Giao đất, giao rừng đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 82 - 87)

Huyện Trà Bồng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là 3.763 hộ, tỷ lệ hộ nghèo DTTS chiếm 79,96%, tỷ lệ hộ cận nghèo DTTS chiếm khoảng 7,04%. Nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo cho dân tộc thiểu số đã được ban hành, trong đó chính sách phát triển nông nghiệp đem lại kết quả rõ rệt nhất. Ở các vùng miền núi, quỹ đất chính là đất lâm nghiệp và rừng. Nhà nước đã tiến hành giao đất giao rừng cho dân, ưu tiên cho đồng bào dân tộc thiểu số, với mục tiêu hỗ trợ cải thiện đời sống bên cạnh mục tiêu bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững.

Chính sách giao đất, giao rừng được triển khai nhằm giúp dân tộc thiểu số có sinh kế từ rừng, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ và tăng thu nhập, từ đó tạo động lực và sự chủ động cho người dân tham gia trồng và bảo vệ rừng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc triển khai chính sách giao đất, giao

rừng vẫn chưa có chuyển biến lớn về xóa đói giảm nghèo và phát triển sinh kế cho dân tộc thiểu số. Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm trên 90% và thu nhập từ doanh nghiệp chiếm khoảng 65%, trong khi thu nhập từ lâm nghiệp chỉ chiếm 8,5%. Nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của người dân tộc thiểu số vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Ngành lâm nghiệp đầu tư cao, chậm mang lại thu nhập nên nếu đầu tư hiệu quả sẽ mang lại thu nhập trung và dài hạn cho các khoản chi lớn, tiết kiệm, tái đầu tư phát triển lâm nghiệp… Đồng bào dân tộc thiểu số muốn cải thiện sinh kế thì phải dựa vào các nguồn sinh kế khác mà chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi hoặc nghề nghiệp khác như cán bộ, giáo viên, xuất khẩu lao động…

- Tình hình ban hành văn bản, phổ biến, tuyên truyền Luật bảo vệ và phát triển rừng, giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư, các hộ gia đình:

Hạt Kiểm Lâm tham mưu UBND huyện Trà Bồng ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác giao rừng, cho thuê rừng, quyền lợi và nghĩa vụ khi được nhận rừng như: Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004; Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng; Quyết định số 178/2001/QĐ-UBND ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định 138/2004/QĐ-UBND ngày 20/5/2004 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, cho thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp, Thông tư 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.

Hạt Kiểm lâm Trà Bồng qua các cuộc họp định kỳ hàng tháng để có thông báo kết luận chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn thường xuyên phối hợp với các ban, ngành, hội đoàn thể của xã tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính

sách của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung và giao rừng nói riêng.

-Việc triển khai các văn bản hướng dẫn thực hiện giao đất, giao rừng theo (Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ).

Trên cơ sở Luật bảo vệ và phát triển rừng, Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng; Hạt Kiểm lâm huyện Trà Bồng tham mưu cho UBND huyện lập phương án thực hiện công tác giao rừng theo hướng dẫn tại Thông tư 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/1/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các văn bản khác được 916,2649ha cho 21 cộng đồng và 08 hộ gia đình. Dự kiến, cuối năm 2017 tổ chức giao xong 3.555,335ha cho 21 cộng đồng.

-Công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện: Thành lập ban chỉ đạo các cấp, ban hành các văn bản cụ thể hóa chủ trương chính sách…

Để thực hiện công tác giao rừng trên địa bàn huyện, UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giao rừng, cho thuê rừng và thu hồi rừng tại Quyết định số 880/QĐ-UBND ngày 12/8/2009; Ban quản lý dự án giao rừng, cho thuê rừng huyện Trà Bồng tại Quyết định số 2687/QĐ-UBND ngày 17/12/2012, đồng thời kiện toàn khi có sự thay đổi thành viên.

-Công tác khảo sát, lập hồ sơ quy hoạch, cắm mốc ranh giới, phê duyệt và quyết định triển khai giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình.

+ Tổng quỹ đất lâm nghiệp (đất có rừng tự nhiên sản xuất, phòng hộ hồ đập nhỏ) dự kiến giao cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình 4.471,5999ha.

