Với tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 126 - 137)

Chú trọng công tác giáo dục đối với học sinh miền núi người DTTS từ mầm non đến Đại học, Thực hiện tốt chính sách cử tuyển trên địa bàn huyện tuyển chọn những em có trình độ học vấn khá, đủ điều kiện đi học với phương châm “vì lợi ích mười năm trồng cây”

Thực hiện các công tác dân tộc, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số..phát triển kinh tế rừng phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, hướng

dẫn kỹ thuật cho bà con thay đổi thói quen canh tác lạc hậu, chuyển đổi nghề nghiệp gắn với đất rừng để vươn lên từng bước thoát nghèo bền vững.

“Giao thông là huyết mạch của cuộc sống” cần tập trung đầu tư cơ sở

hạ tầng thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giáo dục đào tạo, y tế, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, tín dụng ưu đãi; giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.

Tóm tắt Chương 3

Đặc điểm của huyện miền núi Trà Bồng có địa bàn phức tạp, điều kiên sinh hoạt sản xuất khó khăn, người dân có truyền thống cần cù. Thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội, công tác giảm nghèo bền vững là một trong những công tác được cấp ủy, chính quyền trên địa bàn huyện Trà Bồng hết sức quan tâm, xác định là nhiệm vụ hàng đầu nhằm từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Quan điểm “trao cần câu chứ không trao con cá” cho những hộ nghèo huyện Trà Bồng đã thực hiện đồng bộ các nội dung mục tiêu các chương trình, dự án của Trung ương, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; đồng thời sớm có chủ trương kế hoạch giảm nghèo một cách bền vững cho toàn huyện.

Tuy nhiên quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo đã bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập cần được khắc phục như: chính sách ban hành còn chồng chéo,dàn trải, kinh phí còn hạn chế, tổ chức bộ máy cồng kền, cán bộ chỉ đạo điều hành chưa kịp thời đồng bộ; công chức quản lý nhà nước về giảm nghèo còn yếu về năng lực chuyên môn từ những bất cập, hạn chế trên. Trong Chương 2, tác giả đã nêu rõ quan điểm giảm nghèo, từ quan điểm đó, đưa ra các phương hướng và đề xuất những giải pháp phù hợp với thực tiễn địa phương trong quản lý nhà nước về giảm nghèo cũng như xác định công tác xoá đói giảm nghèo phải được quan tâm ngay từ khi xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội dài hạn, trung hạn và hàng năm, xem đó là một nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của huyện Trà Bồng đối với công tác xoá đói giảm nghèo. Trên cơ sở thực hiện chương trình giảm nghèo, huyện chú trọng đến những định hướng các giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên, về khí hậu, thổ nhưỡng văn hóa- xã hội, phong tục tập

quán canh tác và khâu then chốt nhất là thực hiện tổ chức bộ máy tinh gọn, khoa học, cán bộ, công chức quản lý đủ sức, đủ tài, đủ năng lực thực tiễn và phẩm chất chính trị, vững vàng trong thực hiện công tác giảm nghèo, nhằm hạn chế tỷ lệ nghèo đói và giảm dần khoảng cách phân hoá giàu, nghèo trên phạm vi toàn huyện trong năm tới và những năm tiếp.

KẾT LUẬN

Đói nghèo là một thực trạng của quá trình phát triển kinh tế, nó hiện hữu trong cuộc sống như một yếu tố lịch sử. Đói nghèo đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với mức độ khác nhau, đặc biệt ở các nước lạc hậu, chậm phát triển.

Xóa đói, giảm nghèo không còn là vấn đề của mỗi quốc gia riêng biệt mà đã trở thành vấn đề toàn cầu. Hội nghị cấp cao thiên niên kỷ của Liên hợp quốc đã lấy ngày 17-10 hằng năm làm “Ngày thế giới chống đói nghèo" Phát biểu trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 10-01-1946, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh "Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ". Chúng ta phải thực hiện ngay: "Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành".

Đề tài: “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi”. Đã nghiên cứu, làm rõ được những nội dung sau:

Một là, Luận văn đã đưa ra các khái niệm chung về đói nghèo và xóa đói, giảm nghèo, khái niệm giảm nghèo bền vững và quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. Vai trò của chủ thể, đối tượng quản lý và nội dung quản lý về giảm nghèo bền vững. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp cũng như tác động chính sách giảm nghèo đến người dân, các nguồn lực thực hiện trực tiếp, gian tiếp chính sách giảm nghèo cũng như các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo, bền vững. Từ kinh nghiệm giảm nghèo của một số địa phương trong tỉnh, huyện

Trà Bồng rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp vào thực tiễn công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Hai là, Luận văn đã khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, đặc điểm văn hóa, xã hội của huyện Trà Bồng, từ đó đi sâu phân tích thực trạng nghèo và kết quả giảm nghèo của từng xã đạt được. Phân tích và đánh giá quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững nêu kết quả đạt được cũng như hạn chế và nguyên nhân. Nêu rõ quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững xác định công tác xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ hàng đầu của huyện Trà Bồng, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, những năm qua cấp ủy, chính quyền và các tổ chức hội, đoàn thể huyện Trà Bồng đã tập trung nguồn lực đưa ra các phương hướng và đề xuất những giải pháp quan trọng phù hợp với thực tiễn địa phương trong quản lý nhà nước về giảm nghèo nhằm hạn chế tỷ lệ hộ nghèo theo hướng bền vững và giảm dần khoảng cách phân hoá giàu, nghèo trên phạm vi toàn huyện trong năm tới và những năm tiếp theo.

Ba là, Đi sâu vào phân tích thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Trà Bồng, nêu những mặt thuận lợi, mặt khó khăn, tìm ra nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến hiện tượng nghèo, từ đó cách tiếp cận phải đa chiều hơn; các biện pháp phải phù hợp và được đổi mới theo hướng ngày càng tăng các biện pháp gián tiếp và giảm trực tiếp để những người nghèo thực sự có ý chí vươn lên thoát nghèo sẽ được hưởng lợi nhiều hơn.

Bốn là, Đưa ra các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp

đồng bộ, có hiệu quả, các chính sách giảm nghèo để cải thiện đời sống của

người nghèo, xây dựng chiến lược và kế hoạch giảm nghèo, thực hiện và bổ sung chính sách quản lý nhà nước cũng như tổ chức bộ máy và cán bộ và công chức quản lý. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người

nghèo, thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; cơ sở hạ tầng…tập trung đẩy mạnh thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo; cải cách đơn giản về điều kiện, thủ tục hồ sơ giúp hộ nghèo được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. Gắn vay vốn tạo việc làm tại chỗ với hướng dẫn cách làm, khuyến nông và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất… đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo…Qua đó có thể nhìn thấy được rằng, chính sách giảm nghèo trong thời qua đã có nhiều thay đổi trong cách tiêu chí đánh giá, rà soát hộ nghèo song hiệu quả của chính sách mang lại còn chưa cao, mà nội cộm là đội ngũ công chức quản lý, công chức cấp xã trong thực thi chính sách giảm nghèo.

Chương trình giảm nghèo liên quan đến nhiều chương trình, dự án trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Thời gian nghiên cứu Luận văn diễn ra trong thời gian ngắn, nên các giải pháp tác giả luận văn đưa ra chưa đầy đủ, còn nhiều thiếu sót, mong nhận được nhiều sự bổ sung đóng góp của bạn đọc. Tác giả luận văn hy vọng những kết quả nghiên cứu này, có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Trà Bồng trong tình hình mới hiện nay, nếu có sự quyết tâm vào cuộc của cả một hệ thống chính trị từ cấp huyện đến cấp xã, sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của UBND huyện, sự giám sát của UBMTTQVN và các đoàn thể cùng đồng bộ thực hiện các giải pháp trên, tác giả tin rằng công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Trà Bồng sẽ giảm đi rõ rệt./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), Tài liệu tập huấn cán

bộ giảm nghèo cấp xã, thôn bản, Hà Nội.

2.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2011), “Thực hiện chính

sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, Tạp chí cộng

sản, Hà Nội.

3.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2016), Thông tư số

39/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 về hướng dẫn quy trình kiểm tra và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.

4.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2016), Thông tư hướng dẫn

quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.

5.Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017), Thông tư số 01/2017/TT-BKHĐT

ngày 14/2/2017 về hướng dẫn quy trình lập kế hoạch đầu tư cấp xã thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia, Hà Nội.

6.Hội đồng nhân dân huyện Trà Bồng (2012), Nghị quyết số

07/2012/NQ-HĐND ngày 10/7/2012 về thông qua Kế hoạch đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, phấn đấu giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Trà Bồng, giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020, Quảng Ngãi.

7.Hội đồng nhân dân huyện Trà Bồng (2012), Nghị quyết số

10/2012/NQ-HĐND ngày 07/9/2012 về Chương trình mục tiêu việc làm huyện Trà Bồng giai đoạn 2011-2015, Quảng Ngãi.

8.Hội đồng nhân dân Trà Bồng (2012), Nghị quyết về Chương trình mục tiêu việc làm giai đoạn 2011-2015, Quảng Ngãi.

9.Hội đồng nhân dân huyện Trà Bồng (2016), Nghị quyết số

01/2016/NQ-HĐND ngày 15/1/2016 về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020, Quảng Ngãi.

10.Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (2017), Về việc thông qua Kế

hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020, Quảng Ngãi.

11.Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (2017), Ban hành Quy định

nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỉ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trinh mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020, Quảng Ngãi

12.Huyện ủy Trà Bồng (2011), Nghị quyết hội nghị huyện ủy lần thứ

bảy (khóa XVIII) về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, Quảng Ngãi.

13.Huyện ủy Trà Bồng (2015), Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Nghị

quyết số 03-NQ-HU ngày 24/11/2011 của Huyện ủy về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020, Quảng Ngãi.

14.Huyện ủy Trà Bồng (2015), Báo cáo Thành tích đề nghị tặng

thưởng Huân chương độc lập cho nhân dân và cán bộ huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi trong cuộc Khởi nghĩa Trà Bồng, hướng tới kỷ niệm 55 năm ngày Khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi 28/8/1959-28/8/2015, Quảng Ngãi.

15.Huyện ủy Trà Bồng (2015), Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Trà

16.Lê Quốc Tuấn (2012), Phát triển bền vững-Khoa học Môi trường&Tài nguyên, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

17.Lương Hương (2014), “Thực hiện nhiều giải pháp giảm nghèo bền

vững”, Trang Thông tin điện tử huyện Yên Dũng, Bắc Giang.

18.Lương Minh Việt (2016), Quản lý nhà nước về kinh tế, khoa Quản

lý nhà nước về kinh tế, Học viện Hành chính Quốc Gia, Hà Nội.

19.Minh Trí (2017), “Giảm nghèo bền vững ở huyện miền núi Sơn

Hà”, Báo điện tử nhân dân, Hà Nội.

20.Minh Trí (2010), “Quế Trà Bồng đang trở thành cây xóa đói, giảm

nghèo”, Báo điện tử nhân dân, Hà Nội.

21.Ngô Anh (2017), Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị tăng

cường chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, cổng thông tin điện tử Quảng Ngãi.

22.Ngô Thành Can (2016), Lãnh đạo và Quản lý trong khu vực công,

Học viện Hành chính Quốc Gia, Hà Nội.

23.Nguyễn Việt Hoàng (2016), “Một số phân tích thực chứng về chính

sách giảm nghèo tại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, Hà Nội.

24.Nguyễn Hoàng Việt (2016), “Giảm nghèo bền vững để bảo đảm

định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Cộng sản, Hà Nội.

25.Nguyễn Hữu Dũng (2008), “Phát triển kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta”,

26.Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Báo nhân dân điện tử-cơ quan TW của Đảng cộng sản Việt Nam tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam ngày 15/12/2015, Hà Nội.

27.Quốc hội (2014), Hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo

bền vững đến năm 2020, Hà Nội.

28.Quốc hội (2015), Phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình

mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.

29.Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (2012), Tài liệu tập huấn

cán bộ công tác giảm nghèo giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.

30.Sở Lao động- Thương binh và Xã hội (2016), Tài liệu hướng dẫn

rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, Hà Nội.

31.Thi Vỵ (2015), “Trà Bồng: Kết quả thực hiện công tác giảm nghèo

giai đoạn 2011-2015”, Cổng thông tin điện tử huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi.

32.Thủ tướng Chính phủ (2012), Phê duyệt Chương trình mục tiêu

quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 -2015 ngày 8/10/2012, Hà Nội

33.Thủ tướng Chính Phủ (2016), Ban hành Quy chế quản lý, điều hành

thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia ngày 10/10/2016, Hà Nội

34.Thủ tướng Chính phủ (2016), Ban hành Quy định nguyên tắc tiêu

chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện CTMTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020, Hà Nội.

35.Thủ tướng Chính phủ (2016), Ban hành quy chế quản lý, điều hành

thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia, Hà Nội.

37.Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (2017), Quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, Quảng Ngãi.

38.Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (2017), Ban hành Quy định về

cơ chế lồng ghép và quản lý các nguồn vốn đầu tư thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu giảm nghèo bền vững trên địa bàn 06 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2020, Quảng Ngãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 126 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)