a) Mạng lưới giao thông
* Đường sắt:
Nâng cấp ga hành khách và xây dựng mới ga hàng hóa phía Bắc; Quy hoạch tuyến đường sắt cao tốc quốc gia ở phía Tây thành phố, kết hợp bố trí một ga hành khách. Quy hoạch tuyến đường sắt nhẹ - vận tải hành khách, kết nối thành phố với Khu kinh tế Dung Quất và kéo dài đến sân bay Chu Lai...
* Đường bộ:
Đường cao tốc Đà Mang - Quảng Ngãi quy hoạch về phía Tây thành phố. Nâng cấp Quốc lộ 1A rộng từ 32 - 50m, bố trí đường gom tại những khu vực có dự án. Quy hoạch cầu qua sông Trà Khúc: xây dựng mới 02 cầu đường bộ (vành đai 2 và vành đai 3) và 01 cầu đường bộ kết hợp đường sắt nhẹ. Xây dựng 3 bến xe khách đối ngoại để thành phố mở rộng.
Các trục hướng tâm: Trục 1 (rộng 60m) kết nối thành phố với Khu kinh tế Dung Quất; Trục 2 (rộng 80m) phía Bắc sông Trà Khúc, nối từ đường cao tốc phía Tây tới trung tâm khu du lịch Mỹ Khê; Trục 3 (rộng 50m) phía Nam
sông Trà Khúc, nối từ đường vành đai 1 tới tới vành đai 3; Trục số 4 (rộng 50m) kết nối từ trục 2 tới vùng ngoại vi phía Đông Nam của thành phố.
Hệ thống vành đai: Vành đai 1 rộng từ 32 - 50m; Vành đai 2 rộng 60m là tuyến tránh thị trấn La Hà; Vành đai 3 rộng 50m.
b) Về đất đai
* Khu vực xây dựng tập trung phía Bắc sông Trà Khúc: Xây dựng tuyến đê, kè dọc sông Trà Khúc kéo dài từ Thạch Nham đến cửa Đại. Cao độ đỉnh và kết cấu đê kè thiết kế với giai đoạn 1 - chống được lũ tần suất P=10%; giai đoạn 2 - chống được lũ tần suất P=2%.
* Khu vực xây dựng tập trung phía Nam sông Trà Khúc: Xây dựng tuyến đê, kè dọc sông Trà Khúc và các tuyến dọc theo sông Bầu Giang, sông Ông Trung, sông Nhơn Hưng, sông Phú Thọ.
* Các khu dân cư nông thôn ngoại thành đã xây dựng ổn định: trong giai đoạn trước mắt giải pháp cho khu vực này là vẫn giữ nguyên cốt nền xây dựng như hiện trạng, khuyến khích các hộ dân xây nhà tôn nền chống lũ.
c) Mạng lưới cấp nước
Xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch ổn định, tin cậy, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước của thành phố. Áp dụng công nghệ hiện đại trong hệ thống cấp nước. Qua đặc điểm của từng nguồn nước thô và nhu cầu cấp nước cho thành phố Quảng Ngãi trong tương lai, đề xuất nguồn nước thô được lựa chọn để khai thác cung cấp nước sạch cho thành phố Quảng Ngãi là nguồn nước mặt sông Trà Khúc và nước ngầm khu vực hạ lưu ven sông Trà Khúc.
- Các công trình đầu mối cấp nước:
+ Trạm cấp nước đầu cầu (cạnh công viên Ba Tơ): duy trì công suất khai thác 10.000 - 11.000 m3/ngđ; Khai thác nguồn nước ngầm hạ lưu phía Nam ven sông Trà.
+ Trạm cấp nước thị xã cũ (đường Hai Bà Trưng): Nâng công suất khai thác 10.000m3/ngđ. Khai thác nguồn nước ngầm hạ lưu phía Nam ven sông Trà. Các giếng khai thác mở rộng về phía Tây.
+ Trạm cấp nước Sơn Tịnh: Nâng công suất khai thác 5.000m3/ngđ. Khai thác nguồn nước ngầm hạ lưu phía Bắc ven sông Trà. Các giếng khai thác mở rộng về phía Tây nhưng hạn chế phát triển phía dưới đập dâng Trà Khúc 1.
+ Xây dựng nhà máy nước mặt Quảng Phú công suất giai đoạn I 30.000 m3/ngđ. Khai thác nguồn nước mặt sông Trà Khúc tại đập Thạch Nham.
+ Xây dựng trạm bơm tăng áp Nghĩa Hà công suất giai đoạn I 6.500 m3/ngđ. Khai thác nguồn nước từ nhà máy nước mặt Quảng Phú.
d) Hệ thống thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường * Thoát nước mưa:
- Khu vực nội thành thành phố Quảng Ngãi xây dựng hệ thống thoát nước riêng. Khu vực quy hoạch xây dựng mới xây dựng hệ thống thoát nước riêng. Khu dân cư nông thôn xây dựng hệ thống thoát nước chung.
- Khu vực phía Bắc sông Trà Khúc.
Khu đô thị Sơn Tịnh thoát nước ra kênh Bàu Sắt, kênh Sơn Tịnh và sông Hầm Giang. Khu đô thị Mỹ Trà thoát nước ra kênh tự nhiên, kênh dọc theo Quốc lộ 24B và sông Sử. Khu đô thị Tịnh Long và Khu đô thị Mỹ Khê thoát ra hệ thống kênh tự nhiên, sông Diêm Điền và sông Kinh Giang.
- Khu vực phía Nam sông Trà Khúc.
Vùng đô thị trung tâm thành phố thoát theo hệ thống cống và kênh thoát nước thoát ra sông Trà Khúc và sông Bầu Giang. Khu vực Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng thoát về hồ điều hòa trước khi theo hệ thống cống và kênh thoát nước ra sông Trà Khúc, sông Ông Trung và sông Phú Thọ. Khu vực Nghĩa Phú, Phân khu phía Tây núi Phú Thọ theo hệ thống cống và kênh thoát nươc ra sông Trà Khúc; Phân khu phía Đông núi Phú Thọ, nước mưa theo hệ thống
cống thoát nước ra sông Vệ, sông Phú Thọ, sông Trà Khúc. Bố trí các trạm bơm cưỡng bức, đảm bảo thoát nước đô thị khi mực nước các sông dâng cao.
* Thoát nước thải sinh hoạt:
Khu vực trung tâm thành phố (trạm xử lý nước thải Nghĩa Lộ), Khu vực Quảng Phú (trạm xử lý Quảng Phú), Khu vực Sơn Tịnh (trạm xử lý Sơn Tịnh) và đều hệ thống thoát nước riêng. Các khu đô thị mở rộng, xây mới (Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng, Nghĩa Hà, Nghĩa Phú, Phú Mỹ, Mỹ Khê, Mỹ Trà, Tịnh Long) cũng được quy hoạch tương tự. Bố trí 30 trạm bơm trung chuyển, công suất mỗi trạm từ 50 - 15.000m3/ng.đ.
* Thoát nước thải công nghiệp, nước thải bệnh viện:
Xây dụng riêng hệ thống thu gom, xử lý nước thải công nghiệp tại Khu công nghiệp Quảng Phú. Các nhà máy xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nằm phân tán trong thành phố phải xử lý nước thải cục bộ đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định. Nước thải các bệnh viện phải xây dựng trạm làm sạch riêng, kiểm tra nước thải đạt tiêu chuẩn vệ sinh và khử trùng theo quy định.
* Quy hoạch chất thải rắn (CTR):
Chất thải rắn phải được phân loại tại nguồn. Xây dựng khu chôn lấp CTR tại xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, kết hợp nhà máy xử lý CTR An Định kế cận. Khu xử lý CTR Đông Nà dự kiến quy mô 5ha, phục vụ giai đoạn đầu. Bố trí các điểm trung chuyển CTR trong đô thị, đảm bảo vệ sinh môi trường.
d) Mạng lưới cấp điện
Tổng nhu cầu phụ tải: giai đoạn ngắn hạn 77.600 KW, giai đoạn dài hạn 170.400KW. Quy hoạch xâỵ dựng trạm điện 220KV, 110KV, trạm biến áp phân phối... Lưới điện chiếu sáng các khu vực trong trung tâm thành phố, các khu vực quan trọng yêu cầu mỹ quan đô thị.