Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đô THỊ tại THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 65 - 72)

- Hệ thống văn bản pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẩn nhau về nội dung; chưa đáp ứng được yêu cầu thống nhất quản lý và phát triển đô thị phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, ngay cả Luật Tổ chức chính quyền địa phương vẫn chưa có chế định cụ thể về chính quyền đô thị. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quy hoạch, xây dựng và

phát triển đô thị nhìn chung đang rất còn thiếu đồng bộ và yếu về hiệu lực. Nên mô hình quản lý của chính quyền thành phố không khác nhiều so với mô hình chính quyền cấp huyện; và vì thế không thể ứng phó kịp thời với các vấn đề nảy sinh ở một đô thị như thành phố Quảng Ngãi.

- Thiếu cơ chế tham vấn/ tham gia của cộng đồng người dân trong suốt quá trình phát triển đô thị.

- Quy hoạch đô thị và quản lý quy hoạch vẫn chưa đáp ứng yêu cầu làm cơ sở quản lý phát triển đô thị trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Công tác quy hoạch đô thị thiên về lối tư duy kỹ trị nhưng lại thiếu sự phối hợp giữa các chuyên ngành, dẫn đến quy hoạch đang nặng tính chỉ tiêu mà thiếu tính toán chiến lược phát triển. Chính quyền thành phố và các nhà làm chính sách chưa chú trọng đúng mức cần thiết đối với quản lý thực hiện quy hoạch. Năng lực quản lý của chính quyền thành phố cũng còn rất nhiều hạn chế. Việc cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử diễn ra tương đối chậm gây ảnh hưởng đáng kể đến yêu cầu quản lý đô thị. Theo Kết quả điều tra dư luận xã hội về công tác quản lý đô thị tại thành phố Quảng Ngãi cũng thể hiện mức độ phản ánh ở các câu hỏi cụ thể sau:

Với câu hỏi: Bạn có biết trước các thủ tục, quy định về lĩnh vực mà bạn thực hiện khi đến tổ một cửa hay không? Thì nhận được 69,2% ý kiến cho rằng là không biết trước các thủ tục, quy định về lĩnh vực mà bạn thực hiện khi đến tổ một cửa.

Biểu mẫu 2.1:Khảo sát việc tìm hiểu các thủ tục hành chính

Với câu hỏi: Bạn biết trước các thủ tục, quy định về lĩnh vực ở tổ một cửa thông qua hình thức nào? Thì chỉ nhận được 15,4% ý kiến được biết thông qua bảng niêm yết tại tổ một cửa mà thôi và 15,4% ý kiến biết thông qua thông tin tìm kiếm trên mạng internet.

Biểu mẫu 2.2: Khảo sát kênh tiếp cận của công dân về thủ tục hành chính.

Trong khi đó với câu hỏi: Nếu có ứng dụng “Tổ một cửa điện tử” trên điện thoại hoặc máy tính, bạn có muốn sử dụng hay không? Thì tất cả 100% ý

Biểu mẫu 2.3: Khảo sát tỷ lệ đồng ý sử dụng ứng dụng tổ một cửa điện tử.

Với câu hỏi: Bạn đánh giá như thế nào về tổ một cửa hiện nay của UBNDthành phố Quảng Ngãi? Tỉ lệ đánh giá về tổ một cửa ở mức độ hài

lòng trung bình còn chiếm 83,3% và mức kém 8,3%.

Biểu mẫu 2.4: Khảo sát tỷ lệ hải lòng của công dân với tổ một cửa hiện hành.

- Đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn trong các lĩnh vực tài nguyên, môi trường và đô thị còn thiếu và yếu về kỹ năng chuyên sâu (nhất là yếu về kiến thức quản lý xây dựng và phát triển đô thị…), nên chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý đô thị. Theo Kết quả điều tra dư luận xã hội về công tác quản lý đô thị tại thành phố Quảng Ngãi cũng phản ánh ở câu hỏi: Bạn thấy

điều gì chưa được hài lòng nhất khi đến làm việc tại tổ một cửa của UBND thành phố Quảng Ngãi? Thì còn chiếm đến 58,3% ý kiến phản ánh chưa được hài lòng về thái độ ứng xử của cán bộ, công chức.

Biểu mẫu 2.5: Khảo sát những điểm chưa hài lòng của công dân với tổ một cửa hiện tại.

1. Bãi giữ xe chật chội không đáp ứng được nhu cầu người dân đến làm việc.

2. Phòng chờ nhỏ, không đủ thiết bị làm mát vào mùa hè. 3. Chờ đợi lâu để tới lượt làm việc.

4. Thái độ của cán bộ, công chức, viên chức tại tổ một cửa không thân thiện hoặc không nhiệt tình hướng dẫn tổ chức, công dân khi thực hiện thủ tục hành chính.

5. Thiết kế bảng niêm yết công khai chưa được bắt mắt hoặc để nơi khó quan sát.

- Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động xây dựng chưa đem lại hiệu quả cao, việc xây dựng không theo quy hoạch khá phổ biến.

- Thiếu cơ chế tham gia của cộng đồng người dân trong suốt quá trình phát triển đô thị.

- Vị trí địa lý không thuận lợi bằng một số thành phố đã nói tới ở ven biển Miền Trung nên chưa thể thu hút được vốn để đầu tư phát triển thành

1 2 3 4 5

phố. Hơn nữa, trong thời gian vừa qua biến đổi khí hậu đã gây ảnh hưởng xấu cho thành phố những do thiếu vốn nên nhiều vấn đề chưa được khắc phục kịp thời ảnh hưởng không tốt đến phát triển kinh tế - xã hội.

Tiểu kết chương 2

Chính quyền thành phố Quảng Ngãi đã quan tâm đến quản lý đô thị thành phố Quảng Ngãi, quan tâm nhiều đến hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, vì thế bộ mặt thành phố đã khang trang hơn, đẹp hơn. Nhân dân có việc làm và tăng được thu nhập nên nhìn chung đời sống của họ được cải thiện. Tuy thế, hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội cũng như hiệu quả quản lý nhà nước đối với thành phố còn nhiều hạn chế. Rõ nhất là:

- Cơ cấu kinh tế của thành phố Quảng Ngãi chậm đổi mới, thiếu những ngành nghề sử dụng công nghệ cao và có hiệu quả lớn.

- Năng lực quản lý đô thị của chính quyền thành phố nhìn chung còn hạn chế, thậm chí có ý kiến cho rằng đang ở mức thấp, vẫn mang dáng dấp của kiểu quản lý hành chính là chủ yếu. Nắm bắt tình hình tương đối kịp thời nhưng giải pháp đưa ra thì chậm và thiếu mức (chủ yếu do thiếu vốn), kê sách phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thành phố cũng nhưu chưa đáp ứng được mong mỏi của người dân.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đô THỊ tại THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)