3.2.4.1 Công tác Quản lý đô thị: Đã từng là bài toán khó!
Khái niệm quản lý đô thị đã không còn xa lạ gì với người dân. Trước đây, công tác quản lý đô thị tại thành phố được diễn ra theo quy trình cứ hằng tuần, hằng tháng, có thể là hằng quý, mỗi sở, ban, ngành sẽ tiến hành họp giao ban với các đơn vị trực thuộc để lắng nghe, phân công và xử lý những sai phạm, bất cập trong công việc mình phụ trách. Chẳng hạn Sở Giao thông - Vận tải sẽ giải quyết vấn đề hư hỏng, xuống cấp của các công trình giao thông, đậu đỗ xe trái quy định,... Sở Tài nguyên – Môi trường có nhiệm vụ xử lí các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường, xử lý rác thải, hệ thống cống thoát nước... Mặc dù sau đó, hầu hết những vấn đề phản ánh đều được tiếp thu và phân công cán bộ giải quyết thấu đáo tuy nhiên không mang tính kịp thời, thời gian chờ đợi kéo dài dễ gây bức xúc trong lòng người dân thành phố. Các vấn đề nhỏ như: đường dây điện sà xuống đường, đèn giao thông hư hỏng, cống thoát nước ứ rác bốc mùi hôi thối nếu không giải quyết kịp thời còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân.
Nói một cách dễ hiểu, công tác quản lý đô thị trước đây còn thụ động về thời gian, chờ đợi phản ánh, chờ đợi giải quyết. Những sai phạm, tiêu cực, bức xúc như một “con bệnh” âm ỉ trong lòng thành phố đáng sống, sẵn sàng lây lan và gây hại đến người dân thành phố nói riêng và mỹ quan đô thị nói chung. Và chúng chỉ bị tiêu diệt vào thời gian định như hằng tuần, hằng tháng, hằng quý. Bài toán khó trong việc xây dựng đô thị ngày càng văn minh không chỉ dừng lại ở đó mà còn thụ
động cả về mặt không gian. Đặt ở hệ quy chiếu của những người làm công tác quản lý đô thị thì việc bao quát tất cả tình hình đô thị là không khả thi. Họ không có “nghìn tai nghìn mắt” để kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm ở mọi ngóc ngách thành phố.
3.2.4.2 Tạo ra bước nhảy vọt trong công tác quản lý đô thị
Điều này đã đặt ra yêu cầu cần có một kênh thông tin nhằm tiếp nhận thông tin và giải quyết những phản ánh từ phía người dân một cánh nhanh chóng, xóa bỏ khoảng cách không gian và thời gian trong lĩnh vực quản lý đô thị, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đô thị tại thành phố đã mở rộng. Từ đó tạo sự tương tác nhanh chóng thuận tiện giữa chính quyền và người dân.
Tiểu kết chương 3
Nâng cao hiệu quả quản lý đô thị tại thành phố Quảng Ngãi là việc làm cần thiết và có tính khả thi cao rên cơ sở phân ích rõ hực rạng quản lý nhà nước đối với đô thị tại thành phố Quảng Ngãi. Do đó, cần thực thi đồng bộ các giải pháp mà trong đó quan trọng là:
(1). Các định rõ mục tiêu phát triển thành phố đến 2020 và theo đó đổi mới mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chú trọng ơn đến việc phát triển dịch vụ và công nghiệp có tính tới đặc điểm của thành phố Quảng Ngãi và ảnh hưởng của cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0; đồng thời tăng cường thu hút vốn đầu tư từ các thành phố lớn và từ nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc,m Anh, Pháp, Đức, Mỹ... để thu hút nhiều dự án lớn, nhiều doanh nghiệp lớn mang tầm toàn cầu.
(2). Hoàn thiện về thể chế, chính sách về quản lý đô thị ở các khía cạnh: hoàn thiện dần hệ thống pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật; hoàn thiện quy hoạch đô thị; đổi mới nội dung chính sách đô thị theo hướng mở để đáp ứng căn bản nhu cầu phát triển mới; nâng cao năng lực thực thi quản lý đô thị; tăng cường sự tham gia của cộng đồng chính sách.
(3) Hoàn thiện đề án quy hoạch thành phố trong dài hạn (có thể đến 2030 hoặc 2040) để có tầm nhìn đủ mức theo đuổi mục tiêu hiện đại hóa và thịnh vượng trong thời gian không quá dài.
(4). Trước hết và trực tiếp quan trọng nhất là nâng cao năng lực quản lý đô thị của chính quyền thành phố Quảng Ngãi: tái thiết tổ chức bộ máy đến việc nâng cao khả năng ra quyết định đúng, kịp thời và tổ chức thực hiện kiên quyết, dứt điểm.
