7. Kết cấu của luận văn
1.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc về hoạt động bảo trợ xã hội
1.2.1. Ban hành và tuyên truyền phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo trợ xã hội
1.2.1.1. Ban hành văn bản có liên quan đến bảo trợ xã hội
- Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng ta về vấn đề an sinh xã hội
+ Trong quá trình đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã từng bƣớc nhận thức và quan trọng hơn đã tìm đƣợc những biện pháp, bƣớc đi để xử lý biện chứng mối quan hệ phát triển kinh tế với việc thực hiện chính sách xã hội (bảo đảm công bằng xã hội, ASXH, tiến bộ xã hội): Tại Đại hội VI (1986) đến Đại hội VIII (1996) Đảng ta đã chính thức khẳng định một số quan điểm chỉ đạo “Tăng trƣởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bƣớc và trong suốt quá trình phát triển” [21, tr.113]. Đến Đại hội IX của Đảng chủ trƣơng này trở thành một định hƣớng chiến lƣợc để phát triển bền vững đất nƣớc: “Tăng trƣởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bƣớc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng… Khẩn trƣơng mở rộng hệ thống BHXH và ASXH...” [17, tr.104-107, 163]. Đến Đại hội X, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Kết hợp giữa các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nƣớc và từng địa phƣơng; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bƣớc và từng chính sách phát triển kinh tế...” [18, tr.110]. Lần đầu tiên trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, “Bảo đảm ASXH” đƣợc khẳng định với tƣ cách là nội dung cấu thành của một trong 11 chủ đề chính của Báo cáo chính trị, và “Phát triển hệ thống ASXH đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả” [19, tr.125] cũng đƣợc xem là một trong những nội dung hợp thành của sự định hƣớng về “Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế” trong Chiến lƣợc phát triển Kinh tế - Xã hội 2011 - 2020. Đặc
biệt, tại Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ƣơng Khóa XI, Đảng ta đã ban hành nghị quyết “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020”. Nghị quyết nhấn mạnh: “Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời có công và bảo đảm ASXH là nhiệm vụ thƣờng xuyên, quan trọng của Ðảng, Nhà nƣớc, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội… [19, tr.105-107].
+ Ðại hội XII của Ðảng ta đã nêu rõ phƣơng hƣớng và nhiệm vụ an sinh xã hội là: Tiếp tục hoàn thiện chính sách, nâng cao mức sống ngƣời có công. Rà soát, hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về an sinh xã hội. Ðẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nhất là các vùng đặc biệt khó khăn và có chính sách đặc thù để giảm nghèo nhanh hơn trong đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng các giải pháp tạo điều kiện và khuyến khích hộ nghèo, cận nghèo phấn đầu tự vƣơn lên thoát nghèo bền vững. Khuyến khích nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh xã hội của ngƣời dân. Thực hiện tốt chính sách việc làm công, chính sách bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ có thời hạn cho ngƣời lao động mất việc khu vực công. Hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, học nghề và đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài. Mở rộng đối tƣợng tham gia, nâng cao hiệu quả của hệ thống, đổi mới cơ chế tài chính, bảo đảm phát triển bền vững quỹ bảo hiểm xã hội. Tiếp tục hoàn thiện chính sách, khuyến khích tham gia của cộng đồng, nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội. Thực hiện chuẩn nghèo theo phƣơng pháp tiếp cận đa chiều, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập và các dịch vụ xã hội cõ bản cho ngƣời dân nhƣ giáo dục, y tế, nhà ở, nƣớc sạch, thông tin [20, tr.137].
- Trên quan điểm của Đảng, hệ thống chính sách An sinh xã hội ở nƣớc ta trong thời kỳ đổi mới đƣợc Nhà nƣớc thể chế hóa bằng những văn bản có giá trị pháp lý qua từng chặng đƣờng phát triển trong quá trình đổi mới:
+ Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI; Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 01/11/2012 của Chính phủ ban hành Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012- 2020, trong đó đã xác định rõ quan điểm “Hệ thống ASXH phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nƣớc, xã hội với ngƣời dân”; và nhiệm vụ “Xây dựng mã số ASXH để phát triển Hệ thống thông tin chính sách ASXH; Xây dựng bộ chỉ số về ASXH quốc gia và bộ cơ sở dữ liệu hộ gia đình để phát triển hệ thống giám sát, đánh giá thực hiện chính sách ASXH hàng năm”.
