Nguyên tắc quản lýnhà nước về giáo dục trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIÁO dục TRUNG học cơ sở TRÊN địa bàn HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 27 - 31)

1.2. Quản lýnhà nước về giáo dục trung học cơ sở

1.2.2. Nguyên tắc quản lýnhà nước về giáo dục trung học cơ sở

Nguyên tắc quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở là những luận điểm cơ bản, những yêu cầu, những tiêu chuẩn chỉ đạo cho việc xây dựng và tổ chức hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước giáo dục về giáo dục

trung học cơ sở nhằm đạt được mục tiêu phát triển giáo dục đã đề ra. Theo đó có những nguyên tắc sau:

+ Nguyên tắc tính Đảng, tính giai cấp của quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở.

Nguyên tắc này có nghĩa là quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở phải bảo đảm lợi ích của nhân dân. Các quyết định phải xuất phát từ lợi ích đó, biến các lợi ích, các nguyện vọng của nhân dân, các nguyện vọng của nhân dân thành hiện thực.Tính giai cấp còn thể hiện ở chỗ trong quản lý giáo dục trung học cơ sở phải thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN.

Như vậy, theo tinh thần trên đây, các chủ trương, chính sách của chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục các cấp phải theo đường lối của Đảng, cụ thể hóa đường lối đó trong sự nghiệp phát triển giáo dục, làm cho sự nghiệp giáo dục giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường đối với giáo dục, chống khuynh hướng “thương mại hóa”, đề phòng khuynh hướng phi chính trị hóa giáo dục và không truyền bá tôn giáo trong giáo dục.

Xuất phát từ tính Đảng và tính giai cấp trong quản lý giáo dục, giữa sự lãnh đạo của Đảng và việc quản lý nhà nước về giáo dục có mối quan hệ qua lại chặt chẽ, đa dạng và phong phú. Vấn đề phức tạp là làm sao cho các biện pháp và hình thức thích hợp để thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Để thực hiện đường lối của mình, Đảng áp dụng các biện pháp chính trị, thông qua các quy phạm chính trị; nhưng Nhà nước lại sử dụng các biện pháp pháp luật, thông qua các quy phạm pháp luật để thực hiện đường lối chính sách ấy vì lợi ích của toàn xã hội. Không chỉ là quan điểm chính trị, mà còn là các biện pháp, các hình thức để thực hiện chính trị. Chẳng hạn, tổ chức và quản lý việc dạy thêm, học thêm như thế nào chính là thể hiện quan điểm chính trị và hình thức thực hiện chính trị trong giáo dục.

+ Nguyên tắc kết hợp nhà nước và nhân dân trong quản lý giáo dục trung học cơ sở.

Quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở là sự kết hợp giữa yêu cầu quản lý có tính chất nhà nước với quản lý có tính chất xã hội. Quản lý nhà nước về giáo dục có tính chất nhà nước dựa theo cơ chế chỉ huy-chấp hành. Căn cứ vào các quy phạm pháp luật, các chủ thể quản lý sử dụng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, các đối tượng chịu sự quản lý buộc phải chấp hành.

Quản lý nhà nước về giáo dục có tính chất xã hội là hoạt động của nhân dân và tổ chức xã hội của họ thực hiện những chức năng xã hội nhất định độc lập hoặc phối hợp với các cơ quan nhà nước tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

Các tổ chức tham gia xây dựng giáo dục trung học cơ sở: Đoàn TNCSHCM, Đội TNTPHCM, Hội đồng giáo dục các cấp…

+ Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Nguyên tắc xuất phát từ bản chất XHCN của Nhà nước ta “Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ” [23].

Hai khía cạnh của nguyên tắc: một mặt phải tăng cường quản lý tập trung, thống nhất trong toàn quốc trong việc quản lý triển khai những chủ trương lớn, trọng yếu về giáo dục; mặt khác, phát huy và mở rộng đến mức cao nhất quyền chủ động của các cấp, các ngành, các địa phương, các cơ sở giáo dục và quần chúng nhân dân trong việc giải quyềt các vấn đề trọng yếu nói trên bằng nhiều hình thức, phương tiện tiềm tàng của mình. “Dân chủ” trong quản lý nhà nước về giáo dục bao hàm sự nghiệp giáo dục là của toàn dân, nhân dân tham gia xây dựng và quản lý giáo dục (phải sử dụng nhiều hình thức).

