Giải pháp 6: Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, phát huy các tiềm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIÁO dục TRUNG học cơ sở TRÊN địa bàn HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 96 - 99)

3.2. Một số giải pháp quản lýnhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn

3.2.6. Giải pháp 6: Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, phát huy các tiềm

các tiềm năng từ xã hội hoá giáo dục cho hoạt động dạy học

3.2.6.1. Cơ sở đề xuất và ý nghĩa của giải pháp

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục sẽ tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh để giáo dục và đào tạo học sinh, ngoài ra còn giúp huy động mọi nguồn lực xã hội cùng chăm lo cho giáo dục về kinh phí, lực lượng và sự phối hợp.

Nghị quyết ban chấp hành Trung Ương khoá VIII, đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định “Sự nghiệp giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng, nhà nước và của toàn dân”. Muốn giáo dục - đào tạo phát triển để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho sự phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì các cấp, các ngành và toàn dân phải có sự hiểu biết về giáo dục, ủng hộ nhiệt tình cho giáo dục đào tạo, chia sẻ với giáo dục, cùng xây dựng một xã hội học tập phục vụ sự nghiệp đổi mới giáo dục.

Được sự quan tâm đầu tư của đảng, nhà nước về ngân sách cho giáo dục đã có sự gia tăng đáng kể (20% thu nhập nền kinh tế quốc dân). Song so với yêu cầu phát triển vẫn còn yếu tố cần tiếp tục quan tâm. Việc huy động mọi lực lượng, mọi công dân, mọi tổ chức cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục nói chung và dạy học nói riêng trong mỗi nhà trường, là việc làm thiết thực

nhằm huy động toàn xã hội chăm lo cho giáo dục, thúc đẩy các nhà trường hoàn thành trách nhiệm trong thời kỳ đổi mới giáo dục.

3.2.6.2.Mục tiêu cần đạt: Tạo ra một xã hội học tập mà mọi người, mọi nhà đều quan tâm đến việc học tập của con em mình, đồng thời huy động toàn xã hội chăm lo cho giáo dục, nhà trường sẽ có được cơ sở vật chất tốt nhất phục vụ cho dạy học.

3.2.6.3. Việc triển khai của giải pháp

Hiện nay, đầu tư cho giáo dục của huyện Quế Sơn được lấy từ nguồn chi thường xuyên, nguồn chi phát triển trong ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, để đẩy mạnh việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục thì cần huy động các nguồn xã hội hóa cho giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục. Thể chế hóa chủ trương xã hội hóa giáo dục - đào tạo. Vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội ủng hộ sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Phát huy cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh.

Đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục - đào tạo, mở rộng cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động vào các hoạt động đó. Khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài giúp đỡ, đầu tư vào lĩnh vực giáo dục - đào tạo theo quy định của Nhà nước.

Nâng cao vai trò của hệ thống thông tin đại chúng như báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình…phục vụ phát triển sự nghiệp giáo dục.

Tham mưu với cấp Uỷ đảng, chính quyền địa phương trong công tác về xã hội hoá giáo dục. Xây dựng mạng lưới hỗ trợ phát triển giáo dục giữa cộng đồng với nhà trường và giữa các trường với nhau.

Tóm tắt chương 3

Dựa trên những sơ sở lý luận và thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục THCShuyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam; căn cứ vào các văn bản quy định của nhà nước về giáo dục và đào tạo; căn cứ các nguyên tắc đề xuất giải pháp như đảm bảo tính đồng bộ, đảm bảo tính khoa học và sáng tạo, đảm bảo tính kế thừa và hướng đích, đảm bảo tính khả thi phổ biến có hiệu quả, đề tài đã đề xuất 6giải pháp quản lýnhà nước về giáo dục THCS huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Các giải pháp đưa ra đều tập trung hoàn thiện thể chế, phương thức QLNN, xây dựng và phát triển các trường THCS nhằm đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Thực hiện đổi mới dạy và học để giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của mục đích quản lí hoạt động dạy học và thực trạng còn hạn chế để thực hiện mục đích đó.

Các giải pháp sẽ góp phần khắc phục những hạn chế trong công tác quản lí nhà nước về giáo dục ở các trường trung học cơ sở hiện nay. Khi thực hiện vận dụng, mức độ và hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, trình độ của CBQL, tập thể viên chức mỗi trường trong đó có khả năng, trình độ của người cán bộ quản lý cấp cơ sở.

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIÁO dục TRUNG học cơ sở TRÊN địa bàn HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 96 - 99)