+ Ngoài ra còn có các văn bản liên quan nhƣ Luật bảo hiểm xã hội; Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật ngƣời cao tuổi; Luật ngƣời khuyết tật; Luật nuôi con nuôi; Luật chăm sóc sức khỏe nhân dân, Luật khám chữa bệnh; Luật bảo hiểm y tế; Luật giáo dục...
+ Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định về chính sách trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội.
+ Thông tƣ liên tịch số 09/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 13/7/2007 của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội về việc hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội.
+ Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội.
+ Thông tƣ liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của Bộ Lao động - Thƣơng binh và xã hội – Bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm
2007 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ- CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội.
+ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội.
+ Thông tƣ liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động - Thƣơng binh và xã hội – Bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội.
+ Thông tƣ liên tịch số 06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 4, điều 11 Thông tƣ liên tịch số 29/2014/TTLT- BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 về hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội.
- Trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã hoạch định và triển khai nhiều chính sách ASXH, chính sách BTXH quan trọng, huy động đƣợc nhiều nguồn lực của toàn xã hội để trợ giúp cho các đối tƣợng (ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời nghèo, ngƣời già cô đơn, trẻ em và các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng) vƣơn lên trong cuộc sống. Các chính sách và giải pháp bảo đảm ASXH, chính sách BTXH đƣợc triển khai đồng bộ trên cả 3 phƣơng diện: Giúp các đối tƣợng thụ hƣởng tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng, nhất là về y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở,...; Hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách về bảo đảm thị trƣờng, tín dụng, việc làm; Phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các địa phƣơng phục vụ ngƣời dân tốt hơn. Hệ thống pháp luật về ASXH, chính sách BTXH ngày
càng hoàn thiện hơn, đã trở thành căn cứ pháp lý quan trọng trong điều chỉnh các quan hệ xã hội.
1.2.1.2. Tuyên truyền phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo trợ xã hội
- Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BTXH là hoạt động cho ngƣời lao động và nhân dân trên cả nƣớc hiểu rõ chính sách BTXH là một trong ba chính sách của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị -xã hội và phát triển kinh tế. Do đó công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BTXH có tầm quan trọng và tổ chức thực hiện thƣờng xuyên.
- Nội dung công tác tuyên truyền gồm:
+ Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền những nội dung cơ bản của luật BTXH, Những định hƣớng của chỉ đạo của Bộ Lao Động-Thƣơng Binh và Xã Hội kết quả thực hiện chính sách BTXH đạt đƣợc trong thời gian qua.
+ Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, Trung Ƣơng và địa phƣơng triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền thông qua thực hiện các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề và các bài viết, phóng sự, tin tức, tổ chức các buổi tọa đàm, game show truyền hình.
+ Tổ chức tuyên truyền các kênh truyền thông của ngành, tạp chí BTXH, các website BTXH.
+ Tổ chức tuyên truyền trực quan thông qua các ấn phẩm tuyên truyền: Pano, áp phích, tranh cổ động, tờ rơi, tờ gấp, sách cẩm nang…. Với nội dung phong phú theo đặc thù kinh tế xã hội văn hóa của từng vùng miền.
+ Tổ chức các đợt tuyên truyền lƣu động, tuyên truyền trực quan vào các ngày lễ lớn
1.2.2. Tổ chức bộ máy nhà nước
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về BTXH, chỉ đạo xây dựng ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách về BTXH.
- Bộ LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nhƣớc về BTXH, bao gồm:
+ Hƣớng dẫn thực hiện chính sách trợ giúp xã hội.
+ Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội. + Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý đối tƣợng.
+ Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ thực hiện chính sách trợ giúp xã hội.
+ Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về chính sách trợ giúp xã hội.
