3.2. Một số giải pháp quản lýnhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn
3.2.2. Giải pháp 2: Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lí giáo viên,
viên, nhân viên, cân đối đủ về số lượng và mạnh về chất lượng đáp ứng với sự nghiệp đổi mới dạy và học
3.2.2.1. Cơ sở đề xuất và ý nghĩa của giải pháp
Nghị quyết Trung Ương II khoá VIII Ban chấp hành Trung Ương Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ ra những bất cập, yếu kém trong công tác quản lý giáo dục. Văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ:
Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, đổi mới cơ cấu hệ thống tổ chức, cơ chế quản lí để tạo ra được sự chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới, khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại của dân, do dân và vì dân, đảm bảo công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” 9.
Đổi mới nâng cao năng lực quản lí nhà nước về giáo dục - đào tạo, đổi mới tổ chức và hoạt động đề cao và bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường” 6.
Đội ngũ CBQL giáo dục và giáo viên các trường là lực lượng giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu và kế hoạch đào tạo là nhân tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả giáo dục. Trình độ và năng lực quản lý, năng lực sư phạm của đội ngũ CBQL, giáo viên là yếu tố tạo nên chất lượng uy tín của ngành giáo dục, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nghị quyết Trung ương II khoá VIII Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định “ Xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho người dạy và người học, giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh”.
Đội ngũ CBQL và giáo viên nếu được đào tạo chuẩn, có trình độ nghiệp vụ theo đúng nhiệm vụ phân công sẽ tạo điều kiện và là cơ sở để họ phát huy hiệu quả công việc của mình, hỗ trợ thực hiện kỷ cương nề nếp và tăng cường các điều kiện nâng cao chất lượng.
3.2.2.2. Mục tiêu cần đạt:Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng đồng bộ cơ cấu, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt để nâng cao chất lượng dạy học.
3.2.2.3. Việc triển khai các giải pháp
Thống kê số liệu về đội ngũ cán bộ quản lý hiện tại về trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, trình độ chính trị, trình độ quản lý nhà nước, năng lực quản lý hiện tại, độ tuổi còn phục vụ ngành giáo dục, trên cơ sở đó quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy giỏi tạo nguồn cán bộ kế cận tổ chức cho các đồng chí cán bộ quản lý tham gia học các lớp nâng cao về trình độ quản lý, nâng cao về trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ theo tiêu chuẩn của ngành.
Tăng cường các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý dưới nhiều hình thức (chuyên tu, tại chức, đào tạo từ xa, theo học các lớp đại học quản lý,
Để các nhà trường luôn luôn có đội ngũ cán bộ quản lý vững vàng về bản lĩnh chính trị, có trình độ chuyên môn sâu sắc, có năng lực quản lý vững vàng thì phải quan tâm tới việc bồi dưỡng đào tạo đội ngũ kế cận theo hướng chuẩn hoá và phải trẻ hoá đội ngũ.
Thống kê đội ngũ giáo viên theo môn đào tạo và năng lực sư phạm của tất cả các trường THCS trong toàn huyện, sau đó tham mưu với phòng nội vụ của huyện có kế hoạch phân bổ đủ giáo viên, cân đối theo môn dạy, cân đối từ số lượng, cơ cấu giáo viên bộ môn, điều từ trường thừa sang trường thiếu, điều động giáo viên giữa các trường sao cho các trường không có giáo viên dạy trái môn.
Điều động giáo viên đi học chuyên môn nghiệp vụ hàng năm, sao cho mọi giáo viên đều có cơ hội được đi học tập như chuyên tu tại chức dài hạn, thạc sĩ, đào tạo từ xa, để nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên và khả năng cống hiến của họ cho sự nghiệp giáo dục. Ngoài ra phải tạo điều kiện để giáo viên tự học, tự bồi dưỡng: thường xuyên liên hệ cho giáo viên đi giao lưu với các trường tiên tiến suất sắc trong huyện. Qua đó giáo viên có thể học hỏi tham quan, tiếp thu có lựa chọn học hỏi các kinh nghiệm của đồng nghiệp, qua thực tế dự giờ chuyên đề, họ tiếp thu giải quyết các tình huống trong dạy học, góp phần không nhỏ để nâng cao nhận thức trình độ cho mỗi giáo viên trong quá trình dạy học.
Bổ sung các chính sách ưu đãi đối với CBQL và giáo viên giáo dục ở những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn.