Dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia, một số bài học được rút ra sau: - Không tách rời quản lý và quy hoạch. Trong quản lý theo lãnh thổ, áp dụng cơ chế phân quyền gắn với việc đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu chính quyền đô thị.
- Kiểm soát việc thực hiện kế hoạch hoá sử dụng đất gắn với chiến lược quản lý môi trường đô thị hợp lý.
- Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đô thị là yếu tố quan trọng nhất làm cơ sở để duy trì và phát triển môi trường đô thị thích hợp.
Tiểu kết chương 1
Quản lý nhà nước đối với đô thị dưới góc nhìn cơ sở khoa học là vấn đề quan trọng, mang ý nghĩa quyết định đối với phát triển kinh tế - xã hội một đô thị.
Tuy thế trong những năm vừa qua việc nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với đô thị, nhất là quản lý nhà nước đối với đô thị ở một địa phương chưa được nghiên cứu thỏa đáng. Ở tỉnh Quảng Ngãi việc quản lý đô thị thành phố Quảng Ngãi cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Chính vì vậy, việc làm rõ quan niệm về quản lý nhà nước đối với đô thị, nội hàm của quản lý nhà nước đối với đô thị (nhất là đi sâu làm rõ nội dung chủ yếu để quản lý nhà nước đối với đô thị), làm rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với đô thị. Đây là chỗ dựa để nghiên cứu làm rõ vấn đề đánh giá quản lý nhà nước đối với đô thị ở Quảng Ngãi.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1 Khái quát chung về thành phố Quảng Ngãi
2.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Quảng Ngãi là thành phố trung tâm thuộc tỉnh Quảng Ngãi, có vị trí nằm tiếp giáp với các vùng lân cận: phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Sơn Tịnh; phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tư Nghĩa và huyện Mộ Đức; phía Bắc giáp huyện Bình Sơn. Thành phố có hệ thống đường bộ gồm các Quốc lộ: 1A, QL 24B; tuyến đường sắt: Bắc- Nam chạy qua; tiếp cận thuận lợi với cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng- sân bay lớn nhất khu vực miền Trung và sân bay Chu Lai...
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hộia. Về kinh tế a. Về kinh tế
Trong những năm qua, nhiều thành phần kinh tế của Thành phố Quảng Ngãi đã chuyển dịch cơ cấu đầu tư, phát triển sản xuất tạo ra cơ cấu kinh tế phù hợp với nhu cầu thị trường. Năm 2017, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt gần 29 nghìn tỷ đồng, đạt 100,04% kế hoạch, tăng 11,6% so với năm 2016; chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng với dịch vụ 51,02%, công nghiệp – xây dựng 37,63% và nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm 11,35%. Tổng giá trị gia tăng trên địa bàn thành phố đạt gần 13 nghìn tỷ đồng, đạt 100,12% kế hoạch, tăng 11,52% so với cùng kỳ năm 2016 [33].
Tính đến thời điểm này, có khoảng 88 dự án đầu tư vào các Khu Công nghiệp Quảng Ngãi với tổng vốn đầu tư gần 5.800 tỷ đồng. Riêng Khu kinh tế Dung Quất đã có 113 dự án được đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 8,5 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt gần 5 tỷ USD. Có khu công nghiệp Quảng Phú nằm trên địa bàn thành phố, cùng với nhiều nhà máy, dự án lớn được đầu
tư, điển hình như Dự án Nhà máy bia Sài Gòn - Quảng Ngãi với công suất 100 triệu lít/năm đang hoạt động hiệu quả. Thành phố còn đóng vai trò là hậu phương quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi, giáp ranh giới phía Bắc thành phố.
b. Về xã hội
Tính năm 2016, dân số trung bình của thành phố Quảng Ngãi 253.881 người, chiếm trên 3% về diện tích và trên 20% về dân số toàn tỉnh [31]. Mật độ dân số của thành phố tập trung đông dân nhất tỉnh, bình quân với 1.645 người/km², riêng khu vực nội thànhcó mật độ 3.633người/km²[32]. Sự biến đổi dân số ở thành phố Quảng Ngãi là số dân di chuyển cơ học nhiều. Dân cư sống ở các xã phía đông thành phố vẫn sống chủ yếu vào nông - ngư nghiệp.
Những năm trở lại đây, thu nhập người dân của thành phố đã được cải thiện, bình quân năm 2016 [30] ước đạt 64,2 triệu đồng, tăng 5 lần so với năm 2005. Từ năm 2013 đến nay thành phố Quảng Ngãi đã hỗ trợ các gia đình người có công cách mạng có khó khăn về nhà ở thực hiện hoàn thiện 341 nhà, trong đó xây mới 189 nhà, sửa chữa 152 nhà và hiện đang thực hiện 68 nhà [28]. Trong năm 2015, có 927 hộ thoát nghèo; giải quyết việc làm cho trên 5.000 lao động. Các khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục được thành phố Quảng Ngãi đã được đáp ứng cơ bản, nhất là cấp thẻ BHYT cho người nghèo, cận nghèo và người dân sống tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển xã Tịnh Kỳ.
2.1.3 Tình hình phát triển kết cấu hạ tầng trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi Quảng Ngãi
2.1.3.1 Về hạ tầng xã hội a. Nhà ở
Theo số liệu thống kê tình hình phát triển nhà ở tại thành phố Quảng Ngãi, nội thành phố có 26.758 hộ gia đình có nhà ở kiên cố, bán kiên cố với
diện tích sàn 3.507.220 m2. Bình quân diện tích sàn xây dựng khu vực nội thị 26,94 m2/người.
b. Mạng lưới giáo dục và đào tạo
Cơ cấu hệ thống giáo dục phổ thông khá đồng bộ và phân bố hợp lý trên địa bàn – với 32 trường mầm non, 30 trường tiểu học, 23 trường THCS, 10 trường THPT. Trong đó 50/85 trường có nhân viên y tế; 100% số trường có công trình vệ sinh đáp ứng yêu cầu của học sinh. Đồng thời, thành phố có các trường: Đại học Phạm Văn Đồng, Phân hiệu của trường Đại học công nghiệp TP. Hồ Chí Minh tại Quảng Ngãi, trường Cao Đẳng Công Thương TP. HCM (CN Quảng Ngãi), trường Cao đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm Quảng Ngãi, trường Cao đẳng nghề Việt- Hàn Quảng Ngãi, trường Cao đẳng kỹ thuật công nghiệp Quảng Ngãi, Trường Trung cấp nghề tỉnh, Trường Trung cấp nghề kinh tế công nghệ Dung Quất...
c. Mạng lưới y tế
- Tuyến tỉnh gồm: Bệnh viện đa khoa tỉnh 800 giường bệnh và các bệnh viện chuyên khoa tỉnh.
- Tuyến thành phố: Có Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi (100 giường), Phòng Y tế, Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện đa khoa Sơn Tịnh (210 giường và bệnh viện Sơn Mỹ).
- Tuyến xã, phường: Có 23 trạm y tế xã phường. Ngoài ra còn có nhiều cơ sở khám chữa bệnh tư nhân chất lượng cao như: Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao, Phòng Khám đa khoa Phúc Hưng (đang xây dựng để trở thành Bệnh viện đa khoa Phúc Hưng), Minh Quang.
2.1.3.2 Về hạ tầng kỹ thuật a. Mạng lưới giao thông
Tổng diện tích đất dành cho xây dựng giao thông đô thị TP.Quảng Ngãi là 248,66 ha, chiếm 7,37 % diện tích đất xây dựng đô thị. Hệ thống giao thông
đường bộ cơ bản cùng hệ thống bến, bãi đậu xe; phương tiện vận tải hành khách. Tổng các tuyến đường giao thông khu vực nội thành là 127,8km. Có 2 tuyến Quốc lộ 1A và 24B đi qua khu vực nội thành với chiều dài 32,4km. Tổng số có 120 tuyến đường đã được lát vỉa hè, tạo vẻ mỹ quan đô thị. Ngoài hệ thống đường giao thông đô thị, thành phố còn tập trung phát triển mạnh mạng lưới đường giao thông thôn, hẻm phố. Tuyến đường sắt Thống Nhất khổ 1m chạy qua thành phố có chiều dài 4 km với ga chính Quảng Ngãi. Đường thủy và đường hàng không thuận lợi: phát triển gắn với cảng nước sâu Dung Quất, sân bay Chu Lai.
b. Mạng lưới cấp - thoát nước và vệ sinh môi trường
* Hệ thống cấp nước thành phố Quảng Ngãi được cải tạo mở rộng. Công trình cấp nước sạch: có 3 trạm cấp nước chính với tổng công suất thiết kế là 23.000 m3/ngày đêm; công suất khai thác hiện nay là 21.000 m3/ngày đêm. Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước khoảng 88,77%, với tiêu chuẩn cấp nước trung bình đạt: 120,5 lít/người dân/ngđ.
