giúp pháp lý trong giai đoạn hiện nay
- Dự báo yêu cầu đổi mới
Thứ nhất, hiện nay, công tác trợ giúp pháp lý đang đặt trong bối cảnh có sự thay đổi lớn về mặt thể chế, kinh tế xã hội và xu thế hội nhập quốc tế. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định quyền tự bảo chữa hoặc nhờ người khác bào chữa là một trong những quyền cơ bản của công dân và nguyên tắc tranh tụng trong xét xử. Do đó, vai trò người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích cho người dân nói chung, nhất là người được trợ giúp pháp lý trước cơ quan tiến hành tố tụng ngày càng quan trọng trong việc bảo đảm hoạt động của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử khách quan, công bằng, đúng người, đúng tội.
Thứ hai, quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý trong thời gian qua đạt được kết quả nhất định: thể chế, chính sách ngày càng hoàn thiện, điều chỉnh tương đối toàn diện các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động TGPL; tổ chức bộ máy tiếp tục được kiện toàn; điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động được Nhà nước quan tâm hơn… Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế như: Công tác quản lý nhà nước về TGPL còn thiếu sự kết nối giữa TW và địa phương, với các Trung tâm TGPL, chi nhánh trung tâm; việc đánh giá chất lượng việc TGPL còn hình thức…Mặt khác, Trung tâm TGPL được thành lập theo địa giới hành chính cấp tỉnh, nên công tác điều phối, hỗ trợ về nguồn lực giữa các địa phương khó khăn khi có nhu cầu.
Thứ ba, về phương diện quốc tế, tại phiên họp lần thứ 60 ngày 20/12/2012, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết sô 67/187 về các nguyên tắc và hướng dẫn tiếp cận trợ giúp pháp lý trong hệ thống tư pháp hình sự, theo đó thừa nhận trợ giúp pháp lý là một thành tố cơ bản của hệ thống tư pháp hình sự, quyền được trợ giúp được coi là quyền cơ bản của công dân. Ngày 25/9/2015, Liên Hợp
Quốc đã thông qua chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030, theo đó đến năm 2030, bảo đảm rằng tất cả nam giới và nữ giới, đặc biệt là người nghèo và những người dễ bị tổn thương có quyền bình đẳng về các nguồn lực tài chính cũng như có khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản.
Qua khảo sát cho thấy, hầu hết các nước trên thế giới đang tổ chức TGPL theo mô hình hỗn hợp, bởi nó phát huy được các ưu điểm và khắc phục được những nhược điểm của hai mô hình còn lại. Thậm chí, một số nước trước đây TGPL hoàn toàn giao cho đội ngũ luật sư thực hiện, nay cũng dần chuyển sang mô hình hổn hợp như Nhật Bản, Nam Phi, Vương quốc Anh…[19] do đó, chưa có kinh nghiệm và cơ sở thực tiễn chứng minh rằng Việt Nam giao hoạt động hoàn toàn cho xã hội sẽ hiệu quả hơn trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam cũng nằm trong nhóm nước có mô hình TGPL hỗn hợp, xuất phát từ chính sách TGPL là trách nhiệm của Nhà nước và bảo đảm phát huy mọi nguồn lực sẵn có dành cho công tác TGPL. Vì vậy, việc tăng cường quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, phù hợp với quan điểm thể chế hóa chủ trương, chính sách xã hội hóa hoạt động TGPL của Đảng và Nhà nước, đa dạng hòa nguồn lực thực hiện TGPL, thu hút mọi nguồn lực xã hội tham gia hoạt động TGPL.
- Phương hướng đảm bảo quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý
Một là, thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về các chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, dân tộc và quan điểm về quyền con người, quyền công dân trong giai đoạn phát triển mới.
Hai là, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, đặc biệt là bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội; nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan, nhất là các bộ luật, luật về tố tụng, tổ chức bộ máy và ngân sách.
Ba là, lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL làm trung tâm; bảo đảm chất lượng dịch vụ TGPL theo hướng chuẩn hóa đội ngũ thực hiện TGPL, nâng cao các điều kiện, tiêu chuẩn đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý; không thu hút
những người không đủ tiêu chuẩn thực hiện TGPL; huy động các nguồn lực xã hội tham gia thực hiện TGPL.
Bốn là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về TGPL, tinh gọn tổ chức thực hiện TGPL của Nhà nước; Nhà nước bảo đảm tính bền vững của công tác TGPL theo hướng kiểm soát chặt chẽ chất lượng dịch vụ TGPL, đề cao hiệu quả sử dụng ngân sách và khuyến khích sự đóng góp, hỗ trợ tài chính của xã hội cho hoạt động TGPL.
Năm là, luật hóa những quy định từ văn bản dưới luật mà thực tiễn áp dụng có kết quả tích cực; tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước, tiếp tục nội luật hóa các quy định của điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.