- Các bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hƣơng dẫn, tổ chức thực hiện.
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: + Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BTXH
+ Bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ, chính sách BTXH
+ Quyết định phƣơng thức chi trả phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng theo hƣớng chuyển đổi chi trả chính sách trợ giúp xã hội từ cơ quan nhà nƣớc sang tổ chức dịch vụ chi trả.
+ Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ở địa phƣơng.
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện:
+ Tuyên truyền các chính sách, chế độ, chính sách BTXH theo quy định + Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BTXH
+ Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ở địa phƣơng. + Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi và nắm bắt tình hình để có hƣớng chỉ đạo.
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã:
+ Tuyên truyền các chính sách, chế độ, chính sách BTXH theo quy định. + Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BTXH.
+ Kiểm tra, hƣớng dẫn việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ở địa phƣơng. + Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân huyện để theo dõi và nắm bắt tình hình để có hƣớng chỉ đạo kịp thời.
1.2.2.2. Tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động bảo trợ xã hội
Bảo trợ xã hội là một phần của hệ thống an sinh xã hội ở nƣớc ta có vai trò vô cùng quan trọng, tạo ra tiền đề cho việc ổn định kinh tế, chính trị, xã hội góp phần củng cố những thành quả trong đổi mới kinh tế, chính trị đáp ứng nhu cầu nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Công tác Bảo trợ xã hội chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ LĐ-TB&XH và Ủy ban nhân dân các cấp.
+ Trung ƣơng có Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội. + Ở tỉnh, thành phố có Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội. + Ở huyện, thị xã có Phòng Lao động – Thƣơng binh và Xã hội.
+ Ở xã, phƣờng, thị trấn có cán bộ, công chức phụ trách Lao động – Thƣơng binh và Xã hội.
1.2.2.3. Mạng lưới hoạt động bảo trợ xã hội
- Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác BTXH. - Dịch vụ công tác xã hội.
- Hệ thống các cơ quan, chức năng liên quan đến công tác Bảo trợ xã hội. - Mô hình chăm sóc ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng, các mô hình chăm sóc ngƣời cao tuổi, trẻ em mồ côi, ngƣời khuyết tật, nhất là mô hình nhà dƣỡng lão.
- Thôn, xã, Trung tâm Phát triển cộng đồng. - Các Trung tâm Bảo trợ xã hội.
1.2.3. Thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo trợ xã hội
- Thanh tra, kiểm tra là phƣơng thức của quản lý nhà nƣớc; đây là một nội dung quan trọng, vì hoạt động BTXH là hoạt động nhằm đảm bảo an sinh xã hội, công bằng xã hội đối tƣợng hƣởng lợi là các đối tƣợng có mức sống dƣới tối thiểu, đây là nhóm đối tƣợng rất nhạy cảm, dễ bị lợi dụng kích động rất cần sự quan tâm đặc biệt của nhà nƣớc nhằm đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cho nên việc thanh tra, giám sát thực hiện đúng theo quy định là hết sức cần thiết. Thanh tra kiểm tra không chỉ phát hiện thu hồi, xử lý vi phạm mà quan trọng hơn là nâng cao kỷ cƣơng, kỷ luật, ý thức chấp hành pháp luật về BTXH; đảm bảo ASXH cho mọi công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013.
- Ủy ban nhân dân các cấp sẽ thanh tra, kiểm tra những vụ việc khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thu, chi BTXH cũng nhƣ ngăn chặn tình trạng làm giả hồ sơ, ký khống để trục lợi từ nguồn BTXH hoặc khi có ngƣời đứng đầu cơ quan nhà nƣớc giao thực hiện.
- Khi thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BTXH phải tuân theo pháp luật; bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không trùng lặp về vi phạm, đối tƣợng, nội dung thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra. Không làm cản trở hoạt động bình thƣờng của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tƣợng thanh tra; tiến hành thƣờng xuyên gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan BTXH nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thu, chi BTXH góp phần tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực BTXH.
1.2.4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo trợ xã hội
Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo theo các quy định của pháp luật và của ngành là một trong những hoạt động mang tính