+Số cộng đồng dân cư và hộ gia dự kiến giao 31 cộng đồng và 08 hộ gia đình;

Đối với phương án được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1774/QĐ-UBND ngày 09/11/2012 đã thực hiện xong. Tổng diện tích giao 916,2649 ha cho 21 cộng đồng và 08 hộ gia đình tại 05 xã Trà Thủy, Trà Hiệp, Trà Sơn, Trà Lâm, Trà Giang.

Đối với phương án được theo Quyết định 264/QĐ-UBND ngày 11/4/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi. Đến nay, Ban quản lý dự án giao rừng đã tham mưu UBND huyện phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu để tổ chức thực hiện phương án. Tổng diện tích dự kiến giao 3.555,335 ha (gồm 648,259 ha rừng tự nhiên phòng hộ; 2.789,406 ha rừng tự nhiên sản xuất và 117,670 ha rừng tự nhiên nằm ngoài quy hoạch 03 loại rừng) cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn quản lý, sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

-Kinh phí để phục vụ giao rừng cộng đồng và hộ gia đình

Quyết định số 1774/QĐ-UBND ngày 09/11/2012 là 1.065.635.635 đồng; kết quả thực hiện 692.417.000 đồng (nguồn 30a).

Quyết định 264/QĐ-UBND ngày 11/4/2017 là 3.351.898.773 đồng, hiện đang thực hiện (nguồn 30a và các nguồn vốn ngân sách khác).

-Công tác thanh tra, kiểm tra các cấp các ngành.

Công tác giao rừng trên địa bàn huyện, được sự giám sát của Hội đồng nhân dân huyện theo Quyết định 23/QĐ-HĐND ngày 07/9/2016 của thường trực HĐND huyện thành lập Đoàn giám sát thực hiện công tác giao rừng tự nhiên sản xuất theo Nghị quyết số 08/2012/NQ-HĐND ngày 07/9/2012 của Hội đồng nhân dân huyện; Kế hoạch số 81/KH-HĐND ngày 07/9/2016 của Hội đồng nhân dân huyện về giám sát việc tổ chức thực hiện công tác giao rừng, cho thuê rừng tự nhiên sản xuất trên địa bàn huyện theo Nghị quyết số 08/2012/NQ-HĐND ngày 07/9/2012 của Hội đồng nhân dân huyện. Kết quả giám sát công tác giao rừng đúng theo trình tự quy định của pháp luật.

-Kết quả giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư dân tộc thiểu số +Diện tích rừng tự nhiên sản xuất đã giao cho cộng đồng 894,6465 ha đạt 79,4% so với Nghị Quyết 08/2012/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân huyện đạt 82,8% so với quyết định 1774/QĐ-UBND ngày 09/11/2012 của chủ tịch UBND tỉnh; Diện tích đất rừng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 21,6184 ha cho hộ gia đình (đối với cộng đồng chỉ có quyết định giao, không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)

+Số cộng đồng đã giao 21 cộng đồng dân cư thôn +Rừng đã giao cho cộng đồng Rừng tự nhiên sản xuất. -Kết quả giao đất, giao rừng cho hộ gia đình dân tộc thiểu số

+ Tổng diện tích rừng đã giao cho hộ gia đình 21,6184ha. Diện tích đã được cấp sổ quyền sử dụng đất 21,6184ha;

+Số hộ được giao 08 hộ;

+Rừng đã giao cho hộ gia đình Rừng tự nhiên sản xuất.

-Công tác quản lý, tổ chức sản xuất của cộng đồng dân cư và hộ gia đình sau khi giao.

+Công tác tổ chức bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư thực hiện theo đúng kế hoạch quản lý khu rừng của Cộng đồng dân cư lập, ý thức bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư ngày một nâng lên.

+Tỷ lệ độ che phủ của rừng sau 10 năm từ 2006-2016 đạt 59,12%. -Quyền lợi của cộng đồng và hộ gia đình khi được giao rừng +Được công nhận quyền sử dụng, sở hữu đất, rừng;

+Được bảo lãnh, góp vốn, thừa kế…

+Được khai thác gỗ làm nhà theo quy định.

+Được hưởng lợi từ các sản phẩm rừng, tiền, vật tư từ các chương trình, dự án như Nghị định số 75/2005/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ;

+ Được hưởng lợi từ chi trả dịch vụ môi trường theo Nghị định

99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)