Giải pháp 4: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIÁO dục TRUNG học cơ sở TRÊN địa bàn HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 92 - 96)

3.2. Một số giải pháp quản lýnhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn

3.2.4. Giải pháp 4: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục THCS

3.2.4. Giải pháp 4: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục THCS THCS

3.2.4.1. Cơ sở đề xuất và ý nghĩa của giải pháp

Kiểm tra là tìm hiểu việc thực hiện kế hoạch và các quyết định quản lý về hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học, phát hiện các sai lệch và nguyên nhân của nó, để thực hiện quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học đạt được kết quả của mục tiêu giáo dục.

Kiểm tra để giữ kỷ luật làm việc trong ngành giáo dục trên địa bàn, trong trường học, động viên khuyến khích làm việc của giáo viên, có chính sách sử dụng đãi ngộ phân công giáo viên trong thời gian tiếp theo. Qua kiểm tra,

đánh giá đúng thực trạng hoạt động dạy học của các trường từ đó đôn đốc kế hoạch dạy học. Đề ra các biện pháp phát huy ưu điểm, hạn chế yếu điểm của từng trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

3.2.4.2.Mục tiêu cần đạt: Đánh giá hoạt động dạy học ở các trường THCS trên cơ sở kiểm tra đối chiếu với quy định của Luật giáo dục và các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện của Bộ GD&ĐT về mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn.

3.2.4.3. Việc triển khai thực hiện giải pháp

Đối với các cơ sở giáo dục, công tác kiểm tra nội bộ sẽ được áp dụng thường xuyên. Tăng cường hướng dẫn chỉ đạo, thực hiện công tác tự kiểm tra nội bộ trong các cơ sở giáo dục. Qua đó, CBQL các trường tìm ra biện pháp đôn đốc, giúp đỡ, điều chỉnh đối tượng kiểm tra, góp phần hoàn thiện, củng cố nhà trường.

Thông qua kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra thường xuyên, đánh giá năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên từng trường, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm học, nhiệm vụ được giao của từng trường nhằm khắc phục những mặt yếu kém của tổ chức, bộ phận trong các trường, từ đó, điều chỉnh kế hoạch năm học tiếp theo cho phù hợp.Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi các nhiệm vụ được giao cho hiệu trưởng các trường.

Phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương các xã trong chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ở các trường có tỉ lệ học sinh yếu kém cao nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường trên địa bàn.

Cần tách bạch trong QLNN và quản lý chuyên môn nhằm thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra. Quản lý nhà nước về giáo dục lâu nay có sự lẫn lộn với quản lý chuyên môn. Cơ quan quản lý nhà nước không làm tốt vai trò

của cơ sở. Khâu thứ hai yếu không kém là cơ quan quản lý chưa tạo điều kiện để các cơ sở phát huy tính chủ động.Vì vậy, QLNN cần làm tốt nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, đảm bảo hoạt động thanh tra thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, còn về kiểm tra chuyên môn thì phải để các trường đánh giá.

Thành lập Ban kiểm tra có năng lực về chuyên môn, có kinh nghiệm, công bằng và trách nhiệm, kiểm tra là góp phần hoàn thành nhiệm vụ, không tạo nên không khí quá căng thẳng, tránh làm sai nguyên tắc. Đoàn kiểm tra phải phân tích, khi kiểm tra phải rút ra ưu khuyết điểm một cách đúng đắn.

3.2.5. Giải pháp 5: Quản lý đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý

3.2.5.1. Cơ sở đề xuất và ý nghĩa của giải pháp

Cơ sở vật chất là các phòng học, bàn ghế, trang thiết bị dạy học. Đó là các yếu tố quan trọng để các nhà trường có thể tiến hành các hoạt động dạy và học. Vậy CSVC nhà trường được tăng cường đầu tư đồng bộ là cơ sở quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học ở nhà trường.

Trang thiết bị đồ dùng dạy học là tập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng với tư cách là những phương tiện tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh và đối với học sinh, đó là phương tiện để tiến hành hoạt động nhận thức của mình, thông qua đó mà thực hiện những nhiệm vụ dạy và học.

Phải đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống và có chất lượng cao của trang thiết bị đồ dùng dạy học, tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động của học sinh trên cơ sở tự giác, tự khám phá kiến thức, thông qua hoạt động thực hành, làm thí nghiệm trong quá trình học tập, giúp học sinh tự làm thí nghiệm thực hành.

Trang thiết bị đồ dùng dạy học, giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện mục tiêu dạy học. Sử dụng công nghệ thông tin góp

phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp quản lý của CBQL và phương pháp dạy học trong nhà trường.

Tăng cường CSVC trang thiết bị dạy học gắn liền với việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm thực hiện tốt nguyên lý giáo dục của Đảng và Nhà nước “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” 2.

3.2.5.2. Mục tiêu cần đạt: Làm cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên nhận thức được vai trò quan trọng của thiết bị dạy học trong việc đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, nó là phương tiện nhận thức và trở thành bộ phận của phương pháp dạy học, nhất là sử dụng công nghệ thông tin và có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất.

3.2.5.3. Việc triển khai của giải pháp

Làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, về vai trò tầm quan trọng của cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, trong yêu cầu đổi mới giáo dục THCS. Mỗi cán bộ, giáo viên phải có ý thức quản lý, bảo quản và tổ chức sử dụng. Đây trách nhiệm của người làm công tác quản lý và dạy học.

Có kế hoạch tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học trong nhà trường. Trên cơ sở đó có kế hoạch mua sắm mới trang thiết bị dạy học, xây dựng thêm các phòng chức năng phục vụ dạy và học. Huy động giáo viên tự làm thêm đồ dùng dạy học. Tăng cường đầu tư kinh phí mua sắm thêm từ nhiều nguồn (quỹ trích từ xã hội hoá giáo dục, ngân sách nhà nước, ngân sách ngành giáo dục…). Khi mua sắm chú ý kiểm tra xem trang thiết bị đồ dùng dạy học có đạt yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, có thiết thực phù hợp không.

Xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho các đồng chí nhân viên thư viện, nhân viên thiết bị, cán bộ phòng thí nghiệm về việc quản

về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học. Sử dụng các nguồn kinh phí để đầu tư trang thiết bị về công nghệ thông tin cho các trường. Bồi dưỡng giáo viên các bộ môn về công nghệ thông tin để họ có thể tổ chức tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Có kế hoạch quản lý trang thiết bị đồ dùng dạy học, có sổ sách thống kê hàng năm, đểđánh giá tiến độ thực hiện trang thiết bị dạy học trong quá trình tổ chức dạy và học. Trên cơ sở đó có kế hoạch loại bỏ đồ dùng hỏng, mua thêm đồ dùng mới, tu bổ, bảo dưỡng để phục vụ thường xuyên và lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIÁO dục TRUNG học cơ sở TRÊN địa bàn HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 92 - 96)