Nội dung quản lýnhà nước về giáo dục trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIÁO dục TRUNG học cơ sở TRÊN địa bàn HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 31 - 41)

1.2. Quản lýnhà nước về giáo dục trung học cơ sở

1.2.3. Nội dung quản lýnhà nước về giáo dục trung học cơ sở

1.2.3.1 Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục THCS

+ Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giáo dục trung học cơ sở.

Nhà nước xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giáo dục trung học cơ sở đảm bảo nền giáo dục trung học cơ sở đảm bảo chất lượng. Chiến lược phát triển giáo dục trung học cơ sở thiết lập tầm nhìn ở tầm quốc gia, xây dựng định hướng về nền giáo dục trung học cơ sở có chất lượng trong tương lai. Các quy hoạch, kế hoạch cụ thể hóa nội dung chiến lược, đua các nội dung chiến lược vào thực tiễn. các chính sách là công cụ định hướng, công cụ hỗ trợ cho sự phát triển của giáo dục trung học cơ sở.

+ Xây dựng, ban hành thể chế quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở Thể chế thể hiện ý chí chung của quốc gia về chất lượng giáo dục trung học cơ sở, góp phần tạo lập sự đồng thuận trong việc tiếp cận, đánh giá, chia sẻ chuẩn mực, giá trị chung về giáo dục trung học cơ sở có chất lượng.

Xây dựng khung thể chế thể hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục trung học cơ sở, đảm bảo nhà nước có công cụ quản lý hiệu quả.

Thể chế hướng dẫn các nghiệp vụ liên quan đến quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục trung học cơ sở.

Tạo khuôn khổ pháp lý trao quyền tự chủ, bảo đảm trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục trung học cơ sở.

+ Thiết lập cơ chế hợp tác quốc tế trong giáo dục trung học cơ sở

Thông qua hợp tác quốc tế, nhà nước tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục trung học cơ sở tiếp nhận công nghệ giáo dục tiên tiến, xây dựng mô hình giáo dục hiện đại, chất lượng, có khả năng nhân rộng ra cả nước. Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở.

1.2.3.2. Xây dựng và vận hành bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục THCS

Hướng dẫn thực hiện

Phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra

Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục THCS ở Việt Nam Nguồn: Tác giả tự nghiên cứu Sự hội nhập của nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi GD-ĐT nước nhà phải có những thay đổi cho phù hợp với trình độ đào tạo, nội dung chương trình giáo dục quốc tế. Để làm được điều nay, đòi hỏi phải đổi mới bộ máy quản lý cho phù hợp với tình hình mới. Bộ máy phải tinh gọn, hoạt động hiệu quả thì mới đạt được mục tiêu của giáo dục.Tổng Bí thư Đỗ Mười cũng đã nói nhân dịp khai giảng năm học 1995 - 1996: “Con người là nguồn lực quý báu nhất, đồng thời là mục tiêu cao cả

Chính phủ Bộ GD&ĐT UBND Tỉnh (TP) UBND Huyện UBND Xã Sở GD&ĐT Phòng GD&ĐT

nguồn tài nguyên lớn nhất của quốc gia. Vì vậy, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài là vấn đề có tầm chiến lược, là yếu tố quyết định tương lai của đất nước”. Do vậy, giáo dục, đào tạo giữ vai trò cốt tử đối với mỗi quốc gia.

Trên cơ sở xác định đúng vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở, bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục trung học cơ sở là chủ thể để thực hiện vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước. Việc tổ chức hợp lý tổ chức bộ máy là cơ sở bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở.

Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục.

Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về giáo dục với nhiều lĩnh vực khác nhau như: mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch, chất lượng giáo dục đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, quy chế thi, tuyển sinh, hệ thống văn bằng, chứng chỉ, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học. QLNN đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực giáo dục của mình.

Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ GD&ĐT thực hiện QLNN về giáo dục theo thẩm quyền.

Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện QLNN về giáo dục theo sự phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương.

Sở giáo dục ở tỉnh, thành phố, phòng GD&ĐT ở quận, huyện là các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND, thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực giáo dục đào tạo. Về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở hay Phòng Giáo dục - Đào tạo trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND.

Trong đó, UBND cấp huyện có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện; chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh về phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn huyện.

Phòng GD&ĐT có trách nhiệm tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng QLNN về giáo dục trên địa bàn huyện; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong các hoạt động QLNN về giáo dục.

1.2.3.3. Phân cấp trong QLNN về giáo dục THCS

- UBND cấp tỉnh: quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên; trực tiếp quản lý một số trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học thuộc địa phương; quản lý hành chính theo lãnh thổ đối với các cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ/ngành đóng trên địa bàn.

Cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp tỉnh thực hiện công việc quản lý nhà nước về giáo dục THCS.Ủy ban nhân dân huyện/quận/thành phố thuộc tỉnh (UBND cấp huyện) quản lý nhà nước về giáo dục THCS đóng trên địa bàn.Cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp huyện thực hiện công việc quản lý nhà nước về giáo dục THCS là Phòng Giáo dục và Đào tạo.Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn: trực tiếp tham gia quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở (quản lý quy hoạch mạng lưới/quy mô học sinh) và quản lý hành chính

UBND cấp huyện có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện; chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh về phát triển giáo dục trung học cơ sở và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn huyện.