* Thoát nước thải: với hệ thống thoát nước chung cho nước mặt và nước thải cấu tạo bằng ống bê tông cốt thép chôn ngầm, chủ yếu tập trung ở các trục đường chính khu vực trung tâm thành phố (với mật độ đường ống thoát nước chính đạt 7,04 km/km2) và một số các khu dân cư mới được hình thành (chưa có hệ thống thoát nước thải riêng). Còn lại các khu vực khác chưa có hệ thống thoát nước. Thành phố đã đầu tư xây dựng một trạm bơm cưỡng bức công suất 12.000 m3/h đã đảm bảo thu nước mặt trên địa bàn nội thành về hai hồ điều hòa, giải quyết vấn đề ngập úng nặng trong thành phố trước đây.
Nước thải khu công nghiệp Quảng Phú đã có trạm xử lý nước thải; còn các cơ sở sản xuất kinh doanh cũ hầu hết chưa qua xử lý, hoặc mới được xử lý sơ bộ trước khi xả ra các kênh, mương, sông... Nước thải bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi đã được xây dựng trạm làm sạch nước thải (công suất 600
m3/ngày), còn lại các trung tâm y tế khác chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng chỉ xử lý sơ bộ trước khi xả ra môi trường.
* Quản lý chất thải rắn (CTR).
Khu chôn lấp CTR của thành phố Quảng Ngãi (cách trung tâm thành phố khoảng 13 km về phía Tây, cách khu dân cư 2 km, mới được xây dựng thuộc khu đất đồi núi xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa) có quy mô xây dựng 20 ha được mở rộng từ bãi chôn lấp hiện có (10 ha). Hiện đang sử dụng 10 ha. Có khu chôn lấp hợp vệ sinh được xây dựng tháng 5/2008. Chất thải rắn sinh hoạt của thành phố do Công ty Cổ phần môi trường đô thị Quảng Ngãi đảm nhiệm thu gom và vận chuyển khoảng 141 tấn/ngày (tỷ lệ thu gom đạt trên 90%). Hiện tại công ty có 9 xe chuyên dùng có trọng tải từ 2,5 đến 10 tấn để vận chuyển CTR đến khu chôn lấp. Chất thải rắn y tế của Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi được xử lý bằng lò đốt hiện đại nhiệt độ cao hai ngăn (CS: 25-30 kg/h). Chất thải rắn của các ngành công nghiệp chính trong thành phố được công ty môi trường đô thị thu gom và vận chuyển đến bãi chôn lấp CTR của thành phố. Một số lượng nhỏ các chất thải độc hại tạo ra bởi ngành công nghiệp vẫn chưa được xử lý.
c. Mạng lưới cấp điện
Thành phố Quảng Ngãi hiện đang sử dụng nguồn điện lưới quốc gia tại trạm biến áp 110kV Núi Bút có công suất (40+25)MVA và tổ máy phát Diezel có tổng công suất lắp đặt 9,05 MW. Trạm trung gian Sơn Tịnh (2x5600) kVA cấp điện bởi đường dây 35 kV 372 trạm 110 kV Tịnh Phong. Trạm trung gian Quảng Phú (2x4000) kVA được cấp bởi đường dây 35KV 371 trạm 110 kV Núi Bút.
2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về đô thị tại thành phố Quảng Ngãi Việc quy hoạch xây dựng thành phố Quảng Ngãi dựa trên cơ sở của Việc quy hoạch xây dựng thành phố Quảng Ngãi dựa trên cơ sở của Quyết định số 2116/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Quảng
Ngãi về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Quảng Ngãi đến năm 20303; và Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 20254. Đến ngày 24/9/2015, thành phố Quảng Ngãi được công nhận là đô thị loại II, gồm 23 đơn vị hành chính gồm 14 phường và 9 xã. Quy mô diện tích của Thành phố theo ranh giới hành chính hiện nay là 16.015,34ha.
