Phương thức quản lýnhà nước về giáo dục trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIÁO dục TRUNG học cơ sở TRÊN địa bàn HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 41 - 85)

1.2. Quản lýnhà nước về giáo dục trung học cơ sở

1.2.4. Phương thức quản lýnhà nước về giáo dục trung học cơ sở

Phương thức quản lý phải phù hợp với yêu cầu của các cấp quản lý, phù hợp với đặc điểm tình hình đơn vị, thuận lợi, khó khăn xác định phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu về các mặt hoạt động hợp lý với đơn vị mang tính khả thi, tránh chỉ tiêu quá cao không phấn đấu được gây bi quan chán nản, chỉ tiêu quá thấp dẫn đến hiệu quả giáo dục đạt không cao.

Điều kiện để đảm bảo thực hiện: đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý phải đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ phải đáp ứng cho các hoạt động dạy và học. Nguồn lực tài chính trong và ngoài ngân sách và vốn đóng góp của xã hội hóa giáo dục phục vụ kịp thời.

Trong QLNN về giáo dục THCS, Nhà nước sử dụng các công cụ sau để quản lý hoạt động giáo dục:

- Công cụ bằng pháp luật: Đây là công cụ quan trọng nhất trong QLNN về giáo dục. Mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều được thể chế trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, có giá trị bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục. Các cơ quan và những người quản lý thực hiện các nhiệm

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục càng đầy đủ và hoàn thiện thì công cụ quản lý càng sắc bén và tạo điều kiện cho công tác QLNN về giáo dục có càng thuận lợi và hiệu quả.

- Công cụ về tổ chức: công cụ tổ chức của các cơ quan chức năng QLNN về giáo dục là bộ máy tổ chức cùng với chức trách, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền theo luật định của các cơ quan QLNN về giáo dục thể hiện qua các quy trình, quy phạm, thủ tục hành chính của việc tổ chức, thực hiện các chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý giáo dục các cấp.

- Công cụ chính sách: cũng như tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội khác, nhà nước thực hiện vai trò, chức năng quản lý giáo dục của mình thông qua hệ thống các chính sách. Chính sách được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các chủ trương, đường lối lớn cũng như nghĩa hẹp là các chính sách cụ thể về giáo dục nhằm làm cho các hoạt động giáo dục phù hợp với các mục tiêu và lợi ích quốc gia, xã hội và từng cá nhân. Hệ thống chính sách là công cụ chủ yếu để chi phối, định hướng toàn bộ các hoạt động giáo dục của quốc gia.

- Công cụ về kinh tế: trong quá trình thực thi công tác QLNN về giáo dục, các cơ quan quản lý sử dụng các biện pháp kinh tế như là công cụ để quản lý và điều tiết các hoạt động giáo dục thông qua các chính sách, các quy định, chế độ về đầu tư, học phí, tài chính…

- Công cụ tâm lý – xã hội: trong một chừng mực nhất định và trong những hoàn cảnh cần thiết Nhà nước cũng sử dụng các công cụ tâm lý xã hội như tổ chức các phong trào, cuộc vận động để tạo ra sự ủng hộ, đồng thuận trong các tần lớp, trong cộng đồng để thực thi các chính sách giáo dục có hiệu quả.

Tóm tắt chương 1

Quản lý là một hiện tượng xã hội khoa học và là một nghệ thuật tác động vào hệ thống đối tượng quản lý của chủ thể quản lý bằng những biện pháp thích hợp để đạt được hiệu quả cao nhất của đầu ra.

Quản lí nhà nước về giáo dục trung học cơ sở là sự tác động có mục đích, có kế hoạch và hợp quy luật của chủ thể quản lý làm cho các cơ sở giáo dục thực hiện tốt các nguyên lý giáo dục, cụ thể hoá đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, làm cho thế hệ trẻ phát triển một cách toàn diện. Nhà trường là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân mang tín chuyên nghiệp, vì vậy quản lý nhà trường là công tác trọng tâm trong quản lý giáo dục.

Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS là công tác trọng tâm, là nội dung quản lý mang tính quyết định cho sự phát triển của nhà trường. Quản lý hoạt động dạy học nhằm thực hiện mực tiêu giáo dục của nhà trường trong năm học. Cần phải vận dụng một cách linh hoạt, hợp lí các biện pháp quản lý thì hiệu quả quản lý sẽ cao hơn, chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh sẽ tốt hơn, đạt được mục tiêu của nhà quản lý.

Quản lý nhà nước về giáo dục THCS là quản lý toàn diện các hoạt động về giáo dục THCS nhằmđảm bảo sự thành công của phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

2.1.1. Vị trí địa lý, dân số huyện Quế Sơn

Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (www.queson.gov.vn)

Quế Sơn là một huyện của tỉnh Quảng Nam. Phía Đông Nam giáp huyện Thăng Bình,Tây Bắc và Đông Bắc Giáp huyện Duy Xuyên,Đại Lộc,Tây Nam giáp huyện Hiệp Đức. Diện tích tự nhiên của huyện Quế Sơn là 251,17 km².

Huyện Quế Sơn ngày nay gồm 1 thị trấn và 13 xã là thị trấn Đông Phú và các xã: Hương An, Phú Thọ, Quế An, Quế Châu, Quế Cường, Quế Hiệp, Quế Long, Quế Minh, Quế Phong, Quế Phú, Quế Thuận, Quế Xuân 1, Quế Xuân 2.

Tính đến cuối năm 2017, dân số huyện Quế Sơn là: 84.084 người, nữ là: 45.051 ngườichiếm khoảng 52,3%, số dân nam là 39.033 người chiếm khoảng 47,7%. Mật độ là 334,769 người/km2. Dân số nông nghiệp chiếm khoảng 81%, dân số phi nông nghiệp chiếm 19%.

2.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị huyện Quế Sơn

Tổng diện tích tự nhiên của huyện: 25.117,15 ha, trong đó: đất nông nghiệp 18.486,38 ha; đất phi nông nghiệp: 4.329,97 ha; đất chưa sử dụng: 2.300,8 ha. Đường quốc lộ 1A chạy qua địa bàn huyện có chiều dài 8,5 km. Đường ĐT chạy qua địa bàn huyện có 02 tuyến: ĐT 611A và ĐT 611B với tổng chiều dài tuyến là 37,5 km.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 15,57% (năm 2010 là 10,1%). Thu nhập bình quân đầu người đạt 11,3 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, đó là giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng thương mại và dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.Cơ cấu ngành kinh tế của huyện về Nông - lâm nghiệp chiếm 30%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 42%, thương mại - dịch vụ chiếm 28%.

Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, huyện chủ trương năm năm tới (2015 - 2020) tiếp tục thực hiện cơ cấu kinh tế theo mô hình công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân đẩy nhanh chương trình xóa đói giảm nghèo, làm tốt chính sách ưu đãi xã hội, hội chữ thập đỏ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đẩy mạnh hoạt động y tế giáo dục phát triển văn hóa, thể thao trật tự an toàn xã hội có nhiều tiến bộ.

2.1.3. Văn hóa - xã hội

Hoạt động văn hoá văn nghệ, thông tin phát thanh tuyên truyền được đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú, công tác xây dựng đời sống văn hóa ở các xã thị trấn, các cơ quan trường học, doanh nghiệp được đẩy mạnh. Dưới sự lãnh đạo,chỉ đạo của các cấp ủy Đảng,chính quyền,sự phối hợp giữa mặt trận và các đoàn thể,trong những năm qua việc xây dựng gia đình văn hóa luôn được tập trung chú trọng. Qua đó đã tạo được chuyển biến đáng kể trong đời sống xã hội nói chung,mọi người,mọi gia đình được nâng cao ý thức,nhiều gia đình thật sự là tấm gương tiêu biểu trong cộng đồng. Toàn huyện có 22.574/23.148 gia đình đăng kí xây dựng gia đình văn hóa,tỷ lệ 97,5% so với tổng số hộ.Số gia đình đạt danh hiệu văn hóa là 20.631/22.574,tỷ lệ 91,39% so với số hộ đăng kí. Tăng 728 so với năm 2010,tỷ lệ tăng 3,65%.Mỗi xã có từ 2-3 gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc,được huyện khen thưởng.