KẾT LUẬN
1. Quản lý nhà nước đối với đô thị là công việc mang ý nghĩa to lớn nhưng khó. Muốn có kết quả phải làm bài bản, có căn cứ khoa học vững chắc. Hiểu thấu đáo từ lý luận đến thực tiễn phát triển đô thị trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đến ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
2. Thành phố Quảng Ngãi đã có bước phát triển khá nhưng só với mong mỏi của nhân dân thì còn nhiều hạn chế. Hiệu quả phát triển kinh tế -xã hội tuy có bước tiến bộ nhưng chậm và ở mức còn thấp. Để rút bớt sự thấp thua so các thành phố ở ven biển miền Trung như Đà Nẵng, Qui Nhơn, Tam Kỳ thì thành phố Quảng Ngãi nhất thiết phải đổi mới cơ cấu kinh tế, hoàn thiện đề án quy hoạch phát triển đến 2030 hoặc 2040
3. Để nâng cao hiệu quả quản lý đô thị thành phố Quảng Ngãi Chính quyền thành phố phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nhưng quan trọng và trước hết là nâng cao năng lực quản lý của chính quyền thành phố Quảng Ngãi cũng như nâng cao quyền và trách nhiệm của người đứng đầu UBND thành phố. Khi có điều kiện có thể thực thi mô hình chính quyền đô thị theo hướng hiện đại như ở đã thành công ở các nước trong khu vực (Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc).
4. Tác giả kiến nghị UBND tỉnh cần chỉ đạo sát sao và có biện pháp hỗ trợ thỏa đáng để xây dựng thành phố Quảng Ngãi đạt mục tiêu trở thành Trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, chữa bệnh, ngân hàng của tỉnh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị, Nghị quyết 39/NQ-TW ngày 16 tháng 8 năm 2004 về
Phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2010.
2. Chính phủ, Nghị định 42/20009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 về
phân loại đô thị.
3. Chính phủ, Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006. 4. Chính phủ, Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 về quy hoạch xây dựng. 5. Chính phủ, Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. 6. Chính phủ, Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
7. Chính phủ, Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
8. Chính phủ, Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
9. Chính phủ, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
10. Chính phủ, Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 về sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai.
11. Chính phủ, Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/02/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị.
12. Chính phủ, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành luật đất đai.
13. Chính phủ, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 quy định
bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
14. Chính phủ, Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỷ thuật, quản ý phát triển nhà và công sở.
15. Chính phủ, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
16. Chính phủ, Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
17. Chính phủ, Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 về phân loại đô thị.
18. Chính phủ, Nghị định 88/CP ngày 17/8/1994 về quản lý sử dụng đất đô thị,
19. Chính phủ, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 về thu hồi tiền sử dụng đất.
20. Chính phủ, Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/06/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.
21. Chính phủ, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. 22. Chính phủ, Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/09/2006 về quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở.
23. Chính phủ, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. 24. Chính phủ, Nghị định số 92/2011/NĐ-CP ngày 07/09/2006 về quy định
lập phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. 25. Chính phủ, Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 về việc tiếp
tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
26. Trần Ngọc Hiên, Trần Văn Chử (chủ biên, 1998), Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam,Nxb Chính trị quốc gia
27. Nguyễn Đình Hương (chủ biên, 2016, Chiến lược đô thị hóa theo hướng phát triển bền vững, Nxb Chính trị quốc gia
28. Giai đoạn 2013-2018, thành phố Quảng Ngãi có 478 hộ gia đình người có công được tỉnh hỗ trợ sửa chữa, xây mới nhà ở, nguồn http://www.quangngai.gov.vn cập nhật 13/8/2018.
29. PGS. TS. Phạm Kim Giao:“Giải pháp cơ bản để thiết lập trật tự, kỷ cương trong quản lý Nhà nước ở đô thị”. H.: Tư pháp, 2006
30. Phạm Minh, Thành phố Quảng Ngãi: Đô thị năng động và thân thiện, nguồn http://enternews.vn cập nhật 26/08/2017.
31. Phát triển thành phố Quảng Ngãi trở thành đô thị “năng động và thân thiện”, nguồn http://quangngaitv.vn cập nhật 14/3/2018.
33. Thành phố Quảng Ngãi: Một năm nhiều bứt phá, nguồn http://baoquangngai.vn cập nhật 06/01/2018.
34. Nguyễn Tố Lăng. Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển –Tài liệu giảng dạy sau đại học, Trường Đại học kiến trúc Hà Nội, 2004.
35.Bùi Ngọc Linh, Quản lý nhà nước đối với công tác xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong đô thị ở Việt Nam hiện nay, đề tài thạc sĩ
36. Quốc hội, Luật Đất đai năm 2003.
37. Quốc hội, Luật Giao thông đường bộ năm 2008. 38. Quốc hội, Luật Nhà ở năm 2005.
39. Quốc hội, Luật quy hoạch 2017, số 21/2017/QH14. 40. Quốc hội, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009.
41. Nguyễn Ngọc Quyền, Quản lý nhà nước về đô thị tại thành phố Hà Nội: lý luận và thực tiễn, đề tài thạc sĩ.
42. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025.
43. Đào Hoàng Tuấn (2008), Phát triển bền vững đô thị: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của thế giới, Nxb Khoa học xã hội
44.UBND tỉnh Quảng Ngãi, Quyết định số 2116/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Quảng Ngãi đến năm 2030
45.UBND Tỉnh Quảng Ngãi, Quyết định số 258/QĐ-UBND ngày 02/06/2016 về việc Ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thành phố Quảng Ngãi.
46. UBND TP. Quảng Ngãi, Báo cáo số 165/BC-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2010 về Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2010 và nhiệm vụ công tác năm 2011.
47. UBND TP. Quảng Ngãi, Báo cáo số 168/BC-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2011 về Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 và nhiệm vụ công tác năm 2012.
Website: 1. http://www.quangngai.gov.vn 2. http://www.quangngai.gov.vn/vi/sotnmt/Pages/home.aspx 3. http://batgt.quangngai.gov.vn/index.aspx?lg=default 4. http://www.gdla.gov.vn/