3.2. Một số giải pháp quản lýnhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn
3.2.3. Giải pháp 3: Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học
3.2.3.1. Cơ sở đề xuất và ý nghĩa của giải pháp
Cần nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực hiện đổi mới về mục đích, mục tiêu,
chương trình sách giáo khoa với các bậc học là đặt trọng tâm vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Mối quan hệ giữa các yếu tố mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học là mối quan hệ hữu cơ ràng buộc lẫn nhau, chi phối lẫn nhau đó là mối quan hệ biện chứng, do đó mỗi nội dung dạy học người giáo viên phải sử dụng một phương pháp dạy học đặc trưng thì mới nâng cao được hiệu quả và chất lượng.Đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học. Bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh.
3.2.3.2. Mục tiêu cần đạt: Thay đổi phương pháp, hình thức dạy học hướng tới nhu cầu của người học.
3.2.3.3. Việc triển khai thực hiện giải pháp
Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về đào tạo, phát triển nhân lực CBQL, giáo viên THCS, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực quốc gia, đáp ứng yêu cầu nhân lực của ngành và của xã hội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và đào tạo cần phối hợp chặt chẽ với các trường trong việc xây dựng chương trình giáo dục THCS phù hợp với tình hình mới. Xây dựng chương trình giáo dục hiện đại, gắn với thực tiễn, tăng cường thực hành, giảm lý thuyết suông, tạo cho học sinh yêu thích việc học, tìm hiểu kiến thức mới. Cải tiến phương pháp dạy truyền thống bằng cách lồng ghép các phương pháp giảng dạy mới.
Kết hợp đa dạng các phương pháp giảng dạy trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Đây là con đường cơ bản để
nhiều hình thức dạy học với mức độ tư duy cụ thể của học sinh. Dạy học kết hợp giữa hoạt động về trí óc và hoạt động về thể lực. Trong phương pháp này, học sinh sẽ thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua các sản phẩm được giao. Đây là việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong hỗ trợ dạy học bằng các phần mềm dạy học mới.
Thành lập ban chỉ đạo về đổi mới phương pháp dạy học bao gồm: chuyên viên Phòng GD&ĐT hoặc hiệu trưởng làm trưởng ban, hiệu phó làm phó ban, các uỷ viên là bí thư chi bộ, bí thư đoàn thanh niên, công đoàn và các tổ trưởng chuyên môn.Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hành động tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá việc đổi mới phương pháp dạy học và tổng kết rút kinh nghiệm.
Thống nhất chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức dạy học bằng các phương pháp hành chính, phương pháp tâm lí giáo dục, phương pháp kinh tế v.v…Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm trong đổi mới phương pháp, hình thức dạy học để nâng cao chất lượng hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục