ nghèo, thôn, xã, kể cả chế độ của người dân và cán bộ ở địa phương nghèo, từ đó làm mất đi động lực phát phiển, tạo nên tâm lý trông chờ, ỷ lại, không muốn thoát nghèo trong một bộ phận hộ nghèo, kể cả địa phương nghèo (duy trì một tỷ lệ hộ nghèo nhất định để thôn, xã, huyện đạt tiêu chí thôn, xã, huyện nghèo); công tác hướng dẫn, triển khai thực hiện chính sách, dự án giảm nghèo còn chậm, thiếu cụ thể. nhất là lĩnh vực y tế, giáo dục, chính sách hỗ trợ sản xuất tại huyện nghèo
Tóm tắt Chương 2
Giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, góp phần quan trọng ổn định và phát triển kinh tế-xã hội. Giảm nghèo bền vũng vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài, là một trong những chính sách của tỉnh Quảng Ngãi nói chung, huyện Trà Bồng nói riêng. Có thể nhận thấy, với việc triển khai thực hiện đồng bộ có hiệu quả các chính sách, dự án thuộc khung chương trình giảm nghèo, cùng với các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của huyện, sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận và các Hội, đoàn thể và sự nỗ lực vươn lên của người nghèo ở các xã, thị trấn trong huyện. Tuy nhiên, các con số giảm nghèo trên địa bàn huyện thiếu bền vững do khó khăn trong bố trí nguồn lực thực hiện, chính sách dàn trải, phân tán và vẫn tồn tại tâm lý trông chờ, ỷ lại của một bộ phận đồng bào DTTS. Chính sách không nhất quán, thiếu đồng bộ… từ mặt hạn chế đó là cơ sở đề ra các giải pháp khắc phục, nhằm thúc đẩy tinh thần tự lực, tự cường của người dân và cộng đồng đem lại hiệu quả tối đa cho đối tượng thụ hưởng là các hộ nghèo. Muốn làm được điều đó, Huyện cần đầu tư năng cao năng lực của người dân, trang bị kỹ năng và công cụ giúp người dân phát huy sáng tạo, tự tìm được hướng đi thoát nghèo.
Trong chương 2, tác giả đã khái quát về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, đặc điểm văn hóa, xã hội và tình hình phát triển kinh tế ở huyện Trà Bồng, khái quát thực trạng nghèo, các yếu tố tác động đến tình trạng nghèo và cũng như kết quả đạt được trong quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo của huyện Trà Bồng, trình độ dân trí còn thấp, phong tục, tập quán canh tác còn lạc hậu, kinh tế thị trường chưa phát triển, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, tỷ lệ nghèo và nguy cơ tái nghèo cao, trên cơ sở đó đi sâu vào phân tích và đánh
giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Trà Bồng, nêu những mặt thuận lợi, mặt khó khăn, đồng thời tìm ra nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến hạn chế đó, nhằm khắc phục và nâng cao chất lượng cuộc sống của những người nghèo, cần phân tích, đánh giá nhận diện và phân loại rõ từng đối tượng người nghèo… đề ra kế hoạch, giải pháp có trọng tâm, trọng điểm. Đồng thời nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các chính sách giảm nghèo phù hợp và huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho Chương trình giảm nghèo.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI 3.1. Quan điểm của Đảng về xóa đói, giảm nghèo
Xoá đói giảm nghèo trong những năm qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, đặc biệt là ở những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xoá đói giảm nghèo, tại phiên họp ngày 18 tháng 11 năm 2008, Chính phủ đã thảo luận và quyết nghị về việc triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện thuộc 20 tỉnh có số hộ nghèo trên 50% (sau đây gọi tắt là Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo) như sau:
- Xoá đói giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước và là sự nghiệp của toàn dân. Phải huy động nguồn lực của Nhà nước, của xã hội và của người dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, nhất là sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp để xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định thành công của công cuộc xoá đói giảm nghèo.
- Công cuộc giảm nghèo nhanh, bền vững đối với các huyện nghèo là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể và đồng bộ của các cấp chính quyền, sự