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển sự nghiêp giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo, kiểm tra tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án giáo dục trung học cơ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát các cơ sở giáo dục trung học cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục.

- Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn.

- Thực hiện phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn.

- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo theo định kỳ và hàng năm về tổ chức và hoạt động giáo dục trung học cơ sở theo hướng dẫn của UBND cấp tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Quyết định thành lập các trường trung học cơ sở.

- Bảo đảm đủ biên chế công chức cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, biên chế sự nghiệp cho các cơ sở giáo dục; chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách của Nhà nước, ban hành các chủ trương, biện pháp để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn.

- Bảo đảm các điều kiện về tài chính, tài sản, cơ sở vật chất để phát triển giáo dục trên địa bàn; thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục; ban hành các quy định để bảo đảm quyền tự chủ, nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện.

- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện phong trào thi đua; quyết định khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều công lao đối với sự phát triển của giáo dục.

- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính, công tác thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và xử lý vi phạm về giáo dục trung học cơ sở theo quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai chất lượng giáo dục, công khai điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, công khai tài chính của các cơ sở giáo dục trung học cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.

- Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình UBND cấp huyện: dự thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật, các quy định của UBND cấp tỉnh về hoạt động giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn; dự thảo các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục, chương trình cải cách hành chính về lĩnh vực giáo dục trung học cơ sở; dự thảo các văn bản khác về lĩnh vực giáo dục trung học cơ sở.

- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ; công tác tuyển sinh, thi cử, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập.

- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tổ chức và hoạt động giáo dục trung học cơ sở định kỳ và hàng năm theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND cấp huyện.

- Chủ trì xây dựng, tổng hợp kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục của các cơ sở giáo dục trực thuộc theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo UBND cấp huyện; quyết định phân bổ biên chế sự nghiệp các cơ sở giáo dục trực thuộc sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện.

- Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức đối với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, công nhận hội đồng trường các cơ sở giáo dục trực thuộc; công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc quyền quản lý của UBND cấp huyện.

- Chủ trì xây dựng, lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm đối với các cơ sở giáo dục trung học cơ sở trực thuộc; quyết định phân bổ, giao dự toán chi ngân sách giáo dục cho các cơ sở giáo dục trực thuộc khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với cơ quan tài chính, kế hoạch cùng cấp xác định, cân đối ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hàng năm của địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác cho giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện.

- Thực hiện cải cách hành chính, công tác thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về giáo dục theo quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát việc công khai chất lượng giáo dục, công khai điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, công khai tài chính của các cơ sở giáo dục trực thuộc.

- Giúp UBND cấp huyện quản lý các trường trung học cơ sở. 1.2.3.4. Huy động các nguồn lực cho giáo dục Trung học cơ sở

Với nhận thức rằng, chính sách giáo dục, đào tạo cùng với chính sách khoa học, công nghệ là hai chính sách quốc gia cần được ưu tiên cao nhất để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn, trong những năm qua, chính sách giáo dục, đào tạo ở nước ta đã được quan tâm chú ý và đổi mới, tạo ra nhiều kết quả quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Lĩnh vực, giáo dục, đào tạo được ưu tiên đầu tư nguồn lực lớn từ ngân sách nhà nước (NSNN). Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20%, tương đương 5% GDP. Đây là mức rất cao so với nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam rất nhiều.

Nguồn vốn huy động của tổ chức, cá nhân ngoài nước chủ yếu là vốn đầu tư trực tiếp thành lập cơ sở giáo dục, đào tạo 100% vốn nước ngoài; vốn liên doanh, liên kết giữa các cơ sở trong nước và ngoài nước; vốn không hoàn lại, vốn quyên góp, cho tặng dưới các hình thức khác nhau của của các tổ chức quốc tế, của chính phủ, phi chính phủ hoặc các công ty, tập đoàn kinh tế và các cá nhân nước ngoài.... Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ GD&ĐT quản lý 10 chương trình, dự án triển khai thực hiện trong giai đoạn 2015 - 2020 với

triệu đồng, ODA vay và vay ưu đãi là 15.974.799 triệu đồng, vốn đối ứng là 1.766.237 triệu đồng.

Đáng chú ý là dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục THCS,THPT (77 triệu USD vốn vay Ngân hàng Thế giới) với mục tiêu hỗ trợ đắc lực cho việc xây dựng chương trình tổng thể và sách giáo khoa mới theo Nghị quyết số 40 của Quốc hội. Chương trình Phát triển giáo dục trung học giai đoạn 2 (100 triệu USD vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á) nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học và quản lý giáo dục ở cấp trung học, tăng cường định hướng giáo dục các ngành nghề kỹ thuật và hướng nghiệp cho học sinh trung học trong khi vẫn chú ý tăng cường tiếp cận giáo dục cho các đối tượng khó khăn như con em đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, trẻ em khuyết tật, di cư…

Như vậy, thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục và tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước cho giáo dục, ngành giáo dục đã thu hút được một nguồn lực đáng kể của xã hội đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá; mở rộng quy mô học sinh đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIÁO dục TRUNG học cơ sở TRÊN địa bàn HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 31 - 41)