2.2.1 Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng và kiến trúc đô thị
Quyết định số 258/QĐ-UBND ngày 02/06/2016 của UBND Tỉnh Quảng Ngãi về việc Ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thành phố Quảng Ngãi. Quy chế này là cơ sở để lập nhiệm vụ quy hoạch, thiết kế đô thị đối với khu vực chưa có quy hoạch, thiết kế đô thị được duyệt; Lập thiết kế cảnh quan trong đô thị; Cấp giấy phép xây dựng mới hoặc cải tạo chỉnh trang lại các công trình kiến trúc.
Đối với khu vực đô thị hiện hữu:
Chính quyền thành phố đã và đang hướng vào bảo tồn cấu trúc đô thị cũ để đảm bảo một trung tâm có bản sắc đặc trưng và đa chức năng: chính trị, hành chính, thương mại, dịch vụ, văn hoá giải trí. Điển hình, các trục Quang Trung, Lê Lợi, Phạm Văn Đồng, Phan Bội Châu, Hùng Vương được giữ ổn định về lộ giới và tính chất là các trục trung tâm thương mại, dịch vụ, hỗn hợp của đô thị như hiện nay. Tổ chức cải tạo các công trình trong các ô phố, đặc biệt là khu vực phường Nguyễn Nghiêm, Lê Hồng Phong, Trần Hưng Đạo, Trần Phú. Để hạn chế xây dựng công trình cao tầng; tại một số địa điểm có vị
3Với Quyết định số 2116/QĐ-UBND ngày 31/12/2010, phạm vi nghiên cứu lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Quảng Ngãi đến năm 2030 có tổng diện tích tự nhiên 14.230,3 ha: gồm 08 phường và 02 xã Nghĩa Dũng, Nghĩa Dõng; các xã Tịnh An, Tịnh Ấn Đông, Tịnh Ấn Tây, thị trấn Sơn Tịnh (nay là phường Trương Quang Trọng), Tịnh Long, Tịnh Châu, Tịnh Thiện, Tịnh Khê, Tịnh Kỳ- thuộc huyện Sơn Tịnh và các xã Nghĩa Hà, Nghĩa Phú, Nghĩa An- thuộc huyện Tư Nghĩa.
4
Với Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, phạm nghiên cứu lập đồ án
trí phù hợp, đáp ứng đủ các tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, UBND thành phố xem xét, quyết định cho phép xây dựng công trình điểm nhấn đô thị, có tầng cao phù hợp theo quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị được phê duyệt. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị cơ bản gồm cả quản lý giao thông được nâng cấp. Từng bước hạ ngầm các đường cáp điện, thông tin liên lạc. Di dời các cơ sở xuất gây ô nhiễm ra các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung; Chuyển đổi quỹ đất này sau khi di dời thành các công viên cây xanh, bến bãi đỗ xe, các tiện ích công cộng.
Đối với khu vực đô thị mới:
Hiện chính quyền thành phố Quảng Ngãi đang tăng cường quản lý chất lượng công trình kiến trúc công cộng, kiến trúc cao tầng và kiến trúc trong khu vực Trung tâm đô thị mới, trung tâm khu vực, trên các trục đường quan trọng, các cửa ngõ đô thị (lập thiết kế đô thị riêng). Khuyến khích các công trình kiến trúc phát triển nén, cao tầng và đa chức năng dọc theo các trục đường chính đô thị, khuyến khích kết nối với các bến giao thông công cộng, đang từng bước hoàn thiện việc thống nhất về phong cách kiến trúc hài hòa, phù hợp với tính chất đặc thù của vùng bờ sông, bờ biển cũng như cảnh quan; khuyến khích công trình thiết kế theo hướng thân thiện với môi trường, khuyến khích sử dụng các công nghệ sạch, công nghệ sinh thái. Không sử dụng vật liệu kính quá 70% bề mặt của công trình. Nghiêm cấm sử dụng các loại vật liệu có độ phản quang lớn, gạch ốp men sứ mặt đứng của các công trình nhà cao tầng.
Đối với khu vực trung tâm hành chính – chính trị:
Các quy định, yêu cầu quản lý quy hoạch, kiến trúc về chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, chiều cao công trình tối đa, hình thức kiến trúc, tổ