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quản lý giáo dục phải kết hợp tập trung và dân chủ trong việc tổ chức các cơ quan quản lý giáo dục và cả trong việc chỉ đạo thực hiện quá trình giáo dục nói chung, quá trình quản lý giáo dục nói riêng. Liên quan đến nguyên tắc này là vấn đề phân cấp trong quản lý giáo dục (còn gọi là phi tập trung hóa, phi trung ương hóa trong giáo dục).

+ Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Nguyên tắc này đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động giáo dục cũng như quản lý giáo dục trung học cơ sở phải dựa trên cơ sở pháp luật của Nhà nước. Nguyên tắc này có hai khía cạnh liên quan chặt chẽ với nhau, đó là:

Thứ nhất, thực hiện điều chỉnh bằng pháp luật về mặt tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục. Chính vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục mới thể hiện rõ quyền lực nhà nước trong hoạt động quản lý. Trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục là trách nhiệm và thẩm quyền nhà nước. Những tác động quản lý đều dựa vào danh nghĩa nhà nước để điều hành hoạt động của hệ thống giáo dục.

Thứ hai, chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh những đòi hỏi của pháp luật. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với cả chủ thể quản lý cũng như đối tượng quản lý. Chẳng hạn, việc thi tốt nghiệp đòi hỏi các cơ quan hữu quan, nhà trường, giáo viên và học sinh thực hiện nghiêm chỉnh quy chế thi, đồng thời đòi hỏi việc kiểm tra, thanh tra thi phải dựa vào qui chế để xem xét, đánh giá tình hình thi hoặc xử lý vi phạm (nếu có).

+ Nguyên tắc thống nhất của hệ thống của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở.

Thẩm quyền của bất kỳ một cơ quan quản lý giáo dục nào, một cấp nào đều phải xác định rõ. Đây là công việc rất phức tạp. Vì vậy, yêu cầu của việc bảo đảm sự thống nhất của hệ thống quản lý là rất quan trọng.

Có 3 cấp quản lý nhà nước về giáo dục: Bộ GD-ĐT (cấp TW), Sở GD- ĐT (cấp tỉnh/TP trực thuộc TW), Phòng GD-ĐT (cấp huyện/quận). Thẩm quyền của từng cấp được xác định rõ.

+ Nguyên tắc kết hợp quản lý theo lãnh thổ và quản lý ngành.

Trong lịch sử, nhà nước được xây dựng trên nguyên tắc lãnh thổ, tức là nhà nước tập hợp những người trên lãnh thổ mà ở đó quyền lực nhà nước được thực hiện.

Bên cạnh việc tổ chức quản lý theo lãnh thổ, còn có tổ chức quản lý theo ngành.Giữa ngành và lãnh thổ có mối tương quan, nhưng chúng lại được quản lý trên những nguyên tắc hoạt động khác nhau.

Việc quản lý ngành giáo dục theo lãnh thổ tạo điều kiện phân cấp cho địa phương, mở rộng quyền chủ động và nâng cao trách nhiệm của địa phương trên các mặt kế hoạch, ngân sách, vật tư, lao động, cán bộ, tổ chức… Quản lý theo địa phương làm cho quản lý theo ngành phù hợp với đặc điểm địa phương, khai thác được thế mạnh của địa phương, có điều kiện phát huy sức mạnh tổng hợp “Nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục”.

Việc quản lý nhà nước về giáo dục theo ngành nhằm bảo đảm việc thực hiện quan điểm, đường lối, chính sách giáo dục thống nhất trong cả nước; thống nhất mục tiêu, nội dung, chương trình, các tiêu chuẩn giáo dục; thống nhất những vấn đề có tính chất khoa học và chuyên môn; thực hiện sự hợp tác với các ngành khác trên quy mô cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIÁO dục TRUNG học cơ sở TRÊN địa bàn HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 27 - 31)