Hoạt động thể dục thể thao trong huyện được duy trì và triển khai sâu rộng trong quần chúng nhân dân, các lễ hội truyền thống được khôi phục làm cho đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú.

Công tác y tế đảm bảo khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ tốt cho nhân dân, 100% trạm y tế có bác sĩ và 11 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Toàn huyện có khoảng 148 cơ sở y tế, trong đó cơ sở y tế tư nhân là 110 cơ sở, tổng số giường bệnh là 330 giường. Trình độ chuyên môn của cán bộ y tế ngày càng được nâng cao với 412 bác sỹ, y sỹ, y tá, dược sỹ…, trong đó có 20 thạc sĩ chuyên môn và bác sĩ chuyên khoa cấp I, II.

Trong những năm gần đây sự nghiệp giáo dục và đào tạo Quế Sơn đã đạt được nhiều thành tích to lớn. Chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo được tập trung nâng cao và phát triển toàn diện, củng cố mạng lưới trường học, phát triển quy mô giáo dục, tạo sự đồng đều về chất lượng giữa các vùng,

xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh và có hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Toàn huyện hiện có 90 trường học, trong đó có 37 trường mầm non, 40 trường tiểu học, 9 trường trung học cơ sở và 4 trường trung học phổ thông với tổng số lớp là 1.387 lớp. Số lượng giáo viên trên 2.687 người và gần 39.875 học sinh. Chất lượng giáo dục ở các cấp, bậc học ngày càng được nâng cao. Năm học 2015 - 2016 có 99,9% học sinh lớp 5 hoàn thành bậc tiểu học, 99,5% học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS. Năm học 2016 - 2017 tỷ lệ huy động vào mẫu giáo đạt 97%, tiểu học đạt 100%, vào lớp 6 đạt 99,9%, vào lớp 10 đạt 85%. Đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo đủ phẩm chất và năng lực để đảm nhận nhiệm vụ, đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu.

Công tác xã hội với trọng tâm là các chương trình xóa đói, giảm nghèo được huyện thường xuyên quan tâm, chỉ đạo quyết liệt. Cuộc vận động Quỹ Vì người nghèo, Quỹ đền ơn đáp nghĩa… góp phần thực hiện tốt công tác giảm nghèo, xóa nhà tạm bợ, chăm lo cho các đối tượng chính sách của huyện. Tỷ lệ hộ nghèo từ 25,3% năm 2010 giảm xuống còn 20,7% năm 2016. 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở huyện Quế Sơn trong những năm gần đây

2.2.1. Thực trạng giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

2.2.1.1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các cơ sở giáo dục trực thuộc Nhìn chung đội ngũ công chức, viên chức ngành giáo dục huyện nhà trong những năm gần đây đáp ứng được nhu cầu phát triển của giáo dục. Tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt trình độ trên chuẩn được nâng cao theo từng năm. Giáo viên được dạy đúng chuyên môn được đào tạo, được đánh giá xếp loại cuối năm từ trung bình trở lên. Từ những năm 2008 trở về

các môn chuyên như Tiếng Anh, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học. Nhưng tính đến năm 2016 giáo viên toàn ngành đã đủ so với quy định của Nhà nước. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Do vậy việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo luôn được quan tâm đặc biệt nhằm đưa chất lượng giáo dục ngày càng cao. Trong mỗi năm học những phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, “Đổi mới và sáng tạo trong dạy học”…luôn được cấp trên quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao, có hiệu quả. Mỗi giáo viên luôn tâm niệm bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức cũng như trình độ chuyên môn để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của đất nước trong thời kỳ xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tại địa bàn huyện Quế Sơn, tổng số công chức, viên chức, người lao động toàn ngành giáo dục đến thời điểm 30/6/2016: 1200 người(Kể cả hợp đồng theo nghị định 68, bảo vệ, cấp dưỡng). Số công chức, viên chức trung học cơ sở: 403người. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên: Đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn: 70%. UBND huyện chỉ đạo Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT tích cực tham mưu luân chuyển, điều động cán bộ quản lý, thực hiện việc sắp xếp bộ máy, sử dụng cán bộ công chức phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao đảm bảo theo quy định. Đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách, xây dựng phát triển đội ngũ và xây dựng văn hóa nhà trường, chất lượng dạy và học có nhiều tiến bộ. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ngày càng được nâng cao.

2.2.1.2. Đội ngũ cán bộ quản lý

Theo Điều lệ trường THCS năm 2010, mỗi trường Trung học có Hiệu trưởng và từ một đến hai Phó hiệu trưởng tùy thuộc vào hạng trường. Nhiệm kì của Hiệu trưởng là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởng được đánh giá và có thể được bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại.

Theo đánh giá chung, đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện đáp ứng đủ về số lượng, chất lượng, và các yêu cầu khác của cán bộ quản lý.

Đội ngũ cán bộ quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý trực tiếp các cơ sở giáo dục. Đội ngũ này là người trực tiếp hoạch định chính sách và chiến lược phát triển giáo dục, thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Bảng 2.1. Đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS huyện Quế Sơn

TT Tên trường THCS Hiệu trưởng Hiệu phó Trình độ Chuyên môn Trình độ Quản lý giáo dục Trình độ lý luận chính trị ĐH Th.S TS TS Th.S ĐH ĐH TrC SC 1 THCS Đông Phú 1 2 3 1 3 2 THCS Quế Châu 1 2 2 1 1 3 3 THCS Quế Thuận 1 2 2 1 1 3 4 THCS Quế Hiệp 1 2 2 1 1 1 5 THCS Quế Cường 1 2 2 1 1 2 1 6 THCS Quế Minh 1 2 2 1 1 2 1 7 THCS Quế Long 1 2 2 1 1 2 1 8 THCS Quế Phong 1 2 2 1 1 2 9 THCS Quế An 1 2 2 1 1 2 1 10 THCS Quế Phú 1 2 2 1 1 2 1 11 THCS Quế Xuân 1 2 3 1 3 12 THCS Phú Thọ 1 2 2 1 1 3

Nguồn:Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quế Sơn năm 2016 Qua bảng điều tra về trình độ đội ngũ quản lý ở các trường THCS huyện Quế Sơn cho thấy: Tổng số CBQL ở mỗi trường THCS là 03 người (trong đó có 01 Hiệu trưởng. 02 P. hiệu trưởng).

Về độ tuổi của CBQL: Độ tuổi từ 40 - 50: 19người, độ tuổi trên 50: 17 người.Cán bộ quản lý nhìn chung tuổi cao, cán bộ trẻ còn khá ít. Cán bộ quản lý chỉ được đào tạo quản lý giáo dục sau khi đã được bổ nhiệm. Phần lớn

bộ quản lý đi trước, đồng thời mang theo những ý tưởng chủ quan cá nhân trong quá trình tham gia công tác trong ngành. Việc quy hoạch cán bộ quản lý chưa được thực hiện một cách bài bản, có kế hoạch. Về cơ bản, các nhà quản lý trường THCS ở Huyện Quế Sơn đáp ứng được yêu cầu công tác. Tuy nhiên cần bồi dưỡng để nâng cao năng lực của cán bộ quản lý, nhằm đáp ứng với yêu cầu của công cuộc đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục hiện nay.

2.2.1.3. Đội ngũ giáo viên trung học cơ sở

Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư ngày 15 tháng 6 năm 2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIÁO dục TRUNG học cơ sở TRÊN địa bàn HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 41 - 85)