a)Thuỵ Điển
Tại Thuỵ Điển, về quy hoạch và kiến trúc, chính quyền thành phố hết sức lưu ý việc đầu tư xây dựng trong quá trình phát triển đảm bảo mối liên hệ với môi trường, cảnh quan và hệ sinh thái hồ. Hồ Malaren có một hệ thống đường dạo với chiều rộng từ 10-20 mét bao quanh và một hệ sinh thái rừng ôn đới tự nhiên với thảm thực vật phong phú. Về quản lý kiến trúc, các công trình xây dựng đều phải thấp dần về phía bờ hồ để đảm bảo tầm nhìn và mỹ quan. Tất cả nước thải dân dụng, công nghiệp và nước mặt đều được tập trung vào một nhà máy để xử lý trước khi đổ vào hồ.
2
b) Trung Quốc
Hệ thống văn bản pháp luật cũng như bộ máy thi hành pháp luật ở Trung Quốc rất nghiêm khắc, công tác giải phóng mặt bằng được tập trung vốn, triển khai nhanh và đầu tư dứt điểm cho từng dự án. Nên các công trình xây dựng và các tuyến đường trong đô thị được cải tạo, mở rộng và tiến hành theo đúng kế hoạch, quy hoạch được duyệt. Về kinh nghiệm trong quản lý bảo tồn di sản đô thị trong chuỗi điểm du lịch, đó là các biện pháp kiểm soát phát triển khu vực Tây Hồ thuộc Hàng Châu là một ví dụ.
c) Singapore
Tại Singapore là một quốc gia - đô thị với hệ thống tập trung cao độ, cả nước chỉ có một tổ chức chịu trách nhiệm về xét duyệt quy hoạch và đầu tư - Cơ quan tái phát triển đô thị. Tính tập trung, công khai và mục đích quy hoạch cùng với công tác quy hoạch kiểm soát và quản lý theo quy hoạch rõ ràng nên quản lý quy hoạch kiến trúc ở Singapore hoạt động rất có hiệu quả.
d) Inđônêsia
Không tách rời quản lý và quy hoạch. Quy hoạch và quản lý như hai mặt của một đồng xu không thể tách rời chúng ra biệt lập được. Vào những năm 1980 của thế kỷ XX, Jakarta (Indonesia) sống dở chết dở vì lượng người từ nông thôn đổ về quá sức chịu đựng, mỗi năm có tới 3,5 triệu người đến Jakarta để tìm kiếm cơ hội đổi đời. Sau khi Chính phủ Indonesia phát triển thêm ba thành phố vệ tinh là Bogor, Tangerang, Bekasi vào năm 1985 xung quanh Jakarta thì dòng chảy về thủ đô bị chặn lại từ xa. Ba thành phố này đã chia sẻ một nửa dân số cho toàn bộ vùng thủ đô (Jakarta: 8.877.321, còn Botabek: 8.254.035). Chính quy hoạch đã cứu Jakarta khỏi thảm họa do quá tải dân số mang lại. Quy hoạch là việc thiết kế nên cách thức vận động và dòng chảy của tất thảy thành phố từ con người đến vật chất (đất đai, phương tiện đi lại, tiền bạc). Di chuyển nhanh hay chậm, phát triển sang đông hay tây,
lên trên cao hay chui xuống đất, mệt mỏi hay thư thái, hài hòa hay xung đột phần lớn do bố cục, sắp xếp không gian mà ra. Do vậy quản lý tốt chỉ khi có quy hoạch tốt và quy hoạch tốt tạo điều kiện cho quản lý